Thời kỳ thịnh hành (1913-1934)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 72 - 76)

Sau 20 năm phát triển chữ quốc ngữ bước sang thời kỳ thịnh hành. Bởi vậy nếu dựa theo chương trình hạn chế vạch cho mơn Việt văn ở bậc trung học đệ nhị cấp hiện nay thì chúng ta có thể đánh dấu thời kỳ thịnh hành này từ sau ngày Nam Phong tạp chí đình bản vào khoảng 1934. Đến tháng cuối năm 1946, tháng lịch sử oanh liệt nhất của đất nước ;

toàn quốc vùng lên kháng chiến chống thực dân.

Qua thời kỳ phát triển, chữ quốc ngữ đương nhiên dần dần đầy đủ sinh lực, khả năng, để bước sang thời kỳ thịnh hành. Quả thật như vậy, ở thời kỳ thứ 3 này ta sẽ thấy tiếng Việt cố gắng, đã mới lại mới thêm, giành giựt lấy địa vị học thừa để mở mang nền quốc học về cả 2 chiều sâu, rộng.

Sự phát triển ấy cũng lại sẽ được trình bày lần lượt trong năm loại : báo chí, biên khảo, thi ca, tiểu thuyết, kịch bản nhưng có lẽ điều cốt yếu cần nói trước là việc truyền bá chữ quốc ngữ rất sâu rộng trong dân chúng, vì đấy mới là điều kiện « khơng có khơng được » để xây dựng lâu đài Quốc Học Việt Nam.

Về việc truyền bá chữ quốc ngữ :

Vấn đề này đã bắt đầu từ 1926, phát triển mạnh nhất vào khoảng 1936-1937 để cuối cùng trở nên một công tác quan trọng nhất trong chương trình giáo dục Quốc gia của những chính phủ Việt Nam độc lập từ 1945 trở đi.

Trong một quốc gia độc lập, mọi ngành học thuật cần phải được phổ biến sâu rộng trong đại chúng nhân dân. Muốn đạt được mục đích này, toàn dân cần phải được biết đọc, biết viết thứ chữ của mình.

Ở các nước văn minh tiên tiến, bậc tiểu học bao giờ cũng cưỡng bách và khơng mất tiền. Riêng ở nước ta thì khi bước sang thế kỷ thứ 20 này thì chữ quốc ngữ được xem như thứ quốc gia văn tự và thứ chữ này được chánh thức dạy tại các cấp học đường, nhất là ở cấp tiểu học. Thế mà sự học chữ quốc ngữ lại không được cưỡng bách, tuy các em không trả

tiền khi đến học tại các trường tiểu học. Đã thế, số trường tiểu học lại quá ít nên dễ học như chữ quốc ngữ mà vẫn chưa lan rộng trong tồn dân.

Do đó vào khoảng 1926 tại Hà Nội có Nguyễn Khuông Trực là người đầu tiên đã đứng ra tổ chức những lớp trưa, lớp tối, để dạy chữ quốc ngữ cho các từng lớp lao động. Công việc này được đồng bào thủ đô lúc bấy giờ rất hoan nghênh và nhiệt liệt ủng hộ về phương diện vật chất cũng như tinh thần. Đến nỗi cả một số anh em công chức bỏ cả ngủ trưa mà nhiệt thành tham gia công tác truyền bá chữ quốc ngữ nầy. Nhận thấy cơng việc trên có vẻ bất lợi về chính trị nên sở mật thám Pháp lúc đó cho ghi ngay vào sổ đen tên tuổi các người đã dự vào hoặc đã ủng hộ phong trào truyền dạy chữ quốc ngữ. Dù sao ý đã gieo, gặp khi hoàn cảnh thuận tiện sẽ nẩy mầm phát triển.

Rồi đến năm 1936-1937, thừa dịp mặt trận bình dân ở Pháp đang lên, Phan Thanh cùng một số bạn bè đứng dậy cổ động hô hào thành lập hội truyền bá quốc ngữ. Nếu xét về xã hội thì đó là một việc nghĩa nên nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ bề ngoài giả bộ làm ngơ. Nhưng về chính trị bên trong thì họ vẫn cảm thấy bất lợi cho họ nên không ngần ngại gì mà khơng lưu ý hoặc tìm cách khủng bố những người đang tham gia phong trào do Phan Thanh đề xướng…

Nhưng rồi tình thế biến chuyển cực nhanh, Đức thắng Pháp, Nhật chiếm Đông Dương, vài năm sau quân Nhật thua trận đầu hàng.

tháng 8-1945 mở một kỷ nguyên độc lập cho nước nhà từ đó, và cũng từ đó, các chính phủ Việt-Nam độc lập kế tiếp nhau, tuy khác màu sắc chính trị, tuy thay đổi chính thể, nhưng chính phủ nào cũng đặc biệt lưu ý đến sự truyền bá chữ quốc ngữ cho tồn dân vì đó là một nhiệm vụ rất quan trọng, rất liên quan đến nền độc lập và dân tộc tự chủ của đất nước V.N. Bởi vậy từ cơng tác « Bình dân học vụ » của chính phủ « Việt Minh » được thành lập sau ngày cách mạng mùa thu (1945) đến các cơng tác « Bình dân giáo dục » của các chính phủ quốc gia kế tiếp từ đó đến nay, tuy danh từ thay đổi nhưng cơng việc làm vẫn là một. Đó là cơng việc cố gắng xóa cho bằng được nạn mù chữ mà dân tộc V.N. đã mắc phải từ lâu, vì nếu trong nước mà cịn có kẻ mù chữ thì đó là một điều sỉ nhục cho nhà cầm quyền.

Thế là dù muốn dù không, chữ quốc ngữ đã trở nên học thừa, được chính thức cơng nhận trong các cấp học từ bậc Đại học chuyên môn trở xuống đến lớp vỡ lịng. Thật khơng ngờ rằng cái thứ chữ « b » méo, « o » trịn, « t » dài, « i » ngắn, ngày nay lại có thể giảng đủ các loại khoa học, triết lý Âu, Á, Cổ, Kim ngang hàng cùng chữ nho chữ pháp.

Chữ quốc ngữ như thế đã bước sang giai đoạn thịnh hành và đã ghi lại rất nhiều thành tích trong các ngành văn chương học thuật viết bằng tiếng mẹ đẻ kể từ sau ngày Nam Phong tạp chí đình bản. Cho đến ngày toàn quốc kháng chiến khoảng cuối năm 1946 mà ta lần lượt điểm qua sau đây.

1) Báo chí

tác bình dân giáo dục sau này mà công chúng càng ngày càng thốt nạn mù chữ. San khi cơng chúng đã biết đọc biết viết khá nhiều thì họ đua nhau tìm đọc sách báo để học hỏi thêm các điều mới lạ xảy ra trong nước cũng như ngồi nước. Do đó báo chí viết bằng chữ quốc ngữ đua nhau ra mắt độc giả mỗi ngày mỗi tăng, tăng cả về lượng lẫn về phẩm.

Bởi vậy dưới đây tưởng ta cũng nên điểm qua 2 phương diện hình thức và nội dung của báo chí lúc bấy giờ giai đoạn từ (1934-1945) để tìm xem báo chí lúc đó có những giá trị gì về văn học.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)