VAI TRÒ CỦA CHỮ QUỐC NGỮ VÀ NHẮC SƠ QUA NGUỒN GỐC CỦA THỨ CHỮ NÀY

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 59 - 60)

NGUỒN GỐC CỦA THỨ CHỮ NÀY

Như đã trình bày trên, do chính sách của người Pháp nhằm vào mục đích đè bẹp Hán học để lấy Tây học thay vào qua sự trung gian của chữ quốc ngữ, không ngờ đã biến chữ quốc ngữ thành một lợi khí cho dân tộc ta dùng để đấu tranh chống thực dân Pháp. Vậy chữ quốc ngữ do đâu mà ra ? Nó đã tiến triển như thế nào để xứng đáng với vai trò xây dựng nền quốc văn mới cho đất nước ? Đó là những vấn đề chính yếu mà chúng ta cần lần lượt tìm hiểu dưới đây…

Khác với Hán tự do Trung Quốc truyền sang, Quốc ngữ tự là một thứ chữ ghép bằng các mẫu tự La Mã do các cố đạo Tây Phương du nhập vào nước ta trong khoảng thế kỷ XVI, ở thời Hậu Lê nhằm giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh.

Thật vậy, trong khoảng thời gian kể trên, các đường giao thông trên mặt bể giữa Âu, Á được mở mang, người Tây Âu bắt đầu đến xứ ta, phần nhiều là nhà buôn và giáo sĩ đi truyền đạo thiên chúa. Các giáo sĩ học nói tiếng bản xứ, và muốn đem kinh thánh ra giảng dạy tất phải dịch ra tiếng Việt, nhưng chữ nơm khó học, dùng khơng tiện, họ bèn nghĩ cách lấy chữ La Mã để ghi âm tiếng V.N.

Công cuộc sáng chế chữ Quốc ngữ là công việc chung của nhiều người (có cả giáo sĩ Ý, Pháp, Bồ Đào Nha, v.v…) Những

sách trứ thuật đầu tiên đáng kể là 2 quyển tự vựng V.N. Bồ Đào Nha và Bồ Đào Nha V.N. do các giáo sĩ Bồ Đào Nha biên soạn.

Về sau có vị cố đạo người Pháp, cố Alexandre de Rhodes nhân hai cuốn từ vựng đó mà soạn ra quyển tự điển V.N. – Bồ Đào Nha La Tinh và cho in tại La Mã vào khoảng 1651. Tiếp đó cố Alexandre de Rhodes cịn dùng chữ Quốc ngữ soạn các sách giảng đạo cho con chiên tại nước ta. Cho nên ta có thể nói cố Alexandre de Rhodes đã góp nhiều cơng sức vào sự sáng chế chữ quốc ngữ vì vị cố đạo nầy đã xây dựng nhiều sáng kiến để sửa chữa thêm bớt làm cho chữ Quốc ngữ mỗi ngày thêm hoàn hảo. Nhưng vị cố đạo người Pháp nầy đâu có ngờ rằng về sau chữ quốc ngữ lại trở nên một lợi khí mà dân tộc ta dùng để vừa giác ngộ quần chúng đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp, vừa xây dựng nền quốc văn mới cho nước nhà. Tuy nhiên sự nghiệp xây dựng nền Quốc văn mới cho đất nước là một công tác trường kỳ theo các giai đoạn tiến triển của chữ quốc ngữ đi đôi với sự nghiệp trường kỳ đấu tranh giành độc lập của dân tộc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)