thường chủ trương rằng thơ chỉ là một lối chơi thanh nhã giữa bọn người đồng thanh đồng khí với nhau trong những giờ « Trà dư tửu hậu » để cùng nhau trao đổi tâm tình, chí khí. Do đó họ làm thơ có tính cách thù tạc vãng lai. Bên cạnh đó họ
cũng cịn dùng thi ca để ngắm trăng, vịnh gió, thưởng hoa, hoặc để ngụ tình, đạt ý như ơng Tô, ông Lý, họ Đào, họ Bạch, v.v… của thời Đường Tống bên Tầu xưa kia.
Về hình thức họ lại chủ trương rằng thơ ca cần phải chặt chẽ theo mọi khuôn khổ, luật lệ quy định sẵn… nghĩa là một bài thơ cần phải viết nhất định bao nhiêu câu, mỗi câu gồm bao nhiêu chữ, và mỗi bài phải gồm bao nhiêu đoạn rõ ràng, cứ đem một bài thơ Đường luật ra phân tích thì sẽ thấy những quy luật vừa kể. Cho nên làm thơ theo quan niệm của phái nho sĩ xưa đâu có được tự do, khơng khéo thi sĩ sẽ hóa thành thi cơng (thợ thơ) !
Nhưng không ngờ trong phái văn nhân thi sĩ cũ thường ngày chủ trương làm thơ với một quan niệm thù tạc, riêng tư trong tâm khí mình với từ ngữ đầy khuôn sáo, điển cổ cầu kỳ, với âm luật bằng trắc đối chọi rắc rối với phá, thừa, trạng, luận, phân minh, v.v… như đã nói trên bỗng nhiên xuất hiện một vị học giả cũng ở trong làng nho học uyên thâm, cũng sành làm thơ Đường luật bắt đầu từ thời tóc cịn để chởm lại đứng ra cổ động một phong trào cải cách thi ca, mặc dù chỉ cải cách về mặt hình thức. Vị học giả này khơng xa lạ gì đối với chúng ta, đó là cụ Phan Khơi, tác giả bài thơ « Tình già » mà cụ đã cho đăng trên tờ « Phụ Nữ Tân Văn » cách đây trên 30 năm. Phải chăng Phan Khôi là một nhà nho thuộc phái cũ đã đầu tiên xướng xuất ra phong trào thơ mới, đã gây thêm nhiều quan niệm mới mẻ trong vấn đề sáng tác thi ca mà các nhà thơ thuộc phái tân học đồng thời với Phan Khôi đã mạnh dạn chủ trương.