Phân loại Xuất khẩu Nhập khẩu
Hàn Quốc Trung Quốc Nhật Bản ASEAN Hàn Quốc Trung Quốc Nhật Bản ASEAN Hàn Quốc - 1.78 3.01 1.45 - 3.70 1.63 1.52 Trung Quốc 3.10 - 2.01 1.13 1.96 - 2.97 1.35 Nhật Bản 1.67 2.33 - 2.30 3.20 2.52 - 2.38 ASEAN 1.83 1.35 2.26 4.29 1.67 1.81 2.40 3.60 ASEAN + 3 1.96 1.22 1.67 2.34 1.99 1.71 1.77 2.28 Nguồn: 손일태 (2007), tr. 280
Xem xét các số liệu trong bảng 3.4, cả Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN đều có mức độ tập trung thương mại lớn hơn 1. Điều đó cho thấy ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang tập trung vào các hoạt động giao dịch thương mại khu vực. Đối với bản thân ASEAN, mức độ tập trung thương mại ở cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có chỉ số cao nhất lần lượt là 4.29 và 3.60 cho thấy
68 Khái niệm mức độ tập trung thương mại được dùng để xác định mức độ quan trọng của một quốc gia với quốc gia khác với tư cách là đối tác thương mại. Mức độ tập trung thương mại được định nghĩa là tỷ lệ giao dịch của một quốc gia hay một tổ chức hợp tác kinh tế với một đối tác hoặc một tổ chức hợp tác kinh tế nào đó so với tỷ lệ giao dịch thương mại thế giới. Nếu tỷ lệ giao dịch lớn (hoặc nhỏ) hơn 1, có nghĩa là mức độ thập trung thương mại của quốc gia đối với một quốc gia hay một tổ chức hợp tác kinh tế là rất lớn (hay nhỏ). Mức độ tập trung thương mại được chia ra thành mức độ tập trung giao dịch xuất khẩu và mức độ tập trung giao dịch nhập khẩu. Cách tính mức độ tập trung thương mại được tính theo cơng thức sau:
- Mức độ tập trung xuất khẩu: ITXij = (Xij/Xi)/{Mj/(Mw - Mi)} - Mức độ tập trung nhập khẩu: ITMij = (Mij/Mi)/{Xj/(Xw - Xi)} Trong đó: X = xuất khẩu; M = nhập khẩu; i, j = quốc gia; w = thế giới.
Mức độ tập trung thương mại cùng với tỷ lệ giao dịch thương mại là hai thông số được các nhà nghiên cứu sử dụng để tìm hiểu về khả năng hình thành một cộng đồng kinh tế khu vực thông qua việc đánh giá mức độ hợp tác kinh tế khu vực.
giao dịch nội khối của ASEAN diễn ra sôi nổi nhất. Đối với quan hệ ASEAN - Hàn Quốc, Hàn Quốc là thị trường xuất nhập khẩu lớn thứ hai của ASEAN trong số 3 nước Đơng Á. Trong khi đó, trong khu vực Đơng Á, ASEAN là đối tác xuất khẩu đứng thứ hai và đứng thứ ba về nhập khẩu của Hàn Quốc. Trong quan hệ với 3 nước Đông Bắc Á , mức độ tập trung thương mại của ASEAN đối với Nhật Bản là lớn nhất kể cả trên phương diện nhập khẩu và xuất khẩu. Còn đối với Hàn Quốc, đối tác xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc và đối tác nhập khẩu lớn nhất là Nhật Bản. Điều đó cho thấy, mặc dù đã có sự phát triển trong quan hệ thương mại ASEAN - Hàn Quốc cũng như trong quan hệ ASEAN + 3 nhưng xu thế hợp tác giữa các nước ASEAN và cũng như của Hàn Quốc với các nước Đông Bắc Á vẫn diễn ra mạnh hơn. Qua đó, có thể khẳng định, đối với ASEAN và Hàn Quốc, những đối tác lớn nhất vẫn là các đối tác truyền thống.
Trong giai đoạn này, mặc dù đã có những thành tựu nhất định trong quan hệ kinh tế nhưng thành công nổi bật của Hàn Quốc trong quan hê ̣ với ASEAN tâ ̣p trung nhiều vào đóng góp của Hàn Quốc trong hoạch định đường lối cho sự phát triển của ASEAN + 3 và Hợp tác Đơng Á. Trong đó, các nhà nghiên cứu đánh giá cao những đề xuất của Hàn Quốc là có tầm chiến lược và có giá trị định hướng cho sự phát triển của khu vực Đơng Á. Với đề xuất hình thành nhóm Tầm nhìn Đơng Á (EAVG) mà sau này được cụ thể hóa bằng kế hoạch “thúc đẩy hình thành thể chế đối thoại an ninh đa phương Đông Bắc Á để tăng cường ngoại giao Hậu Chiến tranh Lạnh và tăng cường ý thức cộng đồng Đông Á bao gồm ASEAN và 3 quốc gia Trung, Nhật, Hàn” [최영종, 2007, tr. 202 - 203] và đề nghị thành lập Nhóm nghiên cứu Đơng Á (EASG), Hàn Quốc đã đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình hình thành cơ chế cụ thể về hợp tác Đông Á, mở đường cho những hợp tác đa phương trong khu vực. Tuy nhiên, những đóng góp của Hàn Quốc đối với ASEAN + 3 sau đó được cho là có dấu hiệu giảm xuống. Điều này được lý giải là do mặc dù rất tích cực với việc xây dựng ASEAN + 3 nhưng Hàn Quốc lại là nước thu được ít lợi ích nhất từ tiến trình này. Mong muốn duy trì tình trạng hịa bình, ổn định ở khu vực Đơng Bắc Á và tạo sức ảnh hưởng tác động đến CHDCND Triều Tiên tham gia vào chuyển động chung của khu vực vẫn chưa thể thực hiện; vấn đề hạt nhân trên
bán đảo Triều Tiên cũng chưa có chuyển biến tích cực. Điều này làm cho nhiệt tình của Hàn Quốc đối với ASEAN + 3 giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, với những lợi ích khơng thể phủ nhâ ̣n, ASEAN vẫn là đối tác mà Hàn Quốc muốn hợp tác và ASEAN + 3 sẽ vẫn là mối liên kết thu hút được sự tham gia của Hàn Quốc và các nước trong cộng đồng Đông Á.
3.2. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN ASEAN - HÀN QUỐC (2004 - 2009) 2009)
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện các thể chế hợp tác
3.2.1.1. Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc (2004)
Sau 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, tháng 10. 2004, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 8 tổ chức tại Viêng Chăn, ASEAN và Hàn Quốc đã ký “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác hợp tác toàn diện”, tạo ra bước phát triển mới trong lịch sử phát triển quan hệ hai bên. Với mục đích củng cố quan hệ đối tác tồn diện và xác lập định hướng tương lai trong thế kỷ XXI, tuyên bố chung này là cơ sở pháp lý cho sự phát triển quan hệ ASEAN - Hàn Quốc trong thời gian tới đồng thời đưa ra mô ̣t chương trình nghi ̣ sự làm cơ sở cho các hoạt động hợp tác của Hàn Quốc và ASEAN trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, tuyên bố chung ASEAN - Hàn Quốc sẽ là điều kiện tốt cho việc thỏa thuận xây dựng khu mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc sau này.
Xét trên phương diện quan hệ song phương, Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc là kết quả của sự thay đổi rõ nét trong nhận thức của mỗi bên về đối tác. Với những phân tích đã được đề cập ở phần trước, rõ ràng uy tín của cả ASEAN và Hàn Quốc đều được công nhận trong nhận thức của đối phương cũng như trong quan hệ quốc tế khu vực thông qua các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương trong khu vực. ASEAN đã chứng tỏ được vai trị dẫn dắt của mình trong các cơ chế hợp tác và diễn đàn khu vực. Sự gắn kết về kinh tế giữa các nền kinh tế thành viên là mối lo ngại lớn của ASEAN cũng đã được khắc phục khi tỷ lệ giao dịch nội khối đang ngày càng tăng lên và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các giao dịch khu vực. Sau Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Bali II) được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 năm
2003, ASEAN đã cho thấy sự phát triển vững chắc của mình như một thực thể quan trọng trong trật tự quan hệ quốc tế khu vực. Trong khi đó, sự phục hồi nhanh chóng của Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính vừa là điểm cộng cho Hàn Quốc trong nhận thức của ASEAN đồng thời cũng là động lực để Hàn Quốc tăng cường hơn quan hệ với ASEAN nhằm khai thác tiềm năng của thị trường này. Bên cạnh đó, thơng điệp chiến lược của tổng thống Rho Mu-hyun trong những ngày đầu nhậm chức muốn Hàn Quốc trở thành cầu nối liên kết các sức mạnh trong khu vực, trở thành trung tâm của các ý tưởng và mạng lưới liên kết khu vực nhằm xây dựng một cộng đồng khu vực hịa bình và thịnh vượng [외교백서, 2003] là kế hoạch có nhiều điểm chung với kế hoạch của ASEAN đối với tình hình khu vực. Trong bối cảnh Hàn Quốc đang giảm dần nhiệt tình với ASEAN + 3 sau một thời gian dồn nhiều tâm huyết cho cơ chế đa phương này nhưng không đạt được hiệu quả, Tuyên bố này như một sự củng cố về vai trò của quan hệ song phương đối với hợp tác khu vực của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc gia tăng hội nhập khu vực cũng là một yếu tố thúc đẩy các nước trong khu vực trong đó có Hàn Quốc tăng cường hơn trong quan hệ với ASEAN. Việc ASEAN - Hàn Quốc ký kết Tuyên bố chung cũng có thể được coi là một động thái của Hàn Quốc trước việc Trung Quốc ký kết Tuyên bố Trung Quốc - ASEAN về xây dựng quan hệ đối tác chiến lược vì hịa bình và thịnh vượng vào tháng 10. 2003.
Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc đã thống nhất chiến lược hành động chung trên 8 phương diện gồm: 1) tăng cường hợp tác chính trị và an ninh; 2) tăng cường hợp tác kinh tế mật thiết hơn; 3) thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN và giữa ASEAN với Hàn Quốc; 4) tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển nền kinh tế/ xã hội tri thức, hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ; 5) tăng cường hiểu biết lẫn nhau; 6) xúc tiến hợp tác đối phó với các thách thức toàn cầu; 7) hợp tác trong các diễn đàn khu vực và quốc tế; 8) tăng cường hợp tác Đơng Á. Trong đó, trên phương diện chính trị - an ninh, tuyên bố khẳng định thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa ở cấp độ khu vực và thông qua các diễn đàn khu vực hiện hành nhằm tăng cường an ninh khu vực và xây dựng niềm tin giữa hai bên. Đồng thời ASEAN cũng khẳng định sẽ ủng hộ các nỗ lực của
Hàn Quốc và các bên liên quan nhằm duy trì hịa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp hịa bình. Ngược lại, Hàn Quốc tuyên bố ủng hộ và tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á nhằm tăng cường sự tin cậy và quan hệ hiện có giữa hai bên (2004).
Về nội dung hợp tác kinh tế, nội dung cụ thể và quan trọng nhất được hai bên hướng tới là thiết lập AKFTA. Hai bên đã nhất trí việc đàm phán sẽ được bắt đầu vào năm 2005 và hồn thành trong vịng hai năm. Theo đó, ít nhất 80% sản phẩm sẽ có thuế suất 0% với thời hạn áp dụng khác nhau với từng nhóm nước ASEAN - 6 và nhóm CLMV. Ngồi ra, các hoạt động hỗ trợ thực hiện các mục tiêu hội nhập ASEAN trong đó có mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN và giữa ASEAN và Hàn Quốc, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển xã hội tri thức thông qua hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ cũng được đưa vào nội dung hợp tác. Hai bên cũng thống nhất tăng cường hợp tác trong khu vực nhằm đối phó với các thách thức của khu vực và toàn cầu.
3.2.1.2. Kế hoạch hành động thực hiện Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc (2005) toàn diện ASEAN - Hàn Quốc (2005)
Việc hiện thực hóa Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc được hai bên cụ thể hóa trong Kế hoạch hành động cụ thể được đưa ra năm 2005 với các biện pháp tiến hành hoạt động hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực cụ thể. Trên phương diện chính trị - an ninh, xu hướng chung trong quan hệ ASEAN - Hàn Quốc là tiếp tục khai thác các cơ chế song phương và đa phương hiện có trong khn khổ ASEAN, ASEAN + 3 và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc ứng xử của Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở
Đơng Nam Á. Trong đó, biện pháp chủ yếu vẫn là gia tăng trao đổi và tham vấn các cấp (từ quan chức cao cấp đến các chuyên gia). Lĩnh vực được nhấn mạnh trong hợp tác chính trị - an ninh được đưa ra là các vấn đề an ninh gây ảnh hưởng đến trật tự khu vực như ngăn chặn việc chuyển nhượng và phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, hợp tác chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có các lĩnh vực cụ thể như: bn người, bn lậu vũ khí, cướp biển, rửa tiền, bn bán ma túy bất hợp pháp, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm mạng.
Đối với hợp tác kinh tế, với chủ trương tăng cường nền tảng của hợp tác kinh tế toàn diện, ASEAN và Hàn Quốc thống nhất xây dựng các kênh tư vấn hợp tác các cấp trên nhiều lĩnh vực hợp tác đa dạng. Đặc biệt, để tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai bên, việc ký kết Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc đã được hoạch định với thời hạn cụ thể. Trong đó, Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Hàn Quốc, Hiệp định thương mại hàng hóa (AKATG) và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ có hiệu lực vào năm 2006. Hiệp định thương mại dịch vụ (AKATS) và Hiệp định đầu tư (AKAI) được dự định bắt đầu đàm phán năm 2006 với mục tiêu kết thúc đàm phán trong cùng năm. Đối với các nhóm nước trong ASEAN, kế hoạch hành động ASEAN - Hàn Quốc chỉ rõ Khu vực mậu dịch tự do hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc sẽ được thực hiện năm 2010 đối với ASEAN - 6, năm 2016 đối với Việt Nam và năm 2018 đối với ba nước Campuchia, Lào và Myanmar. Các khía cạnh khác trong hợp tác kinh tế cũng được tiến hành theo phương thức trao đổi thông tin, tham vấn, hợp tác đào tạo và đối thoại chính sách. Thương mại, đầu tư và hợp tác tài chính tiền tệ được khẳng định nhằm thúc đẩy hội nhập khu vực. Trong đó, chú trọng tăng khả năng nhập khẩu của ASEAN, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp vào thị trường Hàn Quốc. Hàn Quốc cũng cam kết hỗ trợ cho ASEAN về ngân sách và kỹ thuật, công nghệ, giáo dục để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN và tăng cường năng lực cạnh tranh cho ASEAN trên các lĩnh vực khai thác thông tin, khoa học công nghệ, du lịch, lao động và bồi dưỡng năng lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, Hàn Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ Quỹ hợp tác đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc SCF với cam kết tăng đóng góp của Hàn Quốc lên 1 triệu USD trong năm tài chính 2005, mở rộng dự án hợp tác sang các lĩnh vực nghệ thuật, du lịch, công nghệ thông tin, khoa học….Kế hoạch thực hiện cũng nêu rõ Hàn Quốc sẽ nghiên cứu khả năng hợp tác và cung cấp hỗ trợ cho các danh mục có liên quan để thực hiện các dự án đã được đề cập trong Tuyên bố chung.
Để tăng cường hiểu biết song phương trên phương diện văn hóa - xã hội, giao lưu văn hóa xã hội là hướng đi chính trong kế hoạch hành động của ASEAN và Hàn Quốc. Trong đó, các hoạt động được điều phối bởi vai trò của Quỹ Hàn Quốc
và mạng lưới Trường Đại học ASEAN trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa ASEAN và Hàn Quốc được nhấn mạnh. Ngoài ra, vấn đề hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống và hợp tác quốc tế khu vực cũng được hoạch định chi tiết. Đặc biệt, trong kế hoạch hành động đã thể hiện rõ quan điểm của Hàn Quốc và ASEAN trong việc ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam và Lào gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO - World Trade Organization).
Như vậy, có thể thấy kế hoạch hành động nhằm hiện thực hóa hợp tác ASEAN - Hàn Quốc được xây dựng tương đối toàn diện. Trong bản kế hoạch này,