Xuất nhập khẩu của ba nước Hàn Trung Nhật đối với ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 137 - 141)

(Đơn vị: trăm triệu USD)

Phân loại Hàn Quốc Trung Quốc Nhật Bản 2005 2008 2005 2008 2005 2008 Xuất khẩu 274 493 555 1.141 761 1.030 Nhập khẩu 261 409 750 1.169 731 1.061 Tổng giao dịch thương mại 535 902 1.305 3.310 1.492 3.031 Cán cân thương mại 14 84 -196 -28 30 -33

Nguồn: Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), http://www.kita.net

Như vâ ̣y, tỷ tro ̣ng nhâ ̣p khẩu của Hàn Quốc từ thi ̣ trường ASEAN là nhỏ nhất trong 3 nước Đông Bắc Á trong khi tỉ tro ̣ng xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN là thấp nhất.

Như vâ ̣y, xét trên nhiều khía ca ̣nh, quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc với những giá trị riêng của mình đã góp phần phân tán sức ảnh hưởng của các cường quốc cạnh tranh trong khu vực và khẳng định vị thế của ASEAN. Cả ASEAN và Hàn Quốc đều đã nhận thức được và có phản ứng tích

cực đối với hợp tác song phương nói riêng và liên kết khu vực nói chung. Mặc dù trên khía cạnh tương quan với các quốc gia khác trong q trình hội nhập Đơng Á, so với quan hệ ASEAN - Nhật Bản và ASEAN - Trung Quốc, quan hệ ASEAN - Hàn Quốc có những bước đi chậm hơn nhưng mối quan hệ sở hữu những giá trị riêng mà quan hệ ASEAN - Nhật Bản và ASEAN - Trung Quốc khơng thể có. Đó là tính trung lập được xây dựng trên cơ sở niềm tin không chỉ giữa hai chủ thể mà cả từ các bên khác nhau trong quan hệ quốc tế khu vực và quốc tế. Đây chính là lợi thế cho quan hệ ASEAN - Hàn Quốc phát huy được sức ảnh hưởng của mình nếu được tận dụng đúng hướng. Bên cạnh đó, tính tương đồng và bình đẳng trong quan hệ giữa một tổ chức khu vực với một cường quốc hạng trung là giá trị mà quan hệ ASEAN - Hàn Quốc vượt trội hơn so với quan hệ ASEAN - Nhật Bản và ASEAN - Trung Quốc. Từ đó, tính tương đồng trong lợi ích và vị thế sẽ là nhân tố quyết định tính ổn định cho mối quan hệ này trong tương quan với hai trục quan hệ cịn lại. Khơng chỉ có vậy, đều là những chủ thể quan hệ có vị trí trung gian của hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, chính sách ngoại giao trung gian và ngoại giao đa phương của ASEAN và Hàn Quốc sẽ nhân tố gia tăng sức mạnh cho mối quan hệ này trong khu vực.

Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong quan hệ giữa các quốc gia vốn có mối quan hệ chặt chẽ trong lịch sử nhưng với những lợi ích của mình cùng với xu thế chung của khu vực và thế giới, ASEAN và Hàn Quốc đã và đang dần chứng tỏ vai trị của mình trong khu vực và ngày càng có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung. Tuy nhiên, đây mớ i chỉ là giai đoa ̣n khởi đầu cho mô ̣t mối quan hệ còn chi ̣u nhiều tác đô ̣ng từ tình hình khu vực và thế giới. Vì thế song song vớ i nhưng ưu thế, quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc chắc chắn sẽ còn phải đối mă ̣t với nhiều thách thức đòi hỏi hai bên phải có sự thay đổi tích cực hơn nữa trong nhâ ̣n thứ c cũng như trong hành đô ̣ng cu ̣ thể.

4.2.4. Góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc vốn có lịch sử từ lâu đời với nhiều thăng trầm lịch sử. Thế kỷ XI, thờ i Goryeo, do những mâu thuẫn trong hoàng tô ̣c, hoàng tử Lý Tinh Thiện triều Lý đã đi thuyền ra biển Đông và câ ̣p vào bờ biển Hwanghae. Trong những năm sau đó, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc còn được biết đến trong các tài liệu của các sứ thần Việt Nam và Cao Ly khi đi sứ sang Trung Quốc. Trong Chiến tranh Lạnh, Hàn Quốc với tư cách là đồng minh của Mỹ đã gửi quân sang tham chiến ở Việt Nam. Đây là sự kiện đẩy quan hệ hai nước đứng vào hai phía của

cuộc đối đầu ý thức hệ. Từ năm 1975, Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ bn bán tư nhân qua trung gian; từ 1983 bắt đầu có quan hệ bn bán trực tiếp và một số quan hệ phi Chính phủ [Bộ ngoại giao, 2013]81. Ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, với việc hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1992, mối quan hệ này đã có những bước phát triển nhanh chóng. Năm 2001, trong chuyến viếng thăm của chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương tới Hàn Quốc, hai nước đã đồng ý xây dựng mối “Quan hệ hợp tác toàn diện trong thế kỷ XXI”. Tháng 10. 2009, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Lee Myung-bak, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Lee Myung-bak đã tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước lên thành quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược vì hịa bình thịnh vượng”. Với hoàn cảnh lịch sử, vị trí địa chính trị, văn hóa truyền thống có nhiều điểm tương đồng, sự chia sẻ về lợi ích, Việt Nam và Hàn Quốc dễ dàng có những quan điểm gần gũi với nhau trong các cuộc đối thoại chính trị và các vấn đề quốc tế. Bên cạnh đó, mối quan hệ hợp tác có tính chất bổ sung lẫn nhau cộng với việc Việt Nam có những thành tố cấu thành một thị trường đầu tư phù hợp với Hàn Quốc đã khiến cho quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển nhanh chóng. Mối quan hệ này còn được bổ sung và bồi đắp khi cả hai tham gia vào các mối quan hệ đa phương trong các diễn đàn quốc tế và khu vực mà hai bên là thành viên.

Nếu xem xét các sự kiện chính trị - ngoại giao, có thể thấy những bước phát triển trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc luôn diễn ra sớm hơn so với quan hệ ASEAN - Hàn Quốc. Quan hệ ngoại giao chính thức Việt Nam - Hàn Quốc được thiết lập ngày 22. 12. 1992, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN tháng 7. 1995. Năm 2004, quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc được xác lập trong khi quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc đã được hình thành từ năm 2001. Tương tự, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc thành lập năm 2009, sau đó một năm, quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Hàn Quốc được thành lập. Điều này cho thấy, ngay từ khi Việt Nam chưa gia nhập ASEAN, mối quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc đã có những bước phát triển khởi đầu độc lập với quan hệ ASEAN - Hàn Quốc. Trên thực tế, trong quá trình phát triển quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc, cả hai đã tìm được những lợi ích cho quan hệ hợp tác đa phương khi thông qua quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam là cầu nối tin cậy để Hàn Quốc hội nhập sâu hơn vào các định chế hợp tác khu vực với ASEAN cả trên phương diện song phương và đa phương.

Trong khi đó, thơng qua quan hệ với Hàn Quốc, Việt Nam cũng tạo được sự tin tưởng của cộng đồng khu vực về chủ trương làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, phát triển kinh tế và tăng cường quan hệ đối ngoại trên tinh thần hợp tác cùng phát triển.

Mặc dù khẳng định quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc có sự phát triển độc lập tương đối so với quan hệ ASEAN - Hàn Quốc nhưng không thể phủ nhận được rằng Việt Nam nói riêng và mối quan hệ này nói chung đã có được những ảnh hưởng tích cực từ quan hệ đối tác tồn diện ASEAN - Hàn Quốc. Thứ nhất, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã có được sự phát triển đồng hành với những phát triển của trong quan hệ ASEAN - Hàn Quốc. Quan hệ đối tác tồn diện Việt Nam - Hàn Quốc được hình thành trước đó đã giúp cho Việt Nam cũng như Hàn Quốc khai thác được những cơ hội mới mở ra trong quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc. Đặc biệt, việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc đã là cơ sở pháp lý để Việt Nam và Hàn Quốc triển khai sâu rộng hơn các hoạt động hợp tác và đầu tư thương mại. Thứ hai, thông qua những cam kết trong quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc, Việt Nam đã được hưởng lợi từ những dự án mang tầm khu vực trong chương trình hợp tác ASEAN - Hàn Quốc như các dự án thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia ASEAN và ASEAN với Hàn Quốc. Thứ ba, thông qua mối quan hệ này, Việt Nam và Hàn Quốc có thể tham gia vào việc trao đổi, hợp tác giải quyết những vấn đề của ASEAN hay những vấn đề mang tính khu vực, vượt ra ngoài tầm ảnh hưởng và năng lực của quan hệ ở cấp quốc gia. Các vấn đề an ninh phi truyền thống của khu vực, vấn đề bán đảo Triều Tiên, vấn đề hội nhập Đơng Á, vấn đề duy trì cân bằng lực lượng trong khu vực… là những vấn đề Việt Nam và Hàn Quốc có thể đóng góp thơng qua quan hệ hợp tác ASEAN - Hàn Quốc. Điều này là cơ hội giúp Việt Nam và Hàn Quốc củng cố vị thế của mình trong khu vực.

Trên thực tế, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc là một bộ phận của mối quan hệ hợp tác ASEAN - Hàn Quốc. Vì thế, nếu khơng có những tính chất đặc thù riêng, rất khó để tách biệt hai mối quan hệ này trong những chủ trương và hoạt động hợp tác chung của ASEAN và Hàn Quốc. Ảnh hưởng của nó đối với hai chủ thể quan hệ cũng khó để phân biệt rạch rịi. Đặc biệt, khi mức độ quan hệ tương đồng, lợi ích và quyền lợi của các chủ thể quan hệ trong mối quan hệ này khơng có mâu thuẫn với mối quan hệ kia, sự phân biệt lại càng trở nên khó khăn hơn. Vì thế, xem xét quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, cần tập trung khai thác những thành tựu và hạn chế của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong tương quan với các quốc gia khác của ASEAN trong giai đoạn ASEAN - Hàn Quốc triển khai quan hệ đối tác tồn diện. Trong đó,

hợp tác phát triển kinh tế là lĩnh vực được tập trung phân tích bởi đây là lĩnh vực có những chuyển biến rõ rệt nhất.

Hiệp định thương mại giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN bắt đầu có hiệu lực trong lĩnh vực thương mại hàng hóa năm 2007, dịch vụ và đầu tư năm 2009. Trong đó, Hàn Quốc cam kết xóa bỏ 70% các loại thuế nhập khẩu năm 2007 và hoàn tất cam kết giảm thuế sớm trong năm 2010 cho 10 thành viên ASEAN. Việc cắt giảm này có hiệu lực đối với 1/2 tổng số các dòng thuế vào năm 2015. Theo báo cáo của Dự án hỗ trợ thương mại đa biên Mutrap đánh giá về tác động của Hiệp định thương mại tự do đối với Việt Nam, sau khi Hiệp định AKFTA có hiệu lực, thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc tăng vọt lên 9 tỷ USD năm 2009 từ mức 490 triệu USD năm 1992. Theo các thống kê cụ thể trong bảng 4.2 thương mại song phương năm 2008 đạt 9 tỷ USD bất chấp những khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đến năm 2009, con số này giảm đi chút ít nhưng ở mức rất thấp nên có thể coi là vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định. Xu hướng tăng này vẫn được duy trì trong năm 2010 cho thấy mặc dù hoạt động thương mại và đầu tư của Hàn Quốc đối với ASEAN bị ảnh hưởng nhưng tăng trưởng thương mại trong quan hệ với Việt Nam vẫn duy trì ổn định82.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 137 - 141)