2.2.1.1 .Xu hướng hòa bình và nhu cầu duy trì hợp tác trên toàn thế giới
2.2.2.3. Nhu cầu hợp tác của ASEAN và Hàn Quốc
Trên khía cạnh an ninh - chính trị, Chiến tranh la ̣nh kết thúc năm 1991 là dấu chấm hết cho trâ ̣t tự thế giới hai cực với sự đối đầu giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ đã ta ̣o ra nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng ta ̣o ra nhiều cơ hô ̣i cho các lực lượng chính tri ̣ vừa và nhỏ như ASEAN và Hàn Quốc. Đối với các nước ASEAN, các cam kết an ninh kém vững chắc của Mỹ và sự trỗi dâ ̣y của Trung Quốc là hai mố i lo nga ̣i an ninh chính mà ASEAN phải đối mă ̣t [Kai He, 2008]. Hàn Quốc cũng có những mối lo nga ̣i tương tự khi Mỹ bắt đầu có những đô ̣ng thái giảm bớt các đảm bảo an ninh cho Hàn Quốc vốn là mô ̣t trong những đồng minh lâu đời của Mỹ ở châu Á. Vì thế, yêu cầu phải thu thút trở la ̣i sự chú ý của Mỹ nhưng đồng thời phải ha ̣n chế được các ảnh hưởng tiêu cực từ sự can thiê ̣p của lực lượng này đối với
47 Diễn đàn khu vực ASEAN được các lãnh đa ̣o ASEAN thống nhất thiết lâ ̣p ta ̣i hô ̣i nghi ̣ Bô ̣ trưởng ASEAN lần thứ 26 ta ̣i Singapore (tháng 7. 1993) và được chính thức khai ma ̣c vào tháng 7. 1994 ta ̣i Băng Cốc. Khi thành lâ ̣p, ngoài 6 nước thành viên ASEAN, Diễn đàn này còn thu hút Mỹ, Nhâ ̣t, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Canada, Liên minh châu  u, Australia, New Zealand, Việt Nam, Lào, Papua New Ghine. Hiê ̣n nay, diễn đàn bao gồm 25 thành viên gồm 10 nước thành viên ASEAN, 10 nước đối thoa ̣i của ASEAN (gồm Úc, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhâ ̣t Bản, EU, New Zealand, Nga, Mỹ, Ấn Đô ̣), Papua New Guinea (quan sát viên ASEAN), CHDCND Triều Tiên, Mông Cổ, Pakistan, Đông Timor.
khu vực và kiềm chế sự trỗi dâ ̣y của Trung Quốc là đô ̣ng lực thúc đẩy ASEAN và Hàn Quốc tham gia vào tiến trình hợp tác đa phương khu vực.
Nhưng đối với quan hê ̣ song phương ASEAN - Hàn Quốc, nhân tố thúc đẩy lớ n nhất có lẽ là mối lo nga ̣i của ASEAN về sự ca ̣nh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc và Nhâ ̣t Bản trong viê ̣c chèo lái các vấn đề khu vực và lo lắng của Hàn Quốc về viê ̣c sự trỗi dâ ̣y của Trung Quốc có thể làm lê ̣ch cán cân lực lượng cho viê ̣c giải quyết vấn đề ha ̣t nhân trên bán đảo Triều Tiên. Nhu cầu bảo đảm lợi ích chính tri ̣ - an ninh quốc gia, ta ̣o môi trường ổn đi ̣nh cho sự phát triển và tìm kiếm đồng minh trước những bất ổn của tình hình khu vực đòi hỏi ASEAN và Hàn Quốc phải thúc đẩy quan hê ̣ hợp tác. Tuy nhiên, cũng phải khẳng đi ̣nh rằng, bản thân mối quan hê ̣ song phương ASEAN - Hàn Quốc là không đủ để xoay chuyển tình thế. Nó chỉ là một thành tố của hợp tác đa phương ASEAN vốn được coi là thể chế được hình thành để ta ̣o sự cân bằng nội tiếp (inclusive balacing) nhằm chế ngự hành vi của các cường quốc khu vực thông qua viê ̣c thực hiê ̣n các luâ ̣t lê ̣ và quy chuẩn đồng thời tạo cân bằng ngoa ̣i tiếp (exclusive balancing) nhằm chống la ̣i các sức ép từ các quốc gia bên ngoài khu vực48.
Đối với Hàn Quốc, là một quốc gia có những thành cơng nổi trội về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cho đến thời điểm này, Hàn Quốc vẫn là một trong số ít các quốc gia và vùng lãnh thổ cịn bị chia cắt. Mặc dù đã có nhiều chính sách được coi là thiện chí và những bước đột phá trong quan hệ liên Triều nhưng cho đến nay, nguy cơ bất ổn của bán đảo Triều Tiên với sự tích hợp của hai vấn đề bao gồm vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và vấn đề thống nhất bán đảo đã trở thành tiêu điểm mang tính quốc tế. Trong khi bản thân hai quốc gia trên bán đảo không thể tự giải quyết vấn đề này và sự tham gia của các bên trong thời gian qua cũng không đạt được kết quả như mong đợi, Hàn Quốc cần tìm kiếm thêm sự ủng hộ quốc tế mang tính trung lập. Ngoài ra, vấn đề an ninh phi truyền thống cũng cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy hợp tác song phương cũng như đa phương. Sự chia sẻ trong các mối đe do ̣a chung và nhâ ̣n thức chung về kết cu ̣c đòi hỏi các quốc gia phải có sự phối hợp trong hành đô ̣ng và thống nhất trong các quy đi ̣nh. Điều này dẫn đến yêu cầu tăng cường quan hê ̣ hợp tác, đă ̣c biê ̣t giữa các lực lượng vừa và nhỏ như ASEAN và Hàn Quốc.
48 Khái niê ̣m cân bằng nô ̣i tiếp và cân bằng ngoa ̣i tiếp là hai da ̣ng thức cân bằng thể chế được các nhà nghiên cứ u xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết cân bằ ng quyền lực của Chủ nghĩa hiê ̣n thực mới kết hợp với giải thuyết “cơ hội lên tiếng” của Joseph Grieco nhằm mô tả môi trường an ninh ở Đông Nam Á sau Chiến tranh Lạnh.
Bên cạnh đó, những bất ổn tiềm tàng và khó giải quyết giữa các quốc gia trong khu vực như xung đột sắc tộc, tơn giáo, tình trạng ly khai, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ ngày càng lộ rõ trong khu vực cũng là nhân tố đòi hỏi sự hợp tác của các quốc gia trong khu vực trong đó có ASEAN và Hàn Quốc. Trừ Nhật Bản và Hàn Quốc có tình trạng sắc tộc tương đối đơn thuần, các quốc gia khác trong khu vực đều có một đặc điểm là các quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo. Sau Chiến tranh Lạnh, khi sự cạnh tranh về ý thức hệ suy giảm, những mâu thuẫn về tôn giáo, sắc tộc lại nổi lên cùng với sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc. Trong khi đó, vấn đề tranh chấp lãnh hải trên biển Đông giữa các nước trong khu vực với Trung Quốc, sự căng thẳng song phương giữa một số nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như vấn đề Đài Loan, vấn đề bán đảo Triều Tiên, căng thẳng song phương giữa Malaysia với Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, giữa Nhật Bản và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc… là những vấn đề do lịch sử để lại vẫn chưa được giải quyết. Nguy cơ tiềm ẩn của các vấn đề này đối với hịa bình và an ninh khu vực rất đa dạng về tính chất và cấp độ. Trong đó, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và vấn đề Đài Loan đã trở thành vấn đề có tính quốc tế do sự tham gia của các quyền lực thế giới trong quá trình giải quyết xung đột. Sự tính tốn về lợi ích của các bên chính là nguyên nhân khiến vấn đề này trở nên phức tạp và thành điểm nóng về an ninh - chính trị của thế giới. Các vấn đề an ninh phi truyền thống mới như ô nhiễm môi trường, sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bệnh dịch… là những vấn đề nằm ngoài khả năng giải quyết của một quốc gia. Nó yêu cầu một cách tiếp cận và xử lý đa phương với sự hợp tác của nhiều quốc gia, tổ chức khu vực và thế giới.
Đối với quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc, nhu cầu hợp tác kinh tế có thể được xem xét trên hai phương diê ̣n: do tác đô ̣ng từ nền kinh tế quốc tế và tác đô ̣ng xuất phát từ nền kinh tế trong nước. Xét trên khía ca ̣nh kinh tế quốc tế, sự su ̣p đổ của trâ ̣t tự hai cực làm hình thành mô ̣t xu hướng chung là các nước chuyển hướng sang phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của người dân. Chính vì thế, quan hê ̣ quốc tế có sự thay đổi cơ bản về nô ̣i dung và tính chất với kinh tế được đă ̣t lên vi ̣ trí ưu tiên hàng đầu. Phương thức tâ ̣p hợp lực lượng cũng thay đổi ma ̣nh với xu thế ngày càng trở nên linh hoa ̣t, cơ đô ̣ng, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh và được quy đi ̣nh bởi lợi ích kinh tế [Nguyễn Hoàng Giáp, 2009]. Trong đó, phải kể đến hai xu thế lớn đang từ ng bước kéo các nền kinh tế la ̣i với nhau và làm chúng ngày càng phu ̣ thuô ̣c lẫn nhau, đó là xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa. Xu thế toàn cầu hóa được sự hỗ trợ củ a khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t đã ta ̣o cho nền kinh tế thế giới mô ̣t sự thay đổi đáng kể với sự chuyển giao công nghệ cao và chuyển di ̣ch tự do các nguồn vốn đầu tư quốc tế. Xu hướng thứ hai là xu hướng khu vực hóa nền kinh tế với viê ̣c hình thành các khối liên kết
giữa các quốc gia trong cùng khu vực, gần gũi về mă ̣t đi ̣a lý. Sự phát triển của chủ nghĩa khu vực đã làm cho các nước có nhu cầu liên kết la ̣i với nhau trên nhiều mă ̣t, từ đó tiến tớ i gắn kết chă ̣t chẽ trong các quan hê ̣ song phương và đa phương.
Xét từ tác đô ̣ng từ nền kinh tế trong nước, không chỉ ASEAN và Hàn Quốc mà tất cả các quốc gia trên thế giới sau Chiến tranh La ̣nh đều ưu tiên phát triển kinh tế, thi hành chính sách mở cửa và hợp tác kinh tế khu vực và thế giới. Các nước ASEAN nói riêng và các nước Đơng Á nói chung mặc dù có nhiều nỗ lực để phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng phải đối diện với nhiều thách thức, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Bản thân ASEAN phải tập trung giải quyết các vấn đề như suy giảm lợi thế so sánh trong các ngành công nghiệp, sự cạnh tranh kinh tế của Trung Quốc và sự xuất hiện của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và thị trường chung Châu Âu làm cho đầu tư chuyển hướng vào các khối kinh tế này. Mặc dù ASEAN đã bước ra khỏi khủng hoảng và có những bước phục hồi nhanh chóng nhưng q trình này mới chỉ là kết quả của việc khắc phục những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng. Nguyên nhân sâu xa hơn ở mơ hình tăng trưởng sử dụng nhiều yếu tố đầu vào thay vì tăng năng suất sản xuất được các nhà nghiên cứu chỉ ra vẫn chưa được giải quyết. Bên cạnh đó, khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trong khu vực q lớn dẫn đến tình trạng có sự khác biệt trong lợi ích và ưu tiên trong hợp tác kinh tế khu vực gây khó khăn cho việc hợp tác kinh tế trong khu vực. Mặc dù là mô ̣t thi ̣ trường rô ̣ng lớn có tiềm năng phát triển kinh tế với nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao đô ̣ng dồi dào nhưng ASEAN lại chưa phát huy được sức ma ̣nh khi chỉ thực hiê ̣n các liên kết nô ̣i khối. Điều này thúc đẩy ASEAN phải có những liên kết ngoa ̣i khối để ta ̣o sự liên kết với nền kinh tế thế giới. Trong khi đó Hàn Quốc là mô ̣t trong những quốc gia có sự phát triển kinh tế vượt bâ ̣c và chuyển mình ấn tượng trong mô ̣t thời gian ngắn. Đông Nam Á với những chuyển động tích cực đang trở thành một thị trường tiềm năng đối với Hàn Quốc. Nhu cầu tìm kiếm thi ̣ trường và ca ̣nh tranh để phát triển thúc đẩy Hàn Quốc liên kết với ASEAN để khai thác những lợi thế mà khu vực kinh tế này đang nắm giữ. Đă ̣c biê ̣t, khi hai quốc gia láng giềng là Trung Quốc và Nhâ ̣t Bản ngày càng có xu thế hợp tác kinh tế chă ̣t chẽ với ASEAN thì viê ̣c hợp tác kinh tế vớ i khu vực này đối với Hàn Quốc không chỉ còn là nhu cầu mà đã trở thành ưu tiên được nhấn ma ̣nh hơn bao giờ hết.