Vào khoảng 19261927 : có gánh hát Nguyễn đình

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 93 - 96)

Nghị tổ chức vài lối chèo cải lương và cho trình diễn đầu tiên ở Hà-Nội. Nhưng trong Nam, người bày ra lối hát cải lương trên sân khấu có lẽ là thầy Năm Tú, người gốc tỉnh Mỹ Tho. Rồi từ đó ngành sân khấu cải lương càng ngày càng thịnh hành tại Nam Việt lấn át cả Bắc Việt cho đến thời cực thịnh của nó ngày nay. Tuy nhiên, ngành sân khấu cải lương cũng chẳng qua là một lối ca vũ kịch, có thay đổi chỉ là thay đổi điệu hát giọng đàn. Công chúng nghe điệu cũ thấy chán thì đua nhau nghe các điệu mới như Vọng cổ, Tây thi, Tứ đại, v.v… xen lẫn những điệu hát Tây, Tàu có vẻ lai căn buồn

cười.

- Khác với tuồng, chèo, kịch bản đúng theo với nghĩa

dùng trong văn chương : là một thể văn đem lên sân khấu những cảnh trích trong lịch sử đời xưa, hoặc những cảnh đương thời và các vai đối thoại đều dùng cách nói chuyện tự nhiên hàng ngày chứ khơng pha giọng nói lối hay là ca hát. Cho nên muốn sáng tác kịch bản, các tác giả cần phải vừa có một sức học sâu rộng về nghệ thuật sân khấu Đông Phương lẫn Tây Phương, và cũng vừa cần phải tùy theo trình độ xem kịch của phần đông khán giả trong nước. Do đó nếu kể từ 1926 cho đến bây giờ, số kịch gia có giá trị của nước ta đếm khơng quá mười người. Phải chăng từ thời đó đến nay cơng chúng nước ta vẫn cịn thờ ơ với sân khấu kịch trường nên làm cho các soạn giả kém phần hăng say xây dựng kịch ? Tuy nhiên dưới đây chúng ta cũng không quên được mấy tác giả đã từng nổi tiếng một thời với nghệ thuật kịch bản, nổi tiếng kể từ 1925 cho đến bây giờ.

Người đầu tiên soạn kịch ở Bắc Việt là ơng Vũ Đình Long tác giả các vở : « Chén thuốc độc » (1921), « Tồ án lương tâm » (1923) rất được công chúng tán thưởng khi đem diễn ở Hà-Nội. Hai vở trên này có nhiều khuyết điểm và chỉ hợp với khán giả thời bấy giờ, chưa từng được xem diễn kịch ; còn nếu đứng về phương diện nghệ thuật mà xét nó chỉ có giá trị « mở đường » cho lối « văn kịch mới » ở Việt Nam.

Sau ơng Vũ Đình Long, đến ông Vi Huyền Đắc nổi tiếng về kịch trong khoảng hơn hai mươi năm gần đây với mấy vở : « Ơng Ký Cóp », « Kim Tiền ».

Những nhân vật ông sáng tạo ra đều có một đời sống tấm lý sâu xa ; động tác lại chặt chẽ, có thể lơi cuốn được lịng người ; xét ra trong kịch trường, ông giữ một địa vị không phải là không đáng kể.

Đoàn Phú Tứ cũng nổi danh về những vở « Ghen », « Mơ hoa », « Xuân mới », « Sau cuộc khiêu vũ »… Ông là một nhà văn dí dỏm tài hoa, rất hay ca tụng ái tình. Hầu hết các vở kịch của ông đều đượm những sự nồng nàn của tuổi trẻ, cái tuổi mới bước chân vào đời đã phải nếm ít nhiều đắng cay, đã biết suy nghĩ về những cuộc sống yên lặng ồn ào, phức tạp, cái đặc sắc trong các vở kịch Đoàn Phú Tứ ở sự nhẹ nhàng bay bướm… Những việc cỏn con ở đời, những việc không mấy người để ý đến đều được ông xét nhận rất tinh tế và diễn tả thật tài tình.

Mấy dịng nhận xét tài nghệ của ba nhà soạn kịch kể trên lại do học giả Vũ Ngọc Phan đã viết trong bộ « Nhà văn hiện đại » của ông mà chúng ta đã từng được đọc qua cách đây trên hai mươi năm. Ngoài ra chúng ta cũng không quên những vở kịch thơ đượm một màu sắc rất bi hùng, hoặc huyền ảo, có tính cách lịch sử hoặc dã sử như các vở « Kinh Kha », « Tiếng địch sơng Ơ », « Anh Nga » của Phạm Huy Thơng trước kia, vở « Phạm Thái Quỳnh Như » của Phan khắc Khoan và gần đây có vở « Vân Muội » của Vũ Hồng Chương. Nhưng dù sao kịch phẩm của chúng ta vẫn cịn q ít và hiện nay chưa có gì đáng kể. Mặc dù vậy, nếu nhìn về phương diện văn chương thì thể văn kịch đã có nhiều tiến bộ. Từ Vũ Đình Long đến Đoàn Phú Tứ, con đường vượt qua đâu phải là ngắn ngủi ; tuy nhiên thể văn kịch phải hoàn toàn hướng về

quần chúng, nhà soạn kịch chỉ đạt được mục đích khi đã hấp dẫn được quần chúng thông cảm với họ nhờ ở tài nghệ của mình. Hơn nữa bí thuật của nghệ sĩ là phải tìm đường lối thông cảm với tâm hồn đại chúng, mà chính đấy là nhiệm vụ của ca kịch. Ca kịch là một ngành quan trọng vào bực nhất trong nền « văn hóa nhân bản » có sức làm rung động, xao xuyến, khích lệ, lơi cuốn cảm tình khơng phải nhỏ.

Vậy các nghệ sĩ cịn đợi gì mà khơng tìm cách khơi nguồn tình cảm dồi dào, vơ biên, ẩn nấp trong chỗ sâu xa thầm kín của tâm hồn dân tộc, để sáng tác nên những vở kịch bất hủ, nó sẽ là tiếng vọng lại của « con người » đang hằng ngày « đóng vai » trong tấn kịch « sống » thiên hình vạn trạng biết bao sơi nổi giữa lồi người và giữa thiên nhiên.

Thế là chúng ta đã vượt qua 3 giai đoạn lớn của chữ Quốc Ngữ : Phôi thai, tiến triển và thịnh hành. Và chúng ta cũng đã điểm qua các bộ môn văn học, báo chí nghệ thuật được cấu tạo bằng thứ chữ đó. Vậy tiếp theo dưới dây chúng ta cũng nên tóm lược các tác giả và các sáng tác phẩm của họ trong những bộ mơn chính yếu đã được lần lượt sáng tác trải qua ba thời kỳ của chữ Quốc Ngữ vừa trình bày xong.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)