IV. TÍNH CHẤT ĐẠI CƯƠNG VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA NỀN VĂN HỌC NHÀ NGUYỄN
c) Tài sử dụng danh từ mới của thời đại để làm giàu thêm cho văn từ đất nước : Về sau Trần Tế Xương lại cịn
dùng cả lời nói của thời đại, lại vừa nhập cảng những từ ngữ phương Tây vào nữa :
Chẳng ký, không thơng cũng cậu bồi.
Hoặc : Cống hỉ, méc xì thơng mọi tiếng. Hay là : Chi bằng đi học làm ông Phán
Tối rượu sâm-banh, sáng sữa bò.
Xem thế đủ thấy rằng thế kỷ XIX vốn có nhiều tư tưởng, nhiều khuynh hướng, nhiều việc xảy ra, nhiều vấn đề mới mà Hán Học cũng bị lãng bỏ dần, lẽ tất nhiên tiếng Việt Nam phải tự tìm cách làm giàu mạnh lên để dùng trong hoàn cảnh mới.
V. KẾT LUẬN
Trước khi kết luận chúng ta nên nhớ rằng với những chương tóm tắt trong bài này chúng ta chỉ đề cập đến phần chữ nôm của cả nền văn học thế kỷ XIX mà thơi. Nhìn chung tánh cách của nền văn học thế kỷ XIX, nói một cách rõ hơn là nền văn học Nguyễn Triều, thì ta có thể truy phong thế kỷ XIX là một đại thế kỷ văn chương của nước nhà. Sở dĩ chúng ta dám nêu lên như thế là vì chúng ta thấy một số đơng đảo tác giả lắm thiên tài của thế kỷ đã xây dựng biết bao tác phẩm phong phú, kiệt tác bằng những tư tưởng tự do, thực tiễn, mới mẻ. Hơn thế nữa, số đông đảo tác giả kia với những khuynh hướng giàu mạnh, với những văn thể dồi dào, đã xây dựng một kỷ nguyên văn chương V.N. cực thịnh, sau khi đã đả phá những cái gì gọi là gị bó của thời đại.
Nhìn chung, ta lại thấy thêm rằng phôi thai dưới triều Trần, thành lập và chịu qui chế dưới nhà Lê, văn chương V.N. lên đến chỗ cực thịnh dưới triều Nguyễn mà mở đầu là tất cả
cái thiên tài của Nguyễn Du trong Đ.T.T.T., một ngôi sao sáng trên nền trời Văn học.