chơi thanh nhã, một phương tiện thù tạc riêng tư hoặc để tỏ bày tâm khí hạn định giữa đơi ba ơng bạn chí thân của mình, mà trái lại thơ ca cần phải được phổ biến sâu rộng trong quảng đại độc giả, cần phải được « triển lãm » trên sách báo cho mọi người tìm đọc và tìm hiểu.
Họ lại quan niệm rằng thơ khơng phải là nói lại tiếng nói của cổ nhân đã nói, gợi lại những cảm nghĩ như cổ nhân đã cảm nghĩ, hoặc làm thơ không phải chỉ để ngâm vịnh sng trăng gió, thương vay nhớ mướn một cánh bướm, một cành hoa mà làm thơ tức là phải nói lên cho được những cái gì riêng mình, của con người mình.
Bởi vì mỗi nhà thơ là một con người, một tấm lòng đứng trước nhân sinh, vũ trụ (ngoại giới hay nội tâm) nhìn thấy những gì, rung động xao xuyến ra sao, gắng sức dùng lời xếp đặt có âm điệu tiết tấu do tự khiếu riêng, để diễn đạt hết thi hứng của mình quý hồ làm cho kẻ đọc có thể thơng cảm rung động xao xuyến theo và cùng chung thi hứng ấy. Như vậy thì đối với các nhà tân học lúc bấy giờ, nội dung thi ca phải lấy « cái tơi » của mình làm trọng tâm, mặc dù « cái tơi » của mình là một « cái tôi » đau thương hay vui sướng, sầu khổ hay chán chường, tham muốn hay khinh bạc, si mê hay ghét bỏ, v.v… Nhưng cũng có một số ít thi gia đã mượn nội dung thi ca để ca tụng những cái đẹp, những cái hùng của lịch sử, của dĩ vãng xa xưa, của tưởng tượng, tuy nhiên bên trong những đề tài nầy vẫn thấy thấp thống bóng hình « cái tơi » của họ. Hấu hết ít ai dám mượn thi ca để tỏ bày rõ rệt tâm sự u nước, thương nịi của mình… Phải chăng do thời cuộc đã ngăn cấm họ. Nhưng không phải vì thế mà lúc bấy giờ,
trong bóng tối lại khơng có những bài thơ nội dung chứa chan tình u nước, sơi nổi ý cách mạng được âm thầm chuyền tay cho nhau xem…
Về hình thức thì họ khơng có một chủ trương hồn toàn như nhau. Mà lại chủ trương theo từng phái của mình.
Phái hồn tồn nhiễm tân học lại muốn rằng thi ca cần phải hồn tồn phá vỡ mọi khn khổ cổ điển nghĩa là được hoàn toàn tự do vận dụng vần điệu, tự do sắp đặt cú đoạn và lời lẽ. Đa số họ gieo vần, đặt câu theo lối thơ Pháp nên lúc đầu có nhiều bài đọc lên nghe có vẻ quá trớn, vụng về khó chịu thiếu hẳn tính chất dân tộc, một tính chất khơng bao giờ thiếu sót trong ca dao. Vì họ quan niệm rằng chất men mới, rượu mới cần phải được đựng trong những bình, những chai kiểu mới.
Một phái thi sĩ khác, tuy không kịch liệt phản đối nhưng vẫn không đồng ý với chủ trương trên. Có lẽ phái nầy còn nặng lòng với cựu học, còn mang nặng tâm hồn « Đường Tống » trong người mình cho nên họ vẫn cịn chủ trương làm thơ theo khuôn khổ cổ điển nghĩa là vẫn làm thơ Đường luật với một nội dung mới mẻ, hợp thời, vì họ cho rằng nếu gạt bỏ mọi sự cố chấp, mọi sự khắt khe của phái thi sĩ cổ trong vấn đề sử dụng hình thức thì hình thức cũ vẫn còn cái tinh hoa của nó. Như thế ai dám bảo bình cũ lại chẳng đựng được rượu mới, lại không giữ được chất men mới mãi mãi đượm nồng ? Dù sao lúc bấy giờ phái nầy chiếm rất thiểu số.
Đứng giữa 2 phái nầy, có phái thứ 3 chủ trương vận dụng hình thức thi ca với một tính cách vừa dung hịa, vừa hợp lý,
khơng q trớn mà vẫn giữ được tính chất dân tộc trong văn từ cú pháp, trong âm thanh vần điệu. Phái nầy chiếm tương đối đa số, phái nầy chủ trương rằng mọi phong trào khi mới dấy lên thì khơng sao tránh khỏi sự quá trớn vụng về nhưng rồi dần dần về sau sẽ được ổn định, sẽ được điều hành chừng mực cho hợp với tinh thần, sắc thái cổ truyền của dân tộc V.N… tinh thần vừa phải và không quá ồn ào. Bởi vậy họ vừa làm những bài thơ với những hình thức tuy có vẻ tự do nhưng sự gieo vần, đặt câu cũng vẫn nằm trong khuôn khổ nhịp nhàng đầy nhạc điệu để khỏi biến thơ thành văn xuôi. Thỉnh thoảng họ vẫn dùng thể lục bát hoặc song thất lục bát, những thể cố hữu của dân tộc để nói lên những mảnh tâm tư của mình. Họ quan niệm rằng ngôn ngữ của V.N. dù tự do đến đâu cũng khơng được thốt khỏi cái bản tính đó của dân tộc, nếu không muốn trở thành ngoại lai một cách buồn cười và máy móc.
Bởi lẽ đó 2 phái thơ mới và cũ lúc ban đầu cơng kích nhau kịch liệt.
Nhà thơ cũ chế giễu bọn tân học dốt ; không dám động đến thơ luật vì sợ khó ; nhà thơ mới chê phái cựu học là : tồn nắn câu, gị chữ, dùng sáo, điển… đem những cái tiểu xảo của thợ thơ bóp chết tứ thơ.
Thực ra cả hai bên đều có chút thiên lệch… người cũ nệ cổ khơng hiểu, cố tình khơng muốn hiểu tâm trạng lớp người đến sau mình, và sự tiến triển của nghệ thuật, khi tiếp xúc với tây phương. Người mới lại có đơi phần tự ái quá trớn ra mặt khinh miệt thơ cũ mà không chịu tiến triển những cái tinh hoa trong loại thơ đó.
Tuy nhiên trong phái thơ mới vẫn có đa số khơng hề khinh thị các thi hào Đường Tống. Họ cơng kích là cơng kích những nhà nho làm thơ cũ chỉ biết bắt chước – bắt chước vụng chứ khơng có tài sáng tác, nhất là khi họ tự giam mình vào lối thơ cử nghiệp.
Đến đây chúng ta cũng nên đặt một câu hỏi vì những lẽ gì mà thi ca trong giai đoạn này bỗng nhiên có một sự thay đổi lớn lao cả về nội dung lẫn hình thức như thế ? Phải chăng là do mấy lẽ dưới đây :
Trước hết là do Hán học đến lúc tàn, tân học và Quốc văn ngày càng hưng thịnh mãi lên. Các lối thơ cũ chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp thơ Tàu cũng theo chung một số phận như Hán Học.
Lẽ thứ 2, trong sự đụng chạm 2 nền văn hố Tây Âu, Đơng Á, xã hội Việt Nam bị lay chuyển đến gốc rễ. Tất cả nền kinh tế, sự sinh hoạt cho chí mọi quan niệm nhân sinh hay ý thức hệ bị xáo trộn, huống chi mọi người đứng trước một cuộc biến thiên lớn lao như vậy, làm sao giữ nổi tâm trạng ngàn xưa.
Lẽ thứ 3 là do ý thức cá nhân của Tây Phương du nhập vào xã hội V.N kích thích con người muốn rời bỏ sự mật thiết của mình đối với gia đình, vua tơi, muốn tự chủ lấy mình, muốn đề cao cá nhân mình lên, tự thấy cá nhân mình là trung tâm của mọi vấn đề nên rất khao khát tự do phóng túng. Vì lẽ đó mới có phong trào « giải phóng thi ca ra ngồi khn sáo cổ ».
trong giai đoạn chữ quốc ngữ thịnh đạt nầy, tưởng ta cũng nên nhắc qua vài phái ấy và một số thi sĩ đáng làm tiêu biểu cho 2 phong trào mới và cũ của thi ca nước Việt vừa kể.
Trong giai đoạn này mặc dù thi ca không mang những sắc thái lắm cho trường phái của mình, nhưng người ta cũng có thể tạm phân biệt mấy phái đáng kể như dưới đây :