IV. TÍNH CHẤT ĐẠI CƯƠNG VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA NỀN VĂN HỌC NHÀ NGUYỄN
2) Khuynh hướng tình cảm
Đây là một khuynh hướng rộng lớn có thể lẫn lộn với các khuynh hướng khác, vì dù ở khuynh hướng nào, nghệ sĩ cũng khơng giấu nổi tình cảm mình, huống gì nói đến nghệ sĩ tức là nói đến tình cảm. Đáng lẽ khơng nên đặt tình cảm, một vấn đề vô cùng bàng bạc thành một khuynh hướng riêng biệt. Nhưng sở dĩ ta phải sắp xếp như thế là cốt để tìm những
khía cạnh nổi bật của vấn đề tình cảm, nhất là vấn đề tình cảm trong văn chương thế kỷ XIX vô cùng phức tạp. Tuy nhiên sự phức tạp này không thể vượt khỏi hẳn những giai đoạn đặc biệt của thế kỷ. Bởi vậy, mỗi giai đoạn của thế kỷ là mỗi một mớ tình cảm khác nhau.
Đầu thế kỷ XIX xã hội Việt-Nam đứng trên một cảnh giao thời giữa triều đại cũ sụp đổ, triều đại mới đang lên.
Sống giữa cảnh giao thời ấy, tình cảm con người sao cho khỏi ngơ ngác, hồi nghi và hoài cựu, Nguyễn Du, bà Huyện Thanh Quan đã sống rất nhiều trong tâm trạng đó.
Nhưng rồi thời gian qua, với công danh, với nhiệm vụ, người ta khơng cịn lạ lùng nữa. Tình cảm của họ địi hỏi sự chia sớt tất cả những cái vui cũng như những cái buồn của thời đại mà họ đang sống. Do đó, khuynh hướng tình cảm nẩy ra tính cách hưởng thụ.
Tính cách hưởng thụ này cũng tùy theo sự hưng thịnh và suy vong của triều đại mà biến đổi theo, dù tích cực hay tiêu cực. Vào buổi đầu trong cái vẻ huy hoàng nhất của nhà Nguyễn, từ triều Minh Mệnh qua đến triều Tự Đức, Nguyễn Công Trứ vừa hào hùng, vừa phóng đãng tỏ rõ chí lập cơng, lập danh trong tất cả các tác phẩm của ơng. Tình cảm Nguyễn Cơng Trứ đã địi hỏi một sự hưởng thụ tích cực vậy. Bên cạnh sự địi hỏi hưởng thụ tích cực của tình cảm Nguyễn Cơng Trứ, tình cảm một số đông tác giả khác lại theo sự biến chuyển của xã hội mà địi hỏi một sự « hưởng thụ trần tục » hơn. Xã hội ngày càng rối reng, khe khắt một số thi văn gia đâm ra chán ngán tiêu cực.
Họ tiêu cực đến si mê, sầu lụy trong tửu sắc, cầm ca, chẳng sá gì đến địa vị tước quyền hiện có của mình. Có kẻ lại ngao ngán đến khinh nhân yếm thế, khơng cần thèm biết đến « Thế sự thăng trầm ». Một Phan Huy Định với bản dịch « Tỳ Bà Hành », một Dực Tơn với bài « khóc thị Bằng Phi » và một Cao Bá Quát với bài « Ngán Đời » cũng như đủ làm tiêu biểu cho tính cách hưởng thụ tiêu cực ấy. Cuối cùng do các biến cố chính trị và kinh tế ngày càng dồn dập đến tính cách hưởng thụ tiêu cực nói trên đẩy một số đông văn nghệ sĩ cuối thời hậu bán thế kỷ XIX và đầu thời tiền bán thế kỷ XX vào con đường lãng mạn, vong quốc, thừa nhận sự thỏa hiệp nhục nhã của đương triều với kẻ thù xâm lược : Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê, Dương Lâm, Vũ Phạm Hàm, v.v… đã đi vào con đường lãng mạn vừa nói đó. Tinh thần lãng mạn tai hại này đưa văn nhân thi sĩ đến sự ăn chơi trầm túy, hoặc nhàn du theo bóng nước mây, khốc áo Lão, Trang để tránh mọi thực tại đau buồn bằng cách ca lên những khúc điệu diệu kỳ tiêu biểu cho cả nỗi niềm u thảm trong cảnh thu tàn trăng lạnh.