NGHIÊN CỨU QUAN HỆ ASEAN HÀN QUỐC NHƯ MỘT BỐ PHẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 30 - 34)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

1.2. NGHIÊN CỨU QUAN HỆ ASEAN HÀN QUỐC NHƯ MỘT BỐ PHẬN

ĐÔNG Á

Đối với nội dung này, nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc không coi mối quan hê ̣ này là mu ̣c tiêu nghiên cứu chính mà thường được lồng ghép dưới da ̣ng là mô ̣t phần nhỏ trong các nghiên cứu về khu vực Đông Á hoă ̣c về ASEAN hay ASEAN + 3.

Các nghiên cứu trong nước: Xem xét cách tiếp câ ̣n của các nghiên cứu đối với vấn đề quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc ở Việt Nam, có thể thấy các công trình nghiên cứ u thường được triển khai chủ yếu theo theo hai hướng: 1) xem xét quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc trong tương quan với các nước Đông Bắc Á khác là Nhâ ̣t Bản và Trung Quốc như mô ̣t khía ca ̣nh bổ sung cho bức tranh hô ̣i nhâ ̣p khu vực Đông Á; 2) coi quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc như mô ̣t tru ̣c cấu thành của các mối quan hê ̣ đa phương trong tiến trình hô ̣i nhâ ̣p khu vực, trong đó tiêu biểu là tiến trình hô ̣i nhập Đông Á và cơ chế hợp tác đa phương ASEAN + 3. Trong đó, quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc trong cơ chế hợp tác đa phương ASEAN + 3 là đối tượng được nghiên cứ u nhiều hơn cả. Các công trình nghiên cứu theo hướng này cũng được tiến hành theo các lĩnh vực cu ̣ thể và dưới da ̣ng tâ ̣p hợp các vấn đề liên quan.

Cuốn sách “Quan điểm và đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông

Bắ c Á về triển vọng hình thành mô hình cộng đồng Đông Á” [Dương Minh Tuấn, 2014] đă ̣t nhiê ̣m vu ̣ phân tích để làm rõ quan điểm và đối sách của các nước và vù ng lãnh thổ Đông Bắc Á trong đó có Hàn Quốc đối với viê ̣c hô ̣i nhâ ̣p khu vực Đông Á. Các tác giả trong nghiên cứu này đã chỉ rõ Hàn Quốc có mở rô ̣ng quan hê ̣ đối với ASEAN và các nước Đông Nam Á để ta ̣o sự cân bằng bên ngoài trong ca ̣nh tranh vớ i Nhâ ̣t Bản và Trung Quốc qua hê ̣ thống liên minh mềm ta ̣i châu Á. Nhưng mặt khác Hàn Quốc vẫn coi tro ̣ng hợp tác khu vực Đông Bắc Á hơn là hợp tác khu vực Đông Á. Đây là nhâ ̣n đi ̣nh góp phần củng cố thêm những khẳng đi ̣nh về tư duy đối ngoại của Hàn Quốc trong quan hê ̣ với ASEAN.

Cũng đặt quan hệ ASEAN - Hàn Quốc trong tương quan với quan hệ ASEAN - Nhật Bản và ASEAN - Trung Quốc, tác giả Vũ Tuyết Loan trong bài viết “Hợp

tá c văn hóa đa phương Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc với ASEAN” đăng trên Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á số 11 năm 2007 đã hê ̣ thống tương đối đầy đủ các hoạt đô ̣ng hợp tác văn hóa giữa ASEAN với ba quốc gia Đông Bắc Á là Nhâ ̣t Bản, Trung Quố c, Hàn Quốc. Để làm rõ quan hê ̣ hợp tác văn hóa đa phương của ASEAN

đối với từng đối tác, bài viết đã phân tích theo từng că ̣p quan hê ̣: ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhâ ̣t Bản, ASEAN - Hàn Quốc. Bài viết cũng đồng thời khẳng đi ̣nh bên ca ̣nh hợp tác về kinh tế, hợp tác giao lưu văn hóa là phương pháp có lợi cho sự hiểu biết lẫn nhau khi Đông Á tiến tới xây dựng cô ̣ng đồng khu vực.

Trong cuố n “Hàn Quốc với khu vực Đông Á sau Chiến tranh lạnh và quan hê ̣ Việt Nam - Hàn Quốc” [Nguyễn Hoàng Giáp, 2009], nhóm tác giả đã dành 18 trang trên tổng số 216 trang để điểm la ̣i mối quan hê ̣ song phương ASEAN - Hàn Quốc trên các lĩnh vực an ninh - chính tri ̣, kinh tế và văn hóa - xã hô ̣i. Nghiên cứu này đã khái quát quan hê ̣ song phương ASEAN - Hàn Quốc trên cơ sở phân tích chính sách củ a Hàn Quốc trong quan hê ̣ với ASEAN với tư cách là mô ̣t thực thể thống nhất trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến năm 2009. Mă ̣c dù đã đề câ ̣p được đến những chuyển biến trong quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc với những số liê ̣u cu ̣ thể nhưng do ha ̣n chế về dung lượng và đi ̣nh hướng chung về nô ̣i dung nghiên cứu, phần nô ̣i dung liên quan đến quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc mới chỉ dừng la ̣i ở viê ̣c phác ho ̣a mô ̣t cách khái quát sự phát triển của mối quan hê ̣ song phương này. Điểm chưa làm được của công trình này là chưa có những phân tích sâu để lý giải cũng như đi ̣nh vi ̣ vai trò của giai đoa ̣n này trong quá trình phát triển chung của quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc.

Quan hệ ASEAN - Hàn Quốc cũng được phân tích như mô ̣t tru ̣c quan hê ̣ trong khuôn khổ hợp tác đa phương ASEAN + 3 trong cuốn “Một số vấn đề cơ bản về hợp tác ASEAN + 3” [Nguyễn Thu Mỹ (chủ biên), 2008]. Được đề câ ̣p trong mô ̣t phần của công trình nghiên cứu, quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc được đă ̣t trong mối tương quan so sánh với quan hê ̣ ASEAN - Nhâ ̣t Bản và ASEAN - Trung Quốc. Nhó m tác giả đã phân tích vai trò và đóng góp của Hàn Quốc cũng như Trung Quốc, Nhật Bản đối với tiến trình hợp tác đa phương thông qua những chuyển biến trong quan hệ với ASEAN từ đó đưa ra nhâ ̣n xét về vai trò của các đối tác này trong quá trình phát triển hợp tác ASEAN + 3. Nghiên cứu đã khẳng đi ̣nh sự phát triển của quan hệ ASEAN - Hàn Quốc cũng như vai trò quan tro ̣ng của Hàn Quốc trong viê ̣c thú c đẩy xây dựng cơ chế và đường hướng hành đô ̣ng cho ASEAN + 3. Đồng thời, nhó m tác giả cũng chỉ rõ những biến đô ̣ng trong quan hê ̣ quốc tế khu vực, so sánh lợi ích và những vấn đề nô ̣i ta ̣i cần giải quyết của Hàn Quốc làm cho Hàn Quốc giảm dần mức đô ̣ tham gia vào cơ chế này. Cách xem xét quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc như mô ̣t tru ̣c quan hê ̣ cấu thành của tiến trình hợp tác đa phương như thế này cũng được đề câ ̣p trong nhiều nghiên cứu khác về ASEAN, ASEAN + 3 cũng như

các vấn đề kinh tế, chính tri ̣ khu vực Đông Bắc Á như: “Hướng tới cộng đồng kinh

tế Đông Á” [Võ Đa ̣i Lược, 2004], Hợp tác đa phương ASEAN + 3: Vấn đề và triển vọng [Hoàng Khắc Nam, 2007], “Chính tri ̣ khu vực Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh lạnh” [Trần Anh Phương, 2007], “Hướng tới chiến lược FTA của Viê ̣t Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn Đông Á” [Bù i Trường Giang, 2010], “Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy: Tác động và đối sách của các nước Đông Á” [Phạm Thái Quốc 2013],

“Chiến lược, chính sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về một số vấn đề nổi bật của khu vực giai đoạn 2011 - 2020” [Nguyễn Xuân Thắng, Trần Quang Minh, 2014], “Một số đặc điểm nổi bật của thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ 21” [Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Ma ̣nh Hùng, 2011], “35 năm ASEAN hợp tác và phát triển” [Nguyễn Trần Quế, 2003], “Liên kết ASEAN trong thập niên

đầu thế kỷ XXI” [Phạm Đức Thành, 2006]....

Đối với các nghiên cứu nước ngoài: Bài nghiên cứu “New Regionalism and

South Korea’s Role in East Asia Regionalism” (Chủ nghĩa khu vực mới và vai trò củ a Hàn Quốc trong chủ nghĩa khu vực Đông Á) in trong Ta ̣p chí 동아연구 (Nghiên cứ u Đông Á) 32 (1), tháng 2. 2013 của tác giả Sean O’Malley đã phân tích chiều hướng thay đổi của khu vực Đông Á theo hướng chủ nghĩa khu vực kể từ sau khủ ng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Cùng quan điểm với nhà nghiên cứu Lee Jae-hyun đã đề câ ̣p ở trên, O’Malley cũng khẳng đi ̣nh cơ chế hợp tác đa phương ASEAN + 3 chính là ví du ̣ tiêu biểu cho sự gia tăng liên kết giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á và là nền móng cho mô ̣t sự liên kết mới ở Đông Á. Từ quan điểm này, nghiên cứ u đã tâ ̣p trung tìm hiểu vai trò của Hàn Quốc ở khu vực Đông Á trong tương quan với Nhâ ̣t Bản và Trung Quốc thông qua viê ̣c phân tích các đô ̣ng thái của quốc gia này hướng tới ASEAN trên các lĩnh vực thương ma ̣i, đầu tư trực tiếp và hỗ trợ phát triển. Giá tri ̣ của nghiên cứu này đối với đề tài luâ ̣n án là đã xem xét và xác đi ̣nh vai trò của quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc với tư cách của các quyền lực ha ̣ng trung trong khu vực. Đây là mô ̣t trong số ít các nghiên cứu về quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc đi theo hướng tiếp câ ̣n này.

Nghiên cứ u về cơ cấu thương ma ̣i và FTA, công trình nghiên cứu “한.중.일 및 아세안의 교역구조와 동아시아 지역에서의 한국의 FTA 전략” (Cấu trúc thương ma ̣i Hàn, Trung, Nhâ ̣t với ASEAN và chiến lược FTA của Hàn Quốc ở khu vực Đông Á) [손일태, 2007] phân tích cơ cấu thương ma ̣i giữa ASEAN với Hàn Quốc trong mố i tương quan so sánh với Trung Quốc và Nhâ ̣t Bản. Từ đó, tìm hiểu cách thức tiến hành hợp tác kinh tế khu vực như ký kết FTA của Hàn Quốc với các nước trong

khu vực Đông Á. Trong nghiên cứu này, tác giả khẳng đi ̣nh trong khu vực Đông Á, vớ i cấu trúc thương ma ̣i tương tự với Hàn Quốc và tỉ tro ̣ng giao di ̣ch công nghiê ̣p nội khối cao, ASEAN chính là đối tác FTA phù hợp của Hàn Quốc.

Tạp chí 동아연구 (Nghiên cứ u Đông Á) đã dành riêng phần báo cáo chủ đề củ a cuốn 32 (1), tháng 8. 2013 cho những nghiên cứu liên quan đến vấn đề hợp tác Đông Á và tiến trình ASEAN + 3. Trong những nghiên cứu này, các vấn đề của hợp tác ASEAN + 3 và hợp tác Đông Á trên các phương diê ̣n hợp tác kinh tế, hợp tác phát triển cũng như thành quả và vấn đề đă ̣t ra đối với các cơ chế này đã được đưa ra dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứ u cũng chỉ ra những viê ̣c mà Hàn Quốc sẽ phải làm để hô ̣i nhâ ̣p sâu hơn vào các cơ chế hợp tác khu vực trong đó có hợp tác với ASEAN.

Ngoài ra, các nghiên cứu khác như “한국 외교: 어제와 오늘” (Ngoại giao của Hàn Quố c: Hôm qua và hôm nay) [김창훈, 2004], “제국의 이후 동아시아” (Đông Á sau thờ i kỳ đế quốc) [최원식, 2009], “한국 외교 재발견” (Nhìn la ̣i về ngoa ̣i giao Hàn Quốc) [이승곤, 2009], “동아시아의 지역질서: 제국을 넘어 공동체로” (Trâ ̣t tự khu vực Đông Á: từ đế quốc đến cô ̣ng đồng) [백영서, 2005]...cũng đề câ ̣p đến chính sách của Hàn Quốc đối với ASEAN và các quốc gia Đông Nam Á trong quá trình phát triển ngoa ̣i giao của Hàn Quốc nói riêng và trong tiến trình hô ̣i nhâ ̣p Đông Á nói chung. Mă ̣c dù các công trình nghiên cứu này không đề câ ̣p trực tiếp đến quan hệ ASEAN - Hàn Quốc nhưng với viê ̣c phân tích các chính sách của ASEAN và Hàn Quốc trước những biến đổi cũng như các vấn đề nổi bâ ̣t của khu vực, các nghiên cứ u này đã phần nào cho thấy quan điểm và nhâ ̣n thức của ASEAN đối với Hàn Quốc và ngược la ̣i. Bên cạnh đó, các báo cáo như “아세안 + 3 경제협력의 평가와 전망” (Đánh giá viê ̣c hợp tác kinh tế ASEAN + 3 và triển vo ̣ng) của Viê ̣n nghiên cứ u Samsung, “한․중․일의 對 아세안 수출성과” (Thành quả xuất khẩu của Hàn, Trung, Nhâ ̣t đối với ASEAN) của tác giả 박번순thuộc Viê ̣n nghiên cứu kinh tế Samsung, “아세안의 형성과 진화: 동아시아 공동체로의함의” (Sự hình thành và phát triển của ASEAN: hàm ý cho cô ̣ng đồng Đông Á) của Ho ̣c hô ̣i chính tri ̣ thế kỷ 21, “한.중.일 3국의 對아세안 경제협력 현황 및 성공사례” (Tình hình hợp tác kinh tế củ a 3 nước Hàn, Trung, Nhâ ̣t với ASEAN và các ví du ̣ thành công), “금융위기 이후 한.중.일 3 국의 대 아세안 현지진출전략 변화와 시사점” (Sự thay đổi chiến lược xâm nhập thi ̣ trường của 3 nước Hàn, Trung , Nhâ ̣t đối với ASEAN sau khủng hoảng tài chính) của Cơ quan xúc tiến đầu tư thương ma ̣i Hàn Quốc (KOTRA) cũng

đề câ ̣p đến quan hê ̣ của hai thực thể này như mô ̣t bô ̣ phâ ̣n trong cơ chế ASEAN +3 hoặc trong tiến trình Đông Á.

Trong các công trình này, quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc được xem xét như mô ̣t thành tố, mô ̣t bô ̣ phâ ̣n cấu thành trong mối quan hê ̣ hợp tác đa phương ASEAN + 3 nên có những đă ̣c điểm chung là quan hê ̣ song phương ASEAN - Hàn Quốc bi ̣ lấn át bởi quan hê ̣ đa phương trên cả phương diê ̣n thực tế lẫn ho ̣c thuâ ̣t. Điều này dẫn đến 1) quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc trong các nghiên cứu này chủ yếu được phân tích để so sánh trong mối tương quan với quan hê ̣ ASEAN - Nhâ ̣t Bản, ASEAN - Trung Quốc hoă ̣c được đă ̣t trong cơ chế hợp tác đa phương ASEAN + 3 nhằm đánh giá vai trò của mỗi thành viên trong quan hê ̣ với ASEAN hoă ̣c với vấn đề hợp tác khu vực; 2) pha ̣m vi nghiên cứu về mă ̣t thời gian được tâ ̣p trung phân tích chủ yếu từ sau năm 1997 - thời điểm tiến trình hợp tác đa phương ASEAN + 3 được hình thành. Những giới ha ̣n này làm ha ̣n chế viê ̣c hình thành một cái nhìn tổng thể về quan hê ̣ song phương ASEAN - Hàn Quốc cho dù chỉ trong một giai đoa ̣n cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)