(GIAI ĐOẠN TIỀN-BÁN THẾ-KỶ)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 49 - 51)

IV. TÍNH CHẤT ĐẠI CƯƠNG VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA NỀN VĂN HỌC NHÀ NGUYỄN

(GIAI ĐOẠN TIỀN-BÁN THẾ-KỶ)

Từ xưa đến nay bất cứ thời đại nào, lịch sử và văn tự là 2 sự kiện quan trọng không thể nào tách rời ra khỏi nền văn học của một quốc gia.

Bởi vì lịch sử là một sự kiện gây ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng và tình cảm các văn nhân thi sĩ, gây xúc động cho họ rất mạnh trên 2 lãnh vực đó. Cho nên muốn nói lên mọi sự xúc động của mình, muốn phơ bày mọi tư tưởng, mọi tâm tình cho người đương thời lẽ dĩ nhiên các văn nhân, nghệ sĩ phải dùng đến văn tự. Vậy văn tự đương nhiên là một phương tiện để các văn nhân thi sĩ sáng tác, xây dựng tác phẩm, nói rõ hơn xây dựng cả một nền văn học cho một thời đại xã hội nào đó của nước nhà.

Cũng như bất cứ trong một thời đại nào, nền văn học của thế kỷ XX ở Việt Nam ta không thể tách rời khỏi 2 sự kiện nói trên : lịch sử và văn tự.

Nến 2 giai đoạn lịch sử bình, loạn của thế kỷ thứ XIX vừa qua tại nước ta và sự cực thịnh của văn nơm đã dính liền mật thiết với nền văn học thì qua thế kỷ XX nhất là vào giai đoạn tiền bán lịch sử trường kỳ chống thực dân Pháp của dân tộc ta và vai trò chữ quốc ngữ thay thế chữ nôm trong công việc xây dựng nền quốc văn mới, cũng khơng thể tách rời ra khỏi tồn bộ văn học của đất nước.

Nhưng tại sao chúng ta không đề cập luôn đến cả nền văn học của thời hậu bán thế kỷ 20 nầy nữa mặc dù chúng ta đang ở trong thời kỳ hậu bán nầy ?

Cái ấy cũng rất dễ hiểu vì cổ nhân đã dạy « Muốn định luận một người nào phải chờ nắp quan tài của người ấy khép lại đã » (Cái quan định luận) hiện tình chúng ta cũng vậy. Giai đoạn thế kỷ mà chúng ta đang sống đây vẫn còn đang tiến diễn, chưa chấm dứt, thì chúng ta làm gì có quyền và dám tự hào hiểu biết rõ đến mực nào để có thể dám bàn luận đến văn chương, lịch sử của giai đoạn hậu bán thế kỷ nầy ? Như thế chúng ta chỉ có thể được phép đề cập đến văn chương lịch sử của thời tiền bán thế kỷ vừa qua như đã có nhiều học giả, nhiều giáo sư từng đề cập đến. Do đó, muốn lược trình khái quát riêng về nền văn học Việt Nam vào khoảng tiền bán thế kỷ 20 nầy, chúng ta không thể nào bỏ qua được những vấn đề quan trọng sau đây.

- Các giai đoạn lịch sử đấu tranh chống thực dân Pháp của dân tộc ta và chính sách cai trị dân ta của Pháp trong thời tiền bán thế kỷ XX.

- Sự phát triển của chữ quốc ngữ với vai trị của nó trong cơng việc xây dựng nền quốc văn mới.

- Đại cương các giai đoạn văn học của nước ta trong khoảng tiền bán thế kỷ 20.

- Lược kê các tác giả và các sáng tác phẩm của họ với mọi bộ mơn chính yếu.

Vấn đề đặt ra dưới đây chúng ta chỉ lần lượt trình bày để gọi là có một cái nhìn chung trên toàn bộ nền văn học của

nước ta trong khoảng tiền bán thế kỷ XX (20) vừa chấm dứt cách đây đã tròn 20 năm chẵn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)