hùng : Nếu đừng kể những bài thơ, những khúc ca chứa đựng rõ ràng một tinh thần đấu tranh cách mạng, Duy Tân Ái Quốc như những bài của nhóm Đơng Kinh Nghĩa Thục trước đó đã phổ biến sâu rộng trong dân chúng (Khuyên thanh niên, bài ca Á tế Á, Chiêu hồn nước v.v…) thì bên cạnh những vần thơ lãng mạn ủy mị vừa kể cũng có những bài tiềm tàng
mang một ý thức quốc gia dân tộc. Đó là những bài của Dương Bá Trạc và nhất là của Á Nam Trần tuấn Khải mà đáng kể là những bài như Vào hè (Dương Bá Trạc), Loa thành hoài cổ, Thủy hử đề từ, v.v… của Á Nam Trần tuấn Khải.
4) Tiểu thuyết
Về loại nầy chúng ta chỉ cần xét sự tiến triển của nó căn cứ vào kỹ thuật sáng tác và tư tưởng của các tiểu thuyết gia, ở hai miền nước Việt lúc bấy giờ : Trong Nam và ngoài Bắc
- Buổi đầu trong Nam chỉ có truyện dịch theo truyện Tàu như Phong Thần, Tây Du, Chinh Đông, Chinh Tây, Thủy hử…
- Ngồi Bắc, trong Nam Phong tạp chí, lúc mới xuất bản, thỉnh thoảng có đăng tiểu thuyết phần nhiều là truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, trong truyện thường hay pha những đoạn giảng về luân lý, động tác vì thế mà chậm lại, câu chuyện thành buồn tẻ, tỏ ra soạn giả chưa giàu kinh nghiệm về loại văn nầy.
- Về sau trong Nam, tiểu thuyết xuất bản ngày một nhiều song chỉ có Hồ biểu Chánh là nổi tiếng hơn. Sở dĩ Hồ biểu Chánh đã chiếm một địa vị cao trong làng tiểu thuyết tại Nam phần lúc bấy giờ là vì :
Ơng đã quyến rũ độc giả với cái tài bố trí các động tác trong tác phẩm ơng, gây tính hiếu kỳ và nhiều hứng thú cho người đọc.
Ơng khơng chun tả tình một cách tỉ mỉ, tinh vi về cảnh, ơng cũng chỉ dùng vài nét bút tả rất đơn sơ.
truyện của ơng chỉ gồm tồn những hạng công chức trung lưu, thợ thuyền, dân quê, v.v… được ông mô tả một cách rất tinh tế và linh hoạt vô cùng.
Sau hết ơng chủ trương duy trì tổ chức gia đình và bảo vệ nền đạo đức Khổng Mạnh truyền lại từ nghìn xưa. Bởi vậy các tác phẩm của ơng đều có khuynh hướng luân lý rõ rệt.
Tóm lại Hồ biểu Chánh, với một lối văn mạnh mẽ, giản dị, đã xây dựng những bộ tiểu thuyết có tính cách vừa xã hội vừa luân lý đầy một sức sống của các nhân vật trong truyện một cách rất linh động. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không quên nhà văn Phú Đức chuyên viết những pho tiểu thuyết vừa ái tình vừa trinh thám rất đượm mùi chớp bóng Âu Mỹ rất ly kỳ và làm say mê độc giả toàn quốc một thời.
- Ngoài Bắc, trái lại về sau này tiểu thuyết thiên hẳn về mặt ngơn tình nhu cảm mà đáng kể nhất là bộ Tuyết Hồng Lệ Sử, truyện dịch của (Từ Trẩm Á) và bộ Tố Tâm sáng tác của Hoàng Ngọc Phách đã gieo vào lòng thanh niên lúc bấy giờ những mối tình lãng mạn, sầu bi tuyệt vọng.
Hai tác giả của 2 bộ tiểu thuyết nổi tiếng một thời vừa kể trên đã dày công gọt nặng nhiều đoạn văn lâm ly bi đát… mỗi câu là một dòng huyết lệ, mỗi chữ là một tiếng nức nở chan chứa biết bao đau thương, uất hận não nùng làm cho tâm hồn người đọc đã ủy mỵ càng thêm ủy mỵ và đâm ra mơ mộng thương nhớ vẩn vơ quên cả một thực tại đau buồn của đất nước. Đến nỗi 2 bộ tiểu thuyết Tuyết Hồng Lệ Sử và Tố Tâm lúc đó được đa số thanh niên xem như là 2 quyển sách gối đầu giường của họ, nhất là bộ Tố Tâm…
Nhưng những bộ tiểu thuyết kể trên chẳng qua là chỉ để dành riêng cho bọn người sống nơi đài các phong lưu và làm cho thanh niên quên cả bổn phận đối với đời, tâm hồn trụy lạc, nghị lực tiêu ma. Một chứng cớ : hồi ấy họ đua nhau đi trầm mình ở hồ Trúc Bạch, hồ Tây hay hồ Hoàn Kiếm. Lý do là tại tuyệt vọng vì tình !
- Song hồn dân tộc không thể tiêu trầm mãi mãi vì vẫn có những luồng gió hồi sinh ở Á, Âu đưa lại, do đó… dần dần trên mặt các báo hằng ngày xuất hiện truyện dịch có tính chất dân tộc, quốc gia như hai bộ Trung Hoa Quang Phục của Hồng Tú Toàn. Từ trong Nam Việt « Hồi trống tự do » (dịch văn Ẩm-Băng của Trần Hữu Độ) tràn ra đến Bắc Hà và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt.
Chẳng bao lâu, 2 cụ Phan (Tây Hồ, Sào Nam) về nước, thanh niên đua nhau viết và đọc tiểu sử của các nhà cách mạng thế giới.
Cảnh sôi nổi trên văn đàn này báo hiệu phong trào giải phóng sắp đến lúc bộc phát. Để nhân đó đẩy mơn quốc văn vào thời kỳ thứ 3 của nó : Thời kỳ thịnh hành.