Nội dung văn học nhà Nguyễn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 34 - 36)

IV. TÍNH CHẤT ĐẠI CƯƠNG VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA NỀN VĂN HỌC NHÀ NGUYỄN

A) Nội dung văn học nhà Nguyễn

Xét về phần này tức là tìm hiểu những dịng tư tưởng của các tác giả để chia những khuynh hướng văn chương của họ một cách cho hợp lý.

Như chúng ta đã biết, sau thời kỳ sơ diệp nhà Nguyễn, nho học ngày một suy tàn. Hán suy, Nôm thịnh làm cho văn chương nước nhà được dịp nẩy nở. Nhưng Hán học đã suy tàn thì những ý tưởng gị bó trong khn khổ Khổng Mạnh cũng lần lần vượt hẳn ra ngồi vịng cương tỏa. Một kỷ ngun tư tưởng từ đó bắt đầu.

Trước hết nó cịn nhè nhẹ, sau nó càng trở nên quyết liệt với Đoạn Trường Tân Thanh, Nguyễn Du bắt đầu cởi mở cõi lòng, mặc cho bà Huyện Thanh Quan cịn vẩn vơ hồi cổ. Rồi Hồ xuân Hương quyết liệt tự do hơn nữa, đả phá chế độ hiện hành. Trong khi ấy, Nguyễn Công Trứ lại hào hùng và tin tưởng thì Cao Bá Qt lại hồi nghi yếm thế và khinh người. Nhà Nguyễn vừa đi đến chỗ bại vong, thì một Tơn-thọ-Tường và một Phan văn Trị đã cơng kích lẫn nhau giữa hai thuyết

tùy thời và tiết tháo.

Lại tiếp những tư tưởng bình đẳng, bác ái, cá nhân duy tân theo gót giày của người Tây Phương xâm nhập vào thành trì phong kiến ở nước ta gây một phong trào canh tân rộng lớn. Chính trước Từ-Diễn-Đồng và Đơng Kinh Nghĩa Thục, Nguyễn-Trường-Tộ cũng đã nói đến canh tân xứ sở rồi. Tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam cứ như thế mà tiến triển ngày càng sâu sắc. Tình cảm và tư tưởng đến Chu- Mạnh-Trinh, đến Trần-Tế-Xương, Nguyễn-Khuyến là đã cởi mở tới cực độ. Đó là chưa kể cơng trạng gây những ý thức quốc gia của Nguyễn-Văn-Giai, Nguyễn Nhược Thị, Trần-Tế- Xương, v.v… mà những ý thức đó đã làm cho văn chương thêm phần thực tiễn, gạt bỏ những cái gì phù phiếm di sản của thời Lê. Hơn nữa, con người của thế kỷ XIX vì hồn cảnh chính trị và xã hội đã gây cho họ biết nhận cái xấu, phục cái đẹp, bỏ cũ, đón mới và điều hịa các thái cực.

Tất cả những cái chúng ta nói trên là đều bởi tư tưởng tự do của thế kỷ XIX tạo nên để làm cho nền văn chương của thế kỷ đó càng vơ cùng phong phú. Phải chăng đó là cái hậu quả của nền Nho học suy tàn ? Đặc biệt hơn nữa, những tư tưởng đó khơng rơi vào chỗ hỗn độn mà trái lại ta có thể căn cứ vào đấy chia văn chương toàn thế kỷ thứ XIX ra làm 4 khuynh hướng chính : tình cảm, đạo lý, thời thế và trào phúng.

Tuy nhiên cũng vì tính chất tự do và phong phú nên khơng có sự cách biệt q đáng giữa các khuynh hướng. Bởi vậy, một tác giả có thể vừa là tình cảm, vừa là trào phúng và cũng vì lẽ đó chúng ta thường bị lúng túng khó khăn trong

việc sắp xếp các khuynh hướng. Đó cũng là một cái đặc điểm của văn nghệ đơng phương là khơng có trường, phái, khơng có ký hiệu riêng biệt.

Sở dĩ ta phải tạm chia các khuynh hướng như thế là để gọi là khoa học hóa được phần nào hay phần ấy.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)