2.2.1.1 .Xu hướng hòa bình và nhu cầu duy trì hợp tác trên toàn thế giới
4.1. MỘT VÀI ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC
4.1.4. Định hình quan hệ hợp tác trong ngoại giao cường quốc hạng trung
Như đã đề cập trong phần cơ sở lý luận, xét trên phương diện hành vi, các cường quốc hạng trung thường có xu hướng theo đuổi các giải pháp đa phương. Từ giữa những năm 1990, Hàn Quốc được coi là cường quốc hạng trung và từ những năm cuối của thập niên 90, dưới thời tổng thống Kim Dae-jung (1998 - 2003), dù chưa có tun bố chính thức nhưng Hàn Quốc đã thể hiện định hướng ngoại giao cường quốc hạng trung tại khu vực Đông Á. Trong khi đó, ASEAN là một tổ chức của các quốc gia vừa và nhỏ định hướng chính sách ngoại giao đa phương khu vực nhằm tạo dựng vị thế trung tâm và duy trì ổn định khu vực. Sự gặp gỡ trong nhu cầu hợp tác giữa ASEAN và Hàn Quốc được xuất phát từ sự tương đồng về vị thế và định hướng ngoại giao trong trật tự quốc tế. Điều này cũng là một trong những động lực thúc đẩy cho quan hệ ASEAN - Hàn Quốc. Tuy nhiên, mặc dù có cùng định hướng ngoại giao trung gian, ngoại giao đa phương trong trật tự quốc tế và có những nỗ lực chung trong việc xây dựng các cơ chế khu vực để phát huy các chính sách này nhưng có thể nói hợp tác ASEAN - Hàn Quốc vẫn còn nhiều hạn chế trong việc hỗ trợ các bên phát huy vai trò trung gian trong khu vực. Điều này thể hiện ở việc Hàn Quốc vẫn chưa có được sự cơng nhận của hai quốc gia Đơng Á láng giềng trong vai trị trung gian khu vực. Trong khi đó, ASEAN cịn phải cố gắng nhiều để có thể duy trì được vai trị trung tâm của hợp tác khu vực. Lý do của những hạn chế này có thể được lý giải qua những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, sự khác nhau trong việc xác định mục đích của việc thực hiện chính sách ngoại giao cường quốc hạng trung. Đối với ASEAN, ngoại giao đa phương nhằm hai mục đích rõ ràng là để khẳng định vị thế trung tâm của ASEAN trong các cơ chế đa phương khu vực và kiềm chế các cường quốc trong khu vực nhằm đảm bảo một môi trường ổn định cho phát triển kinh tế. Đối với Hàn Quốc, dưới thời tổng thống Kim Dae-jung (1998 - 2003), với việc đưa ra chính sách Ánh Dương, chính sách ngoại giao của nước này chủ yếu hướng tới CHDCND Triều Tiên và đóng vai trị trung gian giữa Mỹ - Trung Quốc, Mỹ - CHDCND Triều Tiên nhằm thúc đẩy giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Rho Mu-hyu (2003 - 2008) tiếp tục chính sách của tổng thống tiền nhiệm Kim Dae-jung đồng thời thực hiện chính sách ngoại giao trung gian khu vực Đông Bắc Á với mục đích trở thành trung tâm kinh tế của khu vực Đơng Bắc Á. Như vậy, có thể thấy, trong
chính sách đối ngoại của ASEAN, các cường quốc vẫn là mối quan tâm lớn, trong khi đó, hợp tác với Hàn Quốc chỉ được coi là yếu tố bổ sung chứ khơng phải là yếu tố chính. Ngược lại, với mục đích tập trung ở phạm vi bán đảo và khu vực Đông Bắc Á, đối với Hàn Quốc, vai trị của ASEAN gần như đã khơng được tính đến.
Điều này dẫn tới sự khác biệt thứ hai là sự khác nhau trong việc xác định giá trị hợp tác của đối tác trong liên kết khu vực. Đối với ASEAN, Hàn Quốc là đối tác hợp tác kinh tế có giá trị. Bởi vì Hàn Quốc trong tương quan với ASEAN có đối tác hợp tác có tính bổ sung chứ khơng mang tính cạnh tranh về cơ cấu ngành nghề và sản xuất. Bên cạnh đó, với những thành cơng trong quá trình phát triển kinh tế của mình, Hàn Quốc trở thành hình mẫu phát triển cho nhiều quốc gia ASEAN. Vì thế, hợp tác phát triển kinh tế với Hàn Quốc, ASEAN sẽ có được sự hỗ trợ cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế của mình. Trên phương diện chính trị ngoại giao, Hàn Quốc là một trong những đối tác cần thiết để ASEAN khẳng định được vị trí trung tâm trong liên kết khu vực. Đồng thời, Hàn Quốc cũng là một nhân tố bổ sung thêm lập trường trung lập cho ASEAN với vai trò là chất xúc tác cũng như vai trò trung gian trong cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Ngược lại, đối với Hàn Quốc, giá trị của liên kết khu vực với ASEAN chủ yếu là hợp tác phát triển kinh tế để khai thác thị trường lao động cũng như thị trường tiêu thụ và nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này. Ngồi ra, chính phủ Hàn Quốc khi tham gia hợp tác đa phương ngồi việc tìm kiếm những lợi ích kinh tế là ḿn tìm kiếm một sự ủng hô ̣ trung lập cho việc giải quyết các vấn đề quan hệ Nam - Bắc và vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, với việc ưu tiên vấn đề bán đảo Triều Tiên hơn so với hợp tác khu vực [최영종,2007], giá trị then chốt đối với chính quyền tổng thống Kim Dae-jung khi thực hiện chính sách Ánh Dương lại không phải là phát triển quan hệ hợp tác đa phương mà là quan hệ song phương với Trung Quốc, Mỹ và CHDCND Triều Tiên, những nhân tố quan trọng trong hội đàm 6 bên. Bên cạnh đó, với chính sách ngoại giao trung gian đối với hợp tác khu vực Đông Á (thời tổng thống Rho Mu-hyun, 2003 - 2008), hợp tác trong khối Đông Bắc Á cũng luôn được coi trọng hơn quan hê ̣ với Đông Nam Á, đă ̣c biệt là trong lĩnh vực an ninh - chính trị và xây dựng các mối quan hệ trong tiến trình liên kết khu vực. Chính sách tăng cường quan hệ với các quốc gia khác của chính phủ Hàn Q́c thời điểm này chỉ dừng lại trong khu vực Đơng Bắc Á và hồn tồn khơng đề cập đến ASEAN vốn là trung tâm của liên kết Đông Á. Như vậy, sự gặp gỡ trong giá trị hợp tác của Hàn Quốc đối với ASEAN chủ yếu tập trung ở lĩnh vực kinh tế. Còn trong lĩnh vực an
ninh - chính trị, Hàn Quốc chỉ cần ở ASEAN một sự ủng hộ trung lập còn đối với ASEAN, Hàn Quốc cũng chỉ là yếu tố bổ sung.
Với hai lý do trên, có thể nói quan hệ ASEAN - Hàn Quốc đã khơng được tận dụng nhiều trong chính sách ngoại giao cường quốc hạng trung của ASEAN và Hàn Quốc. Đối với ASEAN, ở mức độ nào đó, ASEAN đã có được những ảnh hưởng trong khu vực khi thực hiện vai trò điều phối hoạt động của các cơ chế đa phương trong khu vực. Đồng thời, thành công của ASEAN cũng là nhờ sự ủng hộ của Trung Quốc, Nhật Bản và kể cả Mỹ trong bối cảnh các cường quốc đang cạnh tranh quyền lực. Thậm chí, ASEAN cịn tạo nên được một sự cạnh tranh ngầm giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong quan hệ với ASEAN. Trong khi đó, Hàn Quốc khơng có được sự ủng hộ như vậy trong khu vực Đông Bắc Á để trở thành trung tâm kinh tế Đông Bắc Á và là cầu nối cho việc giải quyết những bất đồng giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Nguyên nhân được cho là do Nhật Bản và Trung Quốc khơng hào hứng với chính sách này của Hàn Quốc và Hàn Quốc vẫn chưa đủ sức thuyết phục về vai trò trung gian đối với các vấn đề khu vực Đông Bắc Á mà chủ yếu đều có liên quan đến hai quốc gia Trung Quốc và Nhật Bản. Đánh giá về vấn đề này, có ý kiến cho rằng chính phủ Hàn Quốc đã khơng thực hiện được mục tiêu đề ra, thậm chí cịn bị cho là một bước lùi so với chính quyền tiền nhiệm trong việc tạo động lực và tính khả thi trong việc kiến tạo liên kết khu vực [최영종, 2007]. Điều này cho thấy trong q trình xây dựng quan hệ đối tác tồn diện, cả ASEAN và Hàn Quốc đã không tận dụng triệt để được vai trò của đối tác trong chính sách ngoại giao đa phương, ngoại giao trung gian của mình. Qua đó, vai trị hỗ trợ của mỗi bên đối với chính sách cường quốc hạng trung mà ASEAN và Hàn Quốc đang theo đuổi cũng được khẳng định.
Như vậy, có thể thấy quan hệ ASEAN - Hàn Quốc đã có những chuyển động đồng hành với liên kết khu vực Đơng Á nói chung và hợp tác ASEAN nói riêng. Trong giai đoạn này, quan hệ ASEAN - Hàn Quốc chưa phát huy được hết vai trị của mình nhưng có thể khẳng định mối quan hệ này đã từng bước định hình được đường hướng và vai trị của mình trong quan hê ̣ quốc tế khu vực cũng như trong chính sách ngoại giao của mỗi bên. Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong việc khẳng định về vị thế của Hàn Quốc và ASEAN trước xu thế chung của khu vực và thế giới nhưng hai chủ thể này đang dần chứng tỏ vai trị của mình trong khu vực và ngày càng có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung. Việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc được kỳ vọng không chỉ là cơ sở
giúp Hàn Quốc có được sự ủng hộ trên phương diện ngoại giao để giải quyết những vấn đề liên quan đến bán đảo Triều Tiên mà cịn giúp Hàn Quốc có một thị trường thương mại và đầu tư tiềm năng. Với việc ký kết Hiệp định khu vực thương mại tự