Văn thể mượn của Trung-Hoa : Nhìn chung những văn thể mượn của Trung Hoa thường dùng làm lối văn khoa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 41 - 43)

IV. TÍNH CHẤT ĐẠI CƯƠNG VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA NỀN VĂN HỌC NHÀ NGUYỄN

a) Văn thể mượn của Trung-Hoa : Nhìn chung những văn thể mượn của Trung Hoa thường dùng làm lối văn khoa

văn thể mượn của Trung Hoa thường dùng làm lối văn khoa cử trường qui gồm có những thể như Tứ lục, phú, văn tế, câu đối, kinh nghĩa, văn sách, thơ Đường. Nhưng theo bước tiến của lịch sử, văn nôm thế kỷ thứ XIX sử dụng các thể này càng ngày càng mới mẻ, thoát ly lần lần khỏi ảnh hưởng Hán Văn. Bởi vậy, nếu bài « Hàn Nho Phong vịnh Phú » của Nguyễn Công Trứ cịn phảng phất khơng khí Hán tự đầy điển cổ, thì bài « Phú hỏng thi » của Trần Tế Xương lại đầy hương vị nơm na, nói lên được tiếng nói của dân gian nhưng không kém phần thanh nhã và ngộ nghĩnh. Đến như thể Tứ Lục cũng như loại Chiếu, Biểu, Hịch, v.v… thường viết bằng Hán Văn, thế mà ở thế kỷ XIX vẫn có nhiều bài thảo bằng văn nôm là cốt để phổ cập sâu rộng trong dân chúng.

Hãy đọc những bài Hịch, Văn Tế viết dưới đời vua Gia Long như « Hịch Bắc Phạt » của Lê Huy Giao, « Văn tế Võ Tánh và Ngô Tùng Chu » của Đặng Đức Siêu, « Văn tế Trận Vong Chiến Sĩ » của Nguyễn Văn Thành, v.v… Cũng đủ thấy

rằng văn nôm dưới thế kỷ XIX khơng những có một địa vị xán lạn trên văn đàn mà lại đã có lần dự vào cơng cuộc « Qn Trung từ Mệnh ».

Những điểm nổi bật nhất trong hình thức của cả nền văn chương thế kỷ là thơ ca, nhất là thơ Đường luật mà những tay kiện tướng của thể thơ này là Tự Đức, Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Hồ xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, v.v…

Thật là cả một thời mà thơ Đường hàm xúc đầy màu sắc, đến nỗi vua Tự Đức đã hạ bút phô trương một cách quá đáng rằng : « Thi đáo Tùng, Tuy, thất Thịnh Đường ».

Tuy nhiên, thơ Đường của thế kỷ thứ XIX ở Việt Nam ngày càng Việt Nam hóa để phục vụ những tư tưởng mới do thời đại đưa đến :

Ai xui con cuốc gọi vào hè ?

Cái nóng nung người, nóng nóng ghê ? Ngõ trước, vườn sau um những cỏ

Vàng phai, thắm nhạt ngán cho huê ! Đầu cành kiếm bạn oanh xao xác Trong tối đua bay đóm lập loè. Mong được nồm nam, cơn gió thổi. Đàn ta, ta gảy khúc Nam nghe.

Đọc bài thơ vừa đan cử trên, hoặc lấy năm mười bài của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, đọc qua một vài lần và phân tách kỹ, ta sẽ thấy đầy một giọng điệu Việt Nam, một cảm hứng Việt Nam, nhiều từ ngữ Việt Nam hòa hợp lại rất tự nhiên đẩy dòng thơ đi một mạch làm cho ta

quên rằng đó là những bài thơ luật mà lại là thơ Đường Luật. Thêm vào đó, cái tài đối liên của Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, sau này cũng tế nhị, mau lẹ khơng thua gì Đặng Trần Thường và Ngô Thời Nhậm trước thuở sơ diệp Nguyễn Triều. Sử dụng các văn thể mượn của Trung Hoa một cách vô cùng kỹ thuật như vậy và ngày càng làm cho nó thêm nhiều tính cách Việt Nam, thế kỷ thứ XIX thật khơng hổ với nền văn chương đất nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)