2.2.1.1 .Xu hướng hòa bình và nhu cầu duy trì hợp tác trên toàn thế giới
2.2.1.3. Nền kinh tế thế giới tiếp tục vận động theo xu thế hợp tác và tồn cầu
cầu hóa
Sau Chiến tranh Lạnh, nguyện vọng của tất cả các quốc gia là có một mơi trường ổn định để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Được khích lệ bởi sự thành cơng trong phát triển kinh tế của Đức, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs - Newly Industrialized Countries)41, xu thế phát triển kinh tế với phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị được coi là xu thế chủ đạo. Trong đó, hợp tác kinh tế được đặt lên hàng đầu trong các mối quan hệ quốc tế khi các nước chuyển nhanh sang hướng tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân.
Một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới là sự chuyển hướng sang kinh tế tri thức. Các phát minh khoa học, làn sóng đổi mới cơng nghệ, sự đề cao tầm quan trọng của tri thức và thông tin… trên cơ sở những thành tựu về khoa học công nghệ lần thứ ba đã gắn khoa học với thông tin trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp trong phát triển kinh tế. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng viễn thơng đã biến tin tức trở thành hàng hóa và mạng internet trở thành phương tiện kết nối cho mọi lĩnh vực. Các quan hệ thương mại được mở rộng và tự do hóa, hoạt động đầu tư, dịch vụ, chuyển giao công nghệ và lao động được đẩy lên phạm vi tồn cầu. Tồn cầu hóa đã tạo ra sự phân hóa trong phân phối (cơ hội, nguồn vốn, lợi thế cạnh tranh, khả năng tiếp cận thông tin…) những đồng thời cũng tạo ra khả năng phối hợp và hợp tác giữa các quốc gia trên nhiều lĩnh vực theo phương thức phụ thuộc lẫn nhau. Với việc phát huy lợi thế so sánh của mình cả các nước phát triển và các nước đang phát triển đều có cơ hội tham gia vào những chuyển động chung của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, tồn cầu hóa đồng thời cũng tạo ra những thách thức buộc các quốc gia phải có những điều chỉnh trong chiến lược phát triển. Trong khi các nước phát triển tập trung vào nền kinh tế tri thức làm thúc đẩy q trình chuyển giao ngành cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động sang các nước đang phát triển thì các nước đang phát triển cần phải nỗ lực để tăng lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
41 Các nước công nghiệp mới (NICs - Newly Industrialized Countries) là dụng ngữ kinh tế - xã hội được các nhà kinh tế, lý luận chính trị sử dụng để chỉ các quốc gia và vùng lãnh thổ mới cơng nghiệp hóa trên thế giới. Thuật ngữ này bắt đầu xuất hiện vào thập kỷ 1970 của thế kỷ XX để chỉ bốn quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á có sự phát triển kinh tế với tốc độ cao trong giai đoạn đó là Hongkong, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan. Đây là các quốc gia và vùng lãnh thổ chưa đạt được trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước công nghiệp phát triển nhưng đã vượt hơn so với trình độ của các nước đang phát triển. Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, nhóm này hiện nay bao gồm: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Brazil và Nam Phi.
Với q trình tồn cầu hóa, các quan hệ giao dịch song phương, đa phương được thúc đẩy, liên kết giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới được tăng cường. Sự chuyển giao công nghệ cũng như sự chuyển dịch tự do của các luồng vốn đầu tư quốc tế trở nên năng động hơn, có quy mơ lớn hơn và vươn tới những phạm vi xa hơn. Điều đó dẫn đến sự hình thành các khối liên kết, các cộng đồng cũng như sự mở rộng và phát triển của các tổ chức quốc tế, các khu vực kinh tế. Ngày 1. 1. 1995, Tổ chứ c thương ma ̣i thế giới (WTO - World Trade Organization) được thành lâ ̣p thay cho Hiệp ước chung về thuế quan và mâ ̣u dich (GATT - General Agreement on Tariffs and Trade)42. Sự ra đời của tổ chức này được hy vọng là sẽ giúp thương mại thế giới trở nên công bằng hơn, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Ở phạm vi khu vực, nhiều tổ chức kinh tế khu vực mới cũng lần lượt ra đời nhằm khai thác cũng như hạn chế các tác động tiêu cực của tồn cầu hóa. Năm 1989, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, APEC được thành lập. Diễn đàn này đã quyết đi ̣nh xây dựng khu vực mâ ̣u di ̣ch tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) vào năm 2010 đối với các nước phát triển và vào năm 2020 đối với các thành viên thuô ̣c các quốc gia đang phát triển. Cùng năm 1989, khu vực thi ̣ trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR - Mercado Común del Sur) tuyên bố thành lập. Năm 1992, khu vực Hiệp định mậu di ̣ch tự do Bắc Mỹ (NAFTA - North America Free Trade Agreement) giữa ba nước Mỹ, Mexico, Canada được hình thành. Hai tổ chức này cùng với sự phát triển liên kết kinh tế của tổ chức Cộng đồng Caribe và thị trường chung (CARICOM - Caribbean Community and Common Market) đang được coi là những yếu tố thúc đẩy sự hình thành của Khu vực mậu dịch tự do toàn châu Mỹ (FTAA - Free Trade Area of Americas).
Bên cạnh đó, xu hướng hình thành các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (FTA - Free Trade Agreement) cũng bùng nổ, đặc biệt là từ sau khi WTO được thành lập. Nếu năm 1989, toàn thế giới chỉ có 26 Hiệp định thương mại tự do [Ngô Xuân Bình (chủ biên), 2012, tr.30] thì tính đến năm 2002, trên thế giới có 250 hiê ̣p đi ̣nh thương ma ̣i tự do đa phương và song phương được ký kết. Trong đó, gần 50% các hiê ̣p định tự do mâ ̣u di ̣ch song phương này được ký kết sau khi WTO thành lâ ̣p [Đàm Huy Hoàng, 2015, tr.32]. Vào năm 2001, trên thế giới
42 Hiệp ước chung về thuế quan và mâ ̣u dịch (GATT - General Agreement on Tariffs and Trade) được ký kết năm 1947 và có hiệu lực năm 1948, với 23 nước tham gia ký kết ở vòng đàm phán đầu tiên tại Geneva năm 1947 và 125 nước tham gia ở vòng đàm phán cuối cùng – vòng đàm phán thứ 8 - tại Uruguay (1986 - 1994). Hiệp ước này ra đời nhằm mục đích điều hịa chính sách thuế quan giữa các nước tham gia ký kết. Trong vòng đàm phán cuối cùng, các nước tham gia đã nhất trí thành lập Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO) thay cho GATT. WTO kế thừa và mở rộng các nguyên tắc, hiệp định của GATT và phát triển tổ chức ngày khơng chỉ cịn với tư cách là một Hiệp định mà trở thành một tổ chức có cơ cấu và tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức có hiệu lực ngày 1. 1. 1995.
có khoảng 190 hiệp định tự do thương mại đang có hiệu lực và khoảng 60 hiệp định khác sẽ sớm đi vào hoạt động [Nguyễn Thu Mỹ, 2010, tr.433]. Tình hình tăng trưởng kinh tế của thế giới, mặc dù có nhiều biến động do những tác động tiêu cực từ các vấn đề chính trị, xã hội có tình khu vực và tồn cầu nhưng theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF - International Monetary Fund), tình hình tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nhìn chung có chiều hướng tăng. Đặc biệt, khu vực có sự tăng trưởng kinh tế sơi động nhất chính là khu vực châu Á với tỉ lệ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 6,8%/ năm so với mức tăng trưởng trung bình chung của thế giới khoảng 3,5%/ năm43.
Như vậy, bước sang thời kỳ Hậu Chiến tranh Lạnh, những thành tựu của khoa học cơng nghệ đã thúc đẩy tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới. Cùng với nó, việc chấm dứt tình trạng thế giới bị chia cắt bởi hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nhau đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới trở thành một thị trường mở và thống nhất, nơi các nền kinh tế có sự xâm nhập và bổ sung cho nhau đồng thời đều có cơ hội tham gia theo khả năng của mình.