Thực trạng về giá cả (Pricing)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện mô hình marketing hiện đại đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 49 - 51)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING HIỆN ĐẠI

2.2. Thực trạng thực hiện công tác Marketing tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát

2.2.2. Thực trạng về giá cả (Pricing)

- Về các chính sách lãi suất đối với khách hàng doanh nghiệp:

Đối với một ngân hàng lớn nhƣ BIDV thì chính sách lãi suất ảnh hƣởng rất lớn đến cơ chế thu nhập của ngân hàng. Trong tất cả các hoạt động thì hoạt động huy động vốn và cho vay mang lại lợi nhuận cao nhất trong cơ cấu thu nhập của BIDV. Nhằm làm tăng thu nhập, giảm rủi ro về thanh khoản cho hệ thống BIDV và thực hiện cơ chế điều chuyển vốn theo thông lệ của quốc tế. Từ ngày 13/01/2007, BIDV đã chính thức triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung trong toàn hệ thống. Hiện nay, không chỉ BIDV là ngân hàng duy nhất áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung (QLVTT). Cơ chế QLVTT hay còn gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing) là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm vốn đặt tại HSC. Các Chi nhánh (CN) trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với HSC (thông qua Trung tâm vốn). HSC sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của CN và bán vốn để CN sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập/chi phí của từng CN đƣợc xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với HSC. Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về HSC.

Việc chuyển đổi sẽ cho phép BIDV chuyển dần từ một hệ thống mang tính phân tán sang mơ hình theo hƣớng tập trung hóa, nghĩa là cũng cố, thành lập một HSC vững mạnh, trực tiếp kinh doanh một số hoạt động chiến lƣợc: kinh doanh tiền tệ, kinh doanh trên thị trƣờng vốn, tín dụng, tài trợ thƣơng mại, …

44

Hình 2.9: Sơ đồ cơ chế Quản lý vốn tập trung của BIDV

Ngoài những ƣu điểm mà cơ chế FTP mang lại cho hoạt động của BIDV thì kể từ khi vận hành cơ chế này, hệ thống các chi nhánh của BIDV đang phải đối mặt với những hạn chế nhất định: Phải huy động vốn dƣới mức giá “mua vốn” của HSC, một số Chi nhánh đã mất nhiều nguồn huy động lớn do lãi suất không cạnh tranh đƣợc với mức lãi suất của các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn. Đồng thời, khả năng tổ chức, hoạt động của mỗi CN còn phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: đặc điểm của khu vực, địa bàn hoạt động; về nhu cầu cũng nhƣ mức thu nhập của khách hàng…tuy nhiên, CN không thể linh động đƣa ra mức lãi suất cạnh tranh hơn do bị phụ thuộc vào lãi suất “mua/bán” vốn với HSC. Nhƣ vậy, việc áp dụng cơ chế một giá trong việc “mua/bán” vốn giữa HSC và các CN trong toàn hệ thống nhƣ hiện nay là một hạn chế rất lớn. Hơn nữa, BIDV là một ngân hàng quốc doanh, chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của Ngân hàng Nhà Nƣớc nên việc huy động vốn theo thị trƣờng nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác là điều khơng thể. Tình hình lãi suất huy động vốn từ TCKT trong những tháng đầu năm 2011 cho thấy BIDV đang gặp khá nhiều khó khăn, huy động vốn tồn hệ thống có xu hƣớng giảm, đặc biệt ở địa bàn TP.HCM.

45

Nhƣ vậy, với cơ chế điều hành lãi suất nhƣ hiện nay, một thực trạng đang diễn ra tại BIDV là lãi suất cho vay và huy động luôn thấp hơn so với các ngân hàng khác. Vì vậy, tìm kiếm một khách hàng cho vay khơng khó nhƣng tìm kiếm một khách hàng để huy động vốn thì vơ cùng khó khăn. Đây là một thách thức mà BIDV cần cải tổ trƣớc khi chuyển đổi sang mơ hình cổ phần.

- Phí dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp của BIDV so với các đối thủ cạnh tranh khác: Nhìn chung, so với các NHTMCP, các ngân hàng nƣớc ngồi... mức phí giao dịch tại BIDV đƣợc hầu hết khách hàng đánh giá là có tính cạnh tranh hơn hẳn. Các loại phí dịch vụ khách hàng doanh nghiệp tại BIDV bao gồm: phí giao dịch tài khoản, phí chuyển tiền, phí thu xếp khoản vay, phí bảo lãnh, phí kiểm đếm tiền, phí thu hộ tiền, các loại phí dịch vụ ngân hàng hiện đại....

- Tỷ giá giao dịch ngoại tệ của BIDV: tỷ giá hối đoái vận hành trong nền kinh tế nƣớc ta theo cơ chế có sự kiểm sốt chặt chẽ của NHNN, có áp dụng mức giá mua – bán theo khung giá trần, giá sàn của NHNN. BIDV là một ngân hàng do Nhà nƣớc quản lý nên việc phá khung tỷ giá sẽ bị phạt hành chính rất nặng. Tỷ giá giao dịch do đó cũng khó cạnh tranh với các ngân hàng có tiềm lực ngoại tệ dồi dào nhƣ Ngân hàng VCB, ngân hàng EXIMBANK, ngân hàng Techcombank và những ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam. Trong những năm qua, vấn đề tỷ giá và ngoại tệ ln là vấn đề nóng đối với nhiều doanh nghiệp. Việc tồn tại cơ chế hai tỷ giá trên thị trƣờng đã gây khơng ít những khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên, với tiềm lực khách hàng xuất khẩu lớn, mang lại nguồn ngoại tệ dồi dào, BIDV sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số chi nhánh của BIDV cịn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung ngoại tệ để đáp ứng đủ nhu cầu cầu ngoại tệ cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện mô hình marketing hiện đại đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)