Quá trình tiệm tiến chịu tác động của nhiều nhân tố

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 121 - 124)

2.2.1.1 .Xu hướng hòa bình và nhu cầu duy trì hợp tác trên toàn thế giới

4.1. MỘT VÀI ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC

4.1.3. Quá trình tiệm tiến chịu tác động của nhiều nhân tố

Quan hệ ASEAN - Hàn Quốc được thiết lập chính thức vào năm 1991, khi hịa bình, hợp tác và phát triển là xu hướng chủ đạo trên toàn thế giới. Nhưng để hình thành được quan hệ đối tác toàn diện, ASEAN - Hàn Quốc phải mất tới 15 năm. Có điều này là do vị thế của ASEAN cũng như Hàn Quốc đối với đối tác vẫn chưa được xác lập. Sự tương đồng về lịch sử, những đồng cảm quá khứ… không đủ để vượt lên trên những khác biệt về văn hóa, giá trị lợi ích của mỗi bên để thúc đẩy quan hệ ASEAN - Hàn Quốc phát triển nhanh hơn. Như trong chương II đã đề cập, trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, ASEAN và Hàn Quốc đã xuất hiện nhu cầu và thiện ý hợp tác nhưng cũng gặp rất nhiều lần thất bại. Sự thất bại

của ý tưởng thành lập đồng minh Thái Bình Dương được chỉ rõ là do sự tác động của Mỹ khi xem xét trong đối trọng giữa quan hệ Hàn Quốc - ASEAN với quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản. Hội đồng châu Á - Thái Bình Dương (ASPAC) thành lập được nhưng khi Trung Quốc gia nhập Liên hợp quốc năm 1973 và chính sách hịa hỗn được bắt đầu thì Hội đồng này cũng bị giải thể. Đối với Hàn Quốc, trong bối cảnh là đồng minh của Mỹ nhưng vị thế cạnh tranh kém hơn Nhật Bản lại có sự phụ thuộc lớn vào Mỹ về kinh tế và an ninh, việc một ý tưởng hợp tác không thể thành công do khơng có sự ủng hộ của Mỹ là điều dễ hiểu. Đồng thời nó cũng thể hiện rằng đối với ASEAN và Hàn Quốc quan hệ với các cường quốc vẫn là ưu tiên lớn nhất.

Trong giai đoạn thập niên 1970 - 1980, mặc dù không nhiều và chủ yếu tập trung vào các nước thành viên Đông Nam Á truyền thống, ASEAN và Hàn Quốc đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế được xuất phát từ nhu cầu sử dụng tài nguyên và trao đổi hàng hóa giữa hai bên đáp ứng cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa đang diễn ra tại Hàn Quốc. Bản thân vị thế của ASEAN cũng đã được nâng cao sau thành công của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất. Nhưng hoạt động hợp tác giữa ASEAN và Hàn Quốc cũng chỉ tập trung chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế và được mở rộng sang các lĩnh vực khác như văn hóa, ngoại giao. Xu hướng này cũng khơng áp đảo được việc Hàn Quốc và ASEAN vẫn đặt ưu tiên trong quan hệ an ninh - chính trị đối với các nước lớn, cụ thể là Mỹ, xuất phát từ những lo lắng trước nguy cơ bất ổn trong khu vực và vị thế của mình trước động thái rút quân của Mỹ khỏi khu vực.

Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1991, thành cơng của Hàn Quốc trong phát triển kinh tế cũng như vai trò trung tâm của ASEAN trong các diễn đàn đa phương khu vực đã trở thành động lực gắn kết ASEAN và Hàn Quốc. Hàn Quốc đã trở thành một trong 18 thành viên sáng lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 1994 và là một trong những thành viên sáng lập của Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) năm 1996. Quan hệ ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn này có xu hướng hòa vào chuyển động chung của hợp tác khu vực. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 là cú huých để các nước Đơng Á xích lại gần nhau hơn, trong đó có ASEAN và Hàn Quốc. Là hai thành viên khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á , ASEAN và Hàn Quốc đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hình thành một tổ chức khu vực để đảm bảo sự ổn định và phát triển của các nước thành viên. Mặc dù việc hình thành ASEAN + 3 cịn có những suy tính lợi ích khác nhau đối với từng quốc gia đồng thời cũng vấp phải sự phản đối của Mỹ nhưng nó là xu thế phù hợp với những chuyển biến trong khu vực và đáp ứng nhu cầu đảm bảo một môi trường an ninh,

chính trị, kinh tế của các quốc gia thành viên. Trong bối cảnh đó, quan hệ ASEAN - Hàn Quốc cũng được đẩy mạnh. Hàn Quốc hy vọng cơ chế ASEAN + 3 sẽ đem lại cho Hàn Quốc vị thế ngang hàng với Trung Quốc và Nhật Bản trong khu vực đồng thời có được sự ủng hộ mang tính trung lập của ASEAN về vấn đề bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, ASEAN mong muốn với sự tham gia của Hàn Quốc trong ASEAN + 3 sẽ đảm bảo vị thế trung tâm của ASEAN trong cơ chế hợp tác đa phương và trong việc kiềm chế sức mạnh của các cường quốc khu vực. Điều này cho thấy nhận thức về đối phương của ASEAN và Hàn Quốc đã có những chuyển biến tích cực hơn.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng quan hệ ASEAN - Hàn Quốc cũng như quan hệ giữa ASEAN với các quốc gia khác trong cơ chế hợp tác ASEAN + 3, hợp tác ASEAN + 1 vẫn là xu hướng chủ đạo. Nhưng với vị thế của mối quan hệ giữa một tổ chức khu vực với một cường quốc hạng trung, quan hệ ASEAN - Hàn Quốc luôn chịu sự chi phối bởi chính sách của các cường quốc và những chuyển biến trong khu vực và thế giới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với sự cạnh tranh quyền lực của Nhật Bản và Trung Quốc trong khu vực đã trở thành nhân tố quan trọng chi phối quan hệ ASEAN - Hàn Quốc khi đặt ASEAN và Hàn Quốc vào bàn cân của việc xác định đối tượng hợp tác giá trị và hiệu quả. Mặc dù khẳng định quan hệ ASEAN - Hàn Quốc có nhiều thành cơng trong cơ chế ASEAN + 1 và là một bộ phận gắn kết của khu vực nhưng mức độ ảnh hưởng của quan hệ ASEAN - Hàn Quốc trong cơ chế đa phương vẫn chưa thể xác lập. Điều này đòi hỏi ASEAN và Hàn Quốc cần có sự xác định rõ ràng trong việc điều chỉnh chính sách quan hệ để có được hiệu quả cao nhất. Việc nâng cấp quan hệ ASEAN - Hàn Quốc thành quan hệ đối tác toàn diện năm 2004 với các hoạt động hợp tác cụ thể như hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc, tuyên bố Kế hoạch hành động thực hiện Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc cho thấy Hàn Quốc và ASEAN đã xác định đẩy mạnh quan hệ song phương và xây dựng được niềm tin đối với mối quan hệ song phương này. Việc các hoạt động hợp tác tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh tế, đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế… đồng thời cũng chứng tỏ Hàn Quốc và ASEAN đã xác định được hợp tác kinh tế và hỗ trợ phát triển là hướng hợp tác hiệu quả cho quan hệ hai bên. Trên thực tế, trong quan hệ song phương ASEAN - Hàn Quốc, hợp tác phát triển kinh tế vẫn là mối quan hệ

phát huy hiệu quả nhất và có xu hướng tiệm tiến, bất chấp những biến động trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)