Đồn văn Cừ và cơ Anh Thơ làm tiêu biểu. Phái anh hùng ca lại do Phạm Huy Thơng độc đáo một mình với những trường ca đáng kể như « Trại qn Hán » (Tiếng địch sơng Ơ), v.v…
trong môn phái nào, các thi sĩ kể trên cũng đã luyện cho tiếng Việt trở nên mềm mại, tinh vi, tế nhị, giúp tâm hồn ta đi sâu vào cả 2 thái cực : ngoại giới và nội tâm.
Vậy thì đứng về phương diện nghệ thuật văn chương thơ Quốc văn đã ghi dấu một bước tiến khả quan.
Tuy nhiên hướng đi của thi ca V.N. cần phải luôn luôn tiến mãi cho hợp với trào lưu tiến hóa của dân tộc. Rồi đây tiếng V.N., thơ V.N. phải làm trịn sứ mạng của nó là biểu lộ những thắc mắc, xao xuyến, lo âu, hy vọng, lý tưởng của dân tộc ; thơ phải làm ta rung chuyển bồi hồi, cảm thông của đại chúng, phát huy được tinh thần cơng cộng tồn dân. Trách nhiệm nhà thơ nặng vô cùng, tâm hồn nhà thơ phải như « Quả cầu pha lê » phản chiếu lại tâm hồn chung hiện tại và các triển vọng tương lai. Thi nhân phải tán dương, ca ngợi những cuộc tranh đấu giành sự sống sôi nổi, mãnh liệt, hào hùng… Chúng tôi tin rằng dụng cụ đã có rồi với một khả năng về thơ khơng kém như dân V.N. (xin đọc lại các bài ca dao) thì sự xuất hiện thi hào như Trang Chu, Homère, Dante, Shakespeare, Tagore, không phải là sự lạ.
4) Tiểu thuyết
Trong thời kỳ chữ quốc ngữ thịnh hành, bên cạnh báo chí, biên khảo và thi ca, tiểu thuyết đương nhiên đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Bởi vì tiểu thuyết là một lợi khí giúp cho mơn quốc văn tiến lên mãi đến chỗ cực thịnh và giúp cho nhà văn làm tròn nhiệm vụ lịch sử đối với dân tộc, nếu kể về phương diện tinh thần.
gì đã thúc đẩy tiểu thuyết càng ngày càng tiến triển trong giai đoạn quốc ngữ thịnh hành này, nghĩa là giai đoạn khoảng 10 năm (1935-1945). Đồng thời chúng ta cũng không thể bỏ qua được những văn tài của các tiểu thuyết gia lúc bấy giờ đã phô bày trong các sáng tác phẩm của họ và sau hết, tóm lược các loại tiểu thuyết đáng kể nhất của những tác giả danh tiếng, hoặc của những văn đồn có tên tuổi nhất trong thời bấy giờ đã cho ra mắt bạn đọc bốn phương mà đến nay vẫn cịn vang bóng.
Nhà văn Thiếu Sơn đã từng nói : « Người ta ai cũng ưa cảm giác lạ. Sự sống của ta càng yên lặng bao nhiêu thì ta càng chán nản… càng chán nản ta càng thích các cảnh bày đặt ra trong tiểu thuyết để mua lấy những cảm giác mà ta ít khi được hưởng thụ trong đời sống hàng ngày ».
Phải chăng sống với cuộc sống quá yên lặng với tâm hồn quá chán nản, người ta đâm ra ham thích tìm những cái náo nhiệt, mới lạ được các tác giả bịa ra trong tiểu thuyết nên đã vơ tình làm một ngun nhân thúc đẩy tiểu thuyết tiến triển thêm lên ? Huống chi cái xã hội vừa qua cách đây trên 20 năm mà chính Thiếu Sơn đã từng chứng kiến lại là một cái xã hội đầy dẫy thối nát, bất công do Thực dân Phong kiến tạo ra, gây bất mãn trong lòng người mỗi ngày mỗi chồng chất. Sống trong hoàn cảnh xã hội như thế, lẽ dĩ nhiên các nghệ sĩ văn nhân phải dùng thơ văn, nhất là tiểu thuyết để hoặc là bộc lộ tâm tình thức tỉnh lịng người, hoặc có một thiện chí dùng văn chương để cải tạo xã hội… phải chăng đó là một nguyên nhân chính làm cho tiểu thuyết mỗi ngày mỗi thêm phong phú về lượng cũng như về phẩm. Thêm vào đó, lúc
bấy giờ số người biết đọc tăng lên thập bội. Nhất là ở các thành thị, giới bình dân, học sinh, thanh niên nam nữ đều xem tiểu thuyết như một món giải trí, để tìm lối thốt cho tâm hồn.
Vả lại lúc bấy giờ nghề in, nghề xuất bản đang phát đạt vì lãi nhiều, các nhà kinh doanh chiều thị hiếu của đa số bình dân, đua nhau ấn hành tiểu thuyết để kiếm lời ; họ hết sức chiều chuộng các nhà văn có tiếng được độc giả hoan nghênh ; và do vậy, thể văn tiểu thuyết được nhiều người trứ thuật.
Xem thế đủ thấy rằng ngồi phương diện văn hóa và xã hội, phương diện kinh tế trong giai đoạn vừa kể cũng là một trong những nguyên nhân đã đẩy bánh xe tiểu thuyết tiến lên…
Bởi vậy lúc bấy giờ tiểu thuyết là một loại văn phát triển mạnh nhất về lượng cũng như về phẩm. Riêng về phẩm các nhà văn cũng tỏ ra đã đi xa trên đường nghệ thuật. Mỗi tác giả sở trường và chuyên về một mặt mà không mặt nào là không sản xuất được những tác phẩm hay.
Đứng riêng về phương diện văn chương, ngọn bút kể chuyện tả cảnh, tả tình, tả người… nhiều phen làm vinh dự cho Quốc Văn ; từ đây mỗi khi ta đọc văn nhà có lẽ khơng q sợ sự so sánh cùng các nhà văn ngoại quốc.
Để chứng minh, chúng ta chỉ khách quan nhận xét văn tài của các tác giả trong mấy nhóm văn đồn nổi tiếng lúc bấy giờ như : Nhất-Linh, Thế-Lữ, Thạch-Lam, Khái-Hưng, v.v… trong Tự-Lực Văn-Đồn, Nguyễn Cơng Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tn trong nhóm « Tân-Dân Thư Quán »,
v.v… thì sẽ thấy rõ ngay các nghệ thuật miêu tả, thuật sự, trào phúng của họ. Muốn rõ hơn chúng ta thử đọc vài đoạn thuật sự trong : « Anh Phải Sống » của Khái Hưng, vài đoạn miêu tả trong « Người gánh nước trên đường cát trong mỗi buổi trưa hè » của Nguyễn Tuân, « Núi Văn Dú » của Thế Lữ, hoặc những đoạn hài hước trong các tiểu thuyết của Nguyễn công Hoan, của Vũ trọng Phụng, v.v… thì chúng ta sẽ thấy vơ cùng hấp dẫn.
- Do đó lúc bấy giờ các nhà văn nổi tiếng kể trên đua nhau sáng tác rất nhiều loại tiểu thuyết như : phóng sự, bút ký, truyện ký, lịch sử ký sự, tiểu thuyết trinh thám, hoạt kê, tình cảm, phong tục, xã hội và tùy bút. Đó là chưa kể mỗi nhóm văn đồn hoặc mỗi tác giả lại chuyên xuất bản từng mỗi loại riêng biệt mà chúng ta có thể điểm sơ qua dưới đây.
- Nhóm Tự Lực Văn Đồn chuyên cho xuất bản các loại tiểu thuyết tình cảm và xã hội, vì đa số trong nhóm văn đồn nầy thường mượn tiểu thuyết để vạch những cái đen tối, xấu xa, bất công của xã hội phong kiến thực dân lúc đó và cũng dùng tiểu thuyết để mổ xẻ, phân tích tỉ mỉ tình cảm và tâm linh của con người sống trong xã hội đó.
- Trái lại Vũ trọng Phụng, Nguyễn công Hoan lại chuyên viết các loại tiểu thuyết vừa hoạt kê vừa xã hội có nhiều tính cách tả chân, tả có khi q trắng trợn, quá phũ phàng.
- Bên cạnh đó có Thế-Lữ và Phạm Cao Củng lại thường cho ra các bộ trinh thám tiểu thuyết đầy cả sự việc ly kỳ hấp dẫn.
bút một cách tài tình trong khu vườn tùy bút « Của Ông ». - Về lịch sử tiểu thuyết, chúng ta không thể bỏ qua được các nhà văn trong nhóm « Tân Dân Thư Quán » như Phan Trần Chúc, Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật, v.v… Ngoài ra Lan Khai lại còn thường xuyên viết các loại tiểu thuyết « đường rừng », mô tả những phong tục và những nếp sống kỳ lạ của một số dân tộc ở miền Thượng như : Mèo, Mán, Mường…
Cứ theo đà tiến hóa của lịch sử, thể văn tiểu thuyết đã dần dần biết làm tròn sứ mạng của nó. Nếu được một chút thay đổi về xã hội, nếu vì chính trị được có một chế độ thuận tiện thì ta sẽ không thiếu những tay kiện tướng trong làng tiểu thuyết như Rousin Rolland, Maxime Gorki, Lỗ Tấn, v.v… mà hiện nay tác phẩm của mấy vị nầy vẫn còn sáng chói trên văn đàn thế giới.
5) Kịch bản
Sau hết, cũng trong giai đoạn chữ quốc ngữ thịnh hành này, chúng ta không thể không điểm qua phần kịch bản, một bộ môn văn nghệ rất sống động và thu hút khá nhiều công chúng thị thành trong khoảng cách đây độ vài mươi năm trước. Và nói đến kịch bản, chúng ta phải tự nhiên liên tưởng đến các ngành sân khấu khác cũng có một tính cách gần giống với kịch bản như : Tuồng, chèo, ca kịch, cải lương, v.v…
Bởi vậy trước khi tìm hiểu sơ qua ý nghĩa và mục đích của bộ môn văn nghệ này, tìm hiểu các nhà soạn kịch nổi tiếng lúc đó với những tác phẩm đáng kể của họ, đồng thời nêu lên những nhiệm vụ chính yếu mà các kịch gia cần phải theo
đuổi, tưởng chúng ta cũng nên phân biệt đại cương giữa kịch bản với mấy ngành sân khấu khác vừa kể trên.