điều đáng chú ý như sau.
Khuôn khổ ấn lốt đã có vẻ mỹ thuật, bài vở đã có một lối trình bày minh bạch gọn gàng và đặc sắc.
Cách vận dụng văn từ cũng đã có một chủ trương mạnh mẽ và mới lạ do nhà văn Nguyễn Hảo Vĩnh lúc bấy giờ đề xướng trong Nam. Chủ trương nầy đã gây ra nhiều cuộc bút chiến rất hứng thú giữa ơng với nhóm Nam Phong tạp chí ngồi Bắc vì nhóm này khơng triệt để bài xích chữ Hán như ông. Thật vậy, Nguyễn Hảo Vĩnh lúc đó đã có xu hướng chống lại lối dùng nhiều danh từ Hán Việt trong văn quốc ngữ, ông Vĩnh muốn rằng tiếng mẹ đẻ hoàn toàn độc lập không để cho những tiếng ngoại lai ùa vào nhiều quá. Tuy chủ trương của Nguyễn Hảo Vĩnh hơi cực đoan những bài văn mạnh mẽ của ông dù sao vẫn là « tiếng cịi báo động » hợp thời để cảnh cáo các nhà văn ưa dùng nhiều danh từ Hán Việt.
Đối với sự vận dụng cú pháp, Hồng tích Chu lúc bấy giờ cũng đã có một chủ trương khá « cách mạng » mà ông thường nêu lên trong tờ (Đơng Tây tuần báo). Chính ơng đã hơ hào không nên viết những câu văn quá dài dòng với sự lạm dụng quá nhiều những chữ như : « thì, mà, than ơi, lắm thay, ru, vậy, v.v… » Họ Hoàng đã bắt đầu áp dụng lối đặt câu ngắn, gọn, dùng nhiều dấu chấm câu, phân đoạn rõ ràng. Văn xuôi theo ông, phải hồn tồn là văn xi, quý ở giản dị, hoạt bát nhẹ nhàng… và phải hết sức thốt ra ngồi ảnh hưởng biền văn, tránh dùng quá nhiều điển cổ, tránh viết những câu văn vần đối chọi với nhau.