III. CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA CHỮ QUỐC NGỮ
B) Thời kỳ phát triển
Nếu đứng về phương diện văn chương, học thuật, thì thời kỳ này có thể đánh dấu từ năm 1913, năm Đơng Dương tạp chí ra đời đến 1934 năm Nam Phong tạp chí đình bản. Bởi lẽ
các văn nhân thi sĩ, các học giả trong hai nhóm Đơng Dương và Nam Phong đã góp rất nhiều công sức để đẩy bánh xe quốc ngữ tiến lên…
Nhưng nếu căn cứ vào phương diện chính trị, văn hóa, xã hội tư tưởng thì việc làm của các nhà chí sĩ trong nhóm Đơng Kinh Nghĩa Thục trước kia cũng đã tạo cho chữ Quốc Ngữ muôn vàn điều kiện để mỗi ngày mỗi thêm tiến mạnh trên con đường đấu tranh và sáng tác của dân tộc V.N. ta.
Thật vậy, trước kia, trong khoảng thời gian Đông Kinh Nghĩa Thục còn hoạt động, hầu hết các nhà trí thức của ta đều nhất trí quan niệm rằng chỉ có chữ Quốc ngữ và môn Quốc văn mới có thể dùng làm lợi khí sắc bén nhất, phổ thơng nhất trong việc mở mang dân trí, giáo dục quần chúng để đưa quốc gia tiến kịp theo đà văn minh của nhân loại trên thế giới. Do đó, nhóm Đơng Kinh Nghĩa Thục tuy dạy 3 thứ chữ Hán, Pháp, Việt nhưng phổ thơng thì chun trọng Quốc văn, nhất là ngồi giờ giảng dạy tại trường, nhóm Đơng Kinh Nghĩa Thục lại thường xuyên mỗi tuần tổ chức một buổi diễn thuyết về mọi vấn đề : khoa học, giáo dục, văn hóa… với mục đích phổ thơng mọi kiến thức cho quần chúng nhân dân. Các vị trong nhóm lại cịn cố gắng biên tập khơng ngừng các sách học, không những cho học sinh dùng trong Nghĩa Thục mà còn đem in ra phát khơng cho mọi người, có quyển in đi in lại hàng mấy lượt vẫn chưa đủ dùng.
Để tiếp tục công tác hướng dẫn chữ quốc Ngữ tiến lên của nhóm Đơng Kinh Nghĩa Thục vừa kể trên, những cây bút tên tuổi sau nầy trong 2 bộ biên tập Đơng Dương Tạp chí và Nam Phong tạp chí cũng đã dồn hết khả năng mình để khai triển
chữ quốc ngữ và đẩy nền quốc văn tiến xa thêm hơn nữa trên con đường văn chương học thuật.
Nhìn chung, ta thấy các vị học giả trong Đơng Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí đã tài tình và khéo léo sử dụng chữ quốc ngữ trong 3 công việc đáng kể nhất dưới đây :
- Chuyên dùng chữ quốc ngữ để dịch thuật Hán và Pháp văn ra tiếng Việt mục đích vừa để nâng cao dân trí, giúp quốc dân hiểu biết học thuật, tư tưởng Tây-Âu Đông-Á vừa để tài bồi cho nền quốc văn ngày một phong phú.
- Dùng chữ Quốc Ngữ để diễn đạt giới thiệu những tư tưởng học thuật Âu, Á cho người xem lĩnh hội.
- Luyện quốc văn trở nên hoàn toàn đầy đủ, làm cho tiếng Việt ta có đủ chữ phơ bày hết mọi tính tình ý niệm. Lần lần mài luyện cho câu văn mỗi ngày thêm sáng sủa, gọn gàng, đặt cho quốc văn một cơ sở vững chắc làm nền tảng cho lớp người sau xây dựng trên đó tịa lâu đài văn học rực rỡ cho đất nước Việt Nam.
Xem thế chúng ta có thể xác nhận rằng nhờ cơng lao, thiện chí và năng lực của các vị học giả, mô phạm, văn nhân thi sĩ trong nhóm Đơng Kinh Nghĩa Thục và trong 2 bộ biên tập Đông Dương cùng Nam Phong tạp chí mà phong trào dùng chữ quốc ngữ để biên khảo sáng tác về mọi ngành học thuật và phát triển không ngừng suốt trong khoảng 20 năm (1913-1934), khoảng thời gian được mệnh danh là thời kỳ tiến triển của chữ quốc ngữ. Phong trào khảo cứu và sáng tác nầy được thể hiện rõ nhất trong 4 lĩnh vực : báo chí, biên khảo, thi ca và tiểu thuyết mà chúng ta tưởng cũng nên tóm
lược tính cách đại cương của từng mỗi lĩnh vực như sau đây :
1) Báo chí
Nước ta trước hồi Pháp thuộc khơng có báo chí. Mãi đến sau khi Pháp thành lập xong chế độ bảo hộ thì báo chí mới bắt đầu xuất hiện và dần dần phát triển về nội dung cũng như về hình thức.
Riêng về báo, ngồi một vài tờ do chính quyền thuộc địa Pháp trong Nam và Nha Kinh-Lược ngoài Bắc cho xuất bản đầu tiên vào năm 1865, phải chờ đến 1900 trở đi, các tư nhân mới lần lượt cho ra những tờ nhật báo hoặc tuần báo mà nội dung lẫn hình thức đều có vẻ thơ sơ, vụng về. Có những tờ viết bằng cả 2 thứ chữ : Quốc ngữ và Hán văn. Ban đầu mấy tờ báo đó chỉ có mục đích thơng tin và báo cáo các chỉ thị của chính phủ. Rồi dần dần về sau theo đà sẵn có báo chí đua nhau ra mắt công chúng với mục đích rộng rãi hơn trước như vừa thông tin, vừa có các mục đích : xã thuyết, tiểu thuyết, thơ văn, tự do diễn đàn… để giãi bày ý hướng quốc dân và thỉnh thoảng giữa 2 đồng nghiệp cũng xảy ra một vài cuộc bút chiến nho nhỏ. Trong số những tờ báo đó có vài ba tờ thời bấy giờ rất nổi tiếng mà ngày nay người ta còn nhắc tên như : Trung Bắc Tân Văn, Tiếng Dân, Thần Chung, Ngọ Báo…
Cịn về phần tạp chí, phải chờ đến năm 1913, năm Đơng Dương tạp chí ra đời và 1917, năm Nam Phong tạp chí xuất hiện, từ đó trở đi một số tạp chí khác như Hữu thanh tạp chí, An Nam tạp chí, Phụ Nữ tân văn, Khoa học tạp chí, v.v… mới lần lượt ra mắt độc giả. Nhưng chỉ có tính cách và mục đích
cùng cơng trình của 2 tờ Đơng Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí mới là đáng kể nhất vì dù sao, 2 tờ tạp chí nầy cũng đã có cơng mài luyện chữ quốc ngữ, xây dựng nền Quốc văn để làm một phương tiện dịch thuật và biên khảo các sách vở Đông, Tây, Kim, Cổ với mục đích mở mang kiến thức cho thanh niên nước nhà như chúng ta vừa trình bày ở đoạn trên.
Tuy nhiên, riêng về hai tờ tạp chí nầy, chúng ta sẽ đặc biệt đề cập đến một cách rõ ràng hơn nữa ở chương : khảo luận về lịch sử báo chí nước nhà.