Chính sách giáo dục

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 58 - 59)

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA NỀN VĂN HỌC VÀO KHOẢNG TIỀN BÁN THẾ KỶ XX TẠI NƯỚC TA (1900-1945)

3) Chính sách giáo dục

Để phục vụ chính sách chính trị kể trên, người Pháp lẽ tất nhiên phải nắm cả nền giáo dục quốc gia và có một chính sách rõ ràng trong các vấn đề học quy thi cử. Bởi vậy người Pháp dần dần dùng chữ Pháp và chữ quốc ngữ để thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong các trường học. Nói một cách khác, họ đã dùng học thuật của họ thay vào học thuật của dân bản xứ, có như thế đương nhiên Hán nho nhường chỗ cho Tây Nho, thì các kỳ thi hương thi hội cũng dần dần phải bị bãi bỏ. Rồi bắt đầu từ đó nền học chính quy được tổ chức thành 3 cấp rõ ràng : Sơ, Trung, Đại.

Ở 2 bậc Trung và Đại Học, chữ Pháp được xem là một văn tự chính. Chỉ riêng ở bậc sơ học chữ quốc ngữ mới được đem giảng dạy khá nhiều, mặc dù ở bậc nầy mỗi tuần học sinh bắt buộc cũng phải học thêm Pháp ngữ.

Nhưng dù sao chữ quốc ngữ cũng có địa vị vững vàng và ngày càng phổ cập vào trong dân chúng.

Trên thực tế người Pháp muốn dùng chữ quốc ngữ để đánh bại Hán học, không ngờ chữ quốc ngữ là một con dao 2 lưỡi đã quay trở lại làm một lợi khí cho dân V.N. trên đường tranh đấu, dù người Pháp tìm mọi cách cản trở và xoay ngược lại thế cờ.

Chứng minh là : Bằng sơ học yếu lược, hội truyền bá quốc ngữ, những tổ chức chống nạn mù chữ, bình dân học vụ, đã ghi dấu trong cơng cuộc dân-chúng-hóa văn học V.N. làm cho người Pháp khơng ngờ rằng chính sách giáo dục của

mình đã có một hậu quả rất thuận lợi cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc V.N. ta trên con đường văn chương học thuật.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)