2.2.1.1 .Xu hướng hòa bình và nhu cầu duy trì hợp tác trên toàn thế giới
3.1. XÂY DỰNG VÀ THIẾT LẬP QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN ASEAN HÀN
3.1.2. Các hoạt động hợp tác cụ thể
Bên cạnh các hoạt động hợp tác song phương, quan hệ ASEAN - Hàn Quốc thờ i kỳ này được xem xét trong mối tương quan với các quan hê ̣ đan chéo của khuôn khổ hợp tác đa phương ASEAN + 3. Mă ̣c dù thể chế hợp tác đa phương ASEAN + 3 là mô ̣t cơ chế khác với mu ̣c đích khác nhưng rõ ràng các hoạt động của cơ chế này khơng phải khơng có ảnh hưởng đến quan hệ ASEAN - Hàn Quốc. Trong ba cơ chế hợp tác cụ thể của ASEAN + 3, nếu cơ chế ASEAN + 3 tạo ra khuôn khổ hợp tác và đưa ra các sáng kiến thực hiện hợp tác khu vực thì cơ chế ASEAN + 1 là công cụ để các nước tham gia cơ chế này hiện thực hóa các sáng kiến hợp tác. Hoạt động hợp tác giữa ASEAN và Hàn Quốc được thực hiện ở các cơ chế này. Vì thế, về cơ bản, có thể coi đó là một hình thức của quan hệ song phương.
Trên lĩnh vực tài chính - tiền tệ, lĩnh vực hợp tác đầu tiên của ASEAN + 3, các hoạt động hợp tác được chủ yếu thực hiện thống nhất với các hội nghị Bộ trưởng tài chính hàng năm trên cơ sở mở rộng các hình thức hợp tác tài chính sẵn có ở khu vực. Trong đó, hoạt động hợp tác đáng chú ý nhất là Sáng kiến Chiang Mai (CMI) được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng tài chính ASEAN + 3 tháng 11. 2000 với nội dung thành lập một mạng lưới hỗ trợ tài chính giữa các nước ASEAN và xây dựng hệ thống giúp đỡ lẫn nhau mang tính song phương, giữa mỗi quốc gia ASEAN và nhóm 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Với quy mô vốn 120 tỷ USD do các nước trong ASEAN + 3 đóng góp62, mục đích nhằm giải quyết khó khăn về cán cân thanh tốn và những khó khăn về thanh khoản ngắn hạn trong khu vực của sáng kiến Chiang Mai đã được các nước thành viên rất ủng hộ. Tính đến tháng 5. 2004, đã có 16 hiệp định hốn đổi song phương (BSA) giữa các nước Đông Á được ký kết với tổng giá trị lên tới 43 tỷ USD. Trong đó có 4 hiệp định được ký kết giữa Hàn Quốc với các nước thành viên ASEAN gồm hiệp định giữa Hàn Quốc - Thái Lan (tháng 6. 2002), Hàn Quốc - Malaysia (tháng 7. 2002), Hàn Quốc - Philippines (tháng 8. 2002) và Hàn Quốc - Indonesia (tháng 12. 2003) với tổng giá trị đạt 8 tỷ USD.
62 Theo Thông tấn xã Việt Nam, trong quy mô vốn 120 tỷ USD, Nhật Bản và Trung Quốc đóng góp lớn nhất với mỗi nước là 38,4 tỷ USD, tiếp đến là Hàn Quốc với 19,2 tỷ USD. Trong số các nước ASEAN đóng góp nhiều nhất có Indonesia, Singapore, Thái Lan và Malaysia với mỗi nước đồng ý đóng 4,77 tỷ USD.
Trên lĩnh vực kinh tế, tổng hợp từ Báo cáo thường niên về số liê ̣u thống kê dòng chảy thương ma ̣i của IMF cho thấy giá tri ̣ xuất khẩu của Hàn Quốc sang ASEAN năm 1990 là 5,099 tỷ USD chiếm 7,8% giá tri ̣ xuất khẩu của Hàn Quốc trên toàn thế giới. Đến năm 1995, con số này tăng lên thành 17,896 tỷ USD, chiếm 14,2% giá tri ̣ xuất khẩu của Hàn Quốc trên toàn thế giới. Ngược la ̣i, con số thống kê về xuất khẩu của ASEAN sang Hàn Quốc tương ứng là 5,089 triê ̣u USD năm 1990 (chiếm 7,3%) và 9,547 triê ̣u đô la năm 1995 (chiếm 7,1%). Tổng giao di ̣ch thương mại tăng 8 lần từ 2,623 tỷ đô la năm 1980 lên gần 18 tỷ USD năm 1995. Với tỷ lệ giao dịch chiếm khoảng 10% tổng giá trị giao dịch của Hàn Quốc, ASEAN là đối tác lớn thứ 5 của Hàn Quốc sau Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và EU.
Bảng 3.1. Tình hình giao dịch thương mại của Hàn Quốc đối với ASEAN từ 1997 - 2004. từ 1997 - 2004.
(Đơn vi ̣: triệu USD)
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 HÀ N QU Ố C Xuất khẩu 20.365 15.328 17.708 20.13 4 16.459 18.400 20.253 24.024 Tỷ lệ so với tổng xuất khẩu (%) 15,0 11,6 12,3 11,7 10,9 11,3 10,4 9,5 Nhập khẩu 12.549 9.135 12.250 18.17 3 15.916 16.757 18.459 22.383 Tỷ lệ so với tổng nhập khẩu (%) 8,7 9,8 10,2 11,3 11,3 11,0 10,3 10,0 Tổng giá trị giao dịch 32.914 24.436 29.958 38.30 7 32.375 35.157 38.712 46.407
Chỉ số thă ̣ng dư thương ma ̣i 7.816 6.193 5.458 1.961 543 1.643 1.794 1.641 Tỷ lệ trong tổng giá trị giao dịch 11,7 10,8 11,4 11,5 10,8 11,2 10,4 9,6 (Nguồ n:한국무역협회, www.kita.net)
Theo thống kê tại bảng 3.1, tổng giá trị giao dịch của ASEAN với Hàn Quốc ln có xu hướng tăng đều từ 32, 9 tỷ USD năm 1997 lên đến 46,4 tỷ USD năm 2004. Năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nên tổng giá trị giao dịch có giảm xuống mức 24,4 tỷ USD nhưng từ năm 1999 lại bắt đầu có
xu hướng tăng, đến năm 2002 đã quay trở lại với mức trước khủng hoảng. Mặc dù tổng giá trị giao dịch có biến đổi nhưng tỷ lệ giá trị giao dịch của Hàn Quốc và ASEAN trong tổng giao dịch của Hàn Quốc ln duy trì mức trên 10%. Chỉ đến năm 2004 là giảm xuống còn 9,6%. Nguyên nhân được các nhà nghiên cứu Hàn Quốc phân tích là do mức phụ thuộc vào giao dịch thương mại với Trung Quốc của Hàn Quốc ngày càng tăng [권경덕, 정인교, 2007, tr. 49]. Trong quan hệ thương mại ASEAN - Hàn Quốc, mặc dù giá trị giao dịch thương mại gia tăng nhưng thâm hụt thương mại lớn của các nước ASEAN lớn so với Hàn Quốc là vấn đề các nước ASEAN cần phải tìm cách khắc phục. Theo như bảng trên, chỉ số thặng dư thương mại của Hàn Quốc với ASEAN luôn ở mức dương nhưng từ sau năm 1997 có xu hướng giảm mạnh, đến năm 2004 thì duy trì ở mức 1,6 tỷ USD.
Trên lĩnh vực đầu tư, nếu trong thâ ̣p niên 80, Hàn Quốc chỉ tâ ̣p trung đầu tư cho 4 nước có quan hê ̣ truyền thống63, thì sang thâ ̣p niên 90, đầu tư của Hàn Quốc đã mở rô ̣ng ra hầu hết các nước ASEAN (trừ Brunei chỉ có số liệu đầu tư của 3 năm từ 1995 - 1997). Tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào ASEAN tăng từ 340 triê ̣u USD giai đoạn 1980 - 1989 lên 6,9 tỷ USD giai đoa ̣n 1991 - 2004. Không chỉ đầu tư củ a Hàn Quốc vào ASEAN tăng mà đầu tư của ASEAN vào Hàn Quốc cũng tăng. Theo số liê ̣u thống kê của Bô ̣ Thương nghiê ̣p, Công nghiê ̣p và Thương ma ̣i Hàn Quốc, số vốn đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Hàn Quốc năm 1990 là 14 triê ̣u USD, đến năm 1995 tăng lên thành 283 triê ̣u USD và duy trì xu hướng tăng đều đặn kể cả trong cuộc khủng hoảng tài chính với các thông số 1997: 772 triê ̣u đô la, 1998: 1,454 tỷ đô la, 2000: 1,713 tỷ đô la64.
63 Bốn quốc gia đó là Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines.
64 Xem thêm: Kim Jongkil (2010), “Korea’s Economic Relations with Southeast Asia”, Korea’s changing roles in Southeast Asia, Ed, David I. Steinberg, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, pp. 91.
Bảng 3.2. Tình hình đầu tư của Hàn Quốc vào ASEAN (1990 - 2004)
(Đơn vi ̣: nghìn đô la)
Quốc gia ‘90 ‘91 ‘92 ‘93 ‘94 ‘95 ‘96 ‘97 ‘98 ‘99 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng Brunei 1.840 25 49 1.914 Campuchia 1.300 319 900 258 3.798 7.811 898 7.483 3.576 5.567 4.156 10.294 13.637 59.997 Indonesia 179.273 171.122 214.697 58.674 68.102 207.682 170.216 199.527 94.759 141.107 118.622 189.526 85.637 93.397 67.579 2.059.920 Lào 300 200 818 949 963 25.516 5.864 2.274 5 35 50 115 2.290 39.379 Malaysia 17.227 69.563 23.484 23.896 20.063 116.499 53.030 21.820 22.077 39.770 33.726 21.710 62.290 46.302 62.401 633.858 Myanmar 9.450 5.188 4.034 984 399 1.410 3.177 21.820 7.660 5.665 9.138 5.047 2.815 891 0 77.678 Phippines 32.176 48.239 20.464 13.514 45.016 57.623 47.456 192.040 67.483 86.971 144.666 77.942 28.633 16.692 19.165 898.080 Singapore 5.732 4.598 13.441 4.277 4.306 22.397 54.702 23.491 143.956 176.469 108.160 41.437 58.702 239.363 168.978 1.070.009
Thái Lan 14.804 30.391 26.362 37.784 27.340 22.233 30.826 192.040 116.761 8.658 32.748 31.071 35.188 33.558 48.060 687.824
Việt Nam 16.775 38.017 90.608 183.664 123.655 148.473 80.852 46.372 72.006 59.926 159.222 168.330 183.690 1.371.590
Tổng 258.662 329.101 320.857 177.665 257.552 614.555 487.848 832.587 540.310 514.769 522.647 432.261 436.693 608.942 565.800 6.900.249
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc được tổng hợp trong bảng 3.2, đầu tư của Hàn Quốc từ năm 19970 - 2004 vào ASEAN có xu hướng tăng nhưng không ổn định. Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính 1997, số vốn đầu tư có giảm cho đến năm 2003 mới có xu hướng hồi phục. Tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc giai đoạn sau khủng hoảng đến năm 2004 đã bắt kịp và vượt giai đoạn 1990 - 1997 với tổng đầu tư hai giai đoạn lần lượt là 3,2 tỷ USD và 3,6 tỷ USD. Điều đó phản ánh sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế Hàn Quốc sau khủng hoảng cũng như sức hút của thị trường ASEAN đối với Hàn Quốc. Ba thị trường đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc đối với ASEAN giai đoạn này theo là Indonesia, Việt Nam và Singapore. Trong đó, đầu tư cho Singapore có xu hướng giảm thì đầu tư của Hàn Quốc cho Việt Nam có xu hướng tăng đều đặn. Điều này cho thấy Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường đầu tư tiềm năng nhất của Hàn Quốc trong khu vực.
Bên cạnh việc tăng cường đầu tư, Hàn Quốc cũng mở rộng hỗ trợ ODA cho các quốc gia ASEAN. Mặc dù hoạt động cung cấp ODA cho các nước đang phát triển mới được Hàn Quốc thực hiện từ cuối những năm 1980 nhưng ngay lập tức Hàn Quốc đã thiết lập được một hệ thống trợ giúp có hiệu quả nguồn ODA thông qua việc thành lập các tổ chức chuyên trách. Hai tổ chức chuyên trách chương trình phát triển của Hàn Quốc là Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) và Tổ chức hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA). Trong đó, EDCF (thành lập năm 1987) phụ trách việc cung cấp vốn vay ưu đãi cho các nước đang phát triển dưới sự trợ giúp và quản lý của Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc. KOICA (thành lập năm 1991) là tổ chức trực thuộc quản lý của Bộ Ngoại giao để cung cấp viện trợ và các chương trình hợp tác kỹ thuật cho các nước đang phát triển65. Với hoạt động của hai tổ chức này, hỗ trợ phát triển của Hàn Quốc cho các nước ASEAN tăng lên nhanh chóng.
65 Các cơ quan của chính phủ Hàn Quốc quản lý việc thực hiện hỗ trợ ODA gồm có Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Kế hoạch. Trong đó, Bộ Ngoại giao phụ trách thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) để phân bổ các nguồn viện trợ khơng hồn lại và ngân sách đóng góp vào các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc… Bộ Tài chính kế hoạch quản lý việc phân bổ các nguồn vốn vay ưu đãi thông qua cơ quan trực thuộc là Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc và các khoản đầu tư, đóng góp tài chính cho các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển (IBRD), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)….
Bảng 3.3. Tình hình hỗ trợ ODA của Hàn Quốc cho các nước ASEAN giai đoạn 1991 - 2004 Đơn vị: nghìn USD Quốc gia ‘91 ‘92 ‘93 ‘94 ‘95 ‘96 ‘97 ‘98 ‘99 ‘00 ‘01 ‘02 ‘03 ‘04 Tổng Brunei - - - 18 - - 38 13 16 50 10 17 26 21 209 Campuchia 29 - 30 8 31 247 1,834 301 297 653 1,056 1,765 2,341 3,341 11.933 Indonesia 331 1.240 1.143 1.564 1.232 1.690 2.162 1.526 1.903 1.984 1.939 2.770 2.613 6.545 28.642 Lào 5 6 11 1 69 437 825 216 297 629 680 1.419 2.028 3.379 10.002 Malaysia 191 137 193 160 89 130 144 74 103 259 128 86 139 120 1.953 Mianmar 231 203 290 392 629 895 379 551 466 730 651 1.574 1.460 2.045 10.496 Philippines 463 688 930 759 914 850 655 509 539 2.223 3.038 1.811 5.964 6.366 25.709 Singapore - - - 11 - 5 - 3 4 - - - - - 23 Thái Lan 194 508 316 445 648 1.148 730 827 379 651 599 812 904 1.990 10.151 Việt Nam 21 316 995 2.281 3.303 3.653 2.770 3.127 6.193 4.864 4.814 4.706 3.515 9.789 50.347 Tổng 1.465 3.098 3.908 5.639 6.915 9.055 9.537 7.147 10.197 12.043 12.915 14.960 18.990 33.596 149.465
Phân tích bảng thống kê 3.3 về hoạt động hỗ trợ ODA của Hàn Quốc cho các nước ASEAN trong giai đoạn từ 1991 - 2004 dưới đây có thể thấy Hàn Quốc ngày càng có nhiều hỗ trợ từ nguồn ODA lớn hơn cho khu vực này. Theo nghiên cứu của손혁상 (Son Hyuk-sang) và 최정호 (Choi Chung-ho), kể từ năm 1996, khi quy mô hỗ trợ ODA cho ASEAN của Hàn Quốc đạt mức chiếm 24% tổng số vốn hỗ trợ ODA của Hàn Quốc, con số này luôn được duy trì ở mức trên dưới 25% [손혁상, 최정호 (2008), tr. 157]. Bên cạnh đó, nếu xem xét theo nhóm quốc gia nhận hỗ trợ ODA từ Hàn Quốc, có thể thấy sự khác biệt trong xu thế hỗ trợ của ASEAN trước và sau năm 2000. Nếu như trong thập niên 90, Hàn Quốc chủ yếu tập trung hỗ trợ cho các nước có mức thu nhập tương đối cao như Thái Lan, Malaysia thì từ sau năm 2000 sự hỗ trợ này được tập trung cho các nước có mức thu nhập thấp, đặc biệt là các nước CMLV. Trong đó, Việt Nam là nước nhận được hỗ trợ nhiều nhất với tổng số vốn ODA được hỗ trợ từ năm 1991 - 2004 là 50,3 triệu USD, cao gấp gần 5 lần hỗ trợ của Hàn Quốc dành cho các nước khác trong khối này.
Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, các dự án dưới sự hỗ trợ của Quỹ hợp tác đă ̣c biê ̣t ASEAN - Hàn Quốc (ASEAN - ROK SCF: ASEAN - ROK Special Cooperation Foundation)66 và Quỹ các dự án hướng tới tương lai (FOCPF: Future Oriented Cooperation Projects Foundation)67 đã được thực hiê ̣n. Tính từ năm 2000 - 2004, 51 dự án đã hoàn thành, 11 dự án đang thực hiê ̣n và 21dự án sẽ được thực hiện. Trong giai đoa ̣n 1990 - 2003, Hàn Quốc đóng góp cho hai tổ chức này lần lượt là 17,7 triê ̣u USD và 7 triê ̣u USD [Nguyễn Thu Mỹ, 2008, tr. 68].
Đánh giá quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc trong giai đoa ̣n này, các nhà nghiên cứ u thường tâ ̣p trung vào quan hê ̣ của hai thực thể này cũng như vai trò của Hàn Quốc trong khuôn khổ hợp tác ASEAN + 3. Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cũng như các thành viên khác trong cơ chế cộng 3, việc triển khai các hoạt động hợp tác của Hàn Quốc vớ i ASEAN mới chủ yếu được tiến hành nhiều hơn và đạt hiệu quả cao hơn ở cơ chế ASEAN + 1. Trong đó, những hoạt động hợp tác trên lĩnh vực
66 Quỹ hợp tác đă ̣c biê ̣t ASEAN – Hàn Quốc (ASEAN-ROK SCF: ASEA-ROK Special Cooperation Foundation) được thành lâ ̣p năm 1990.
67 Quỹ các dự án hướng tới tương lai (FOCPF: Future Oriented Cooperation Projects Foundation) được thành lâ ̣p năm 1997.
kinh tế là sôi nổi nhất. Tuy nhiên, nếu xem xét trong tương quan với các quốc gia Đông Bắc Á khác trong quan hệ với ASEAN cũng như trong quan hệ nội khối Đông Bắc Á , quan hệ kinh tế ASEAN - Hàn Quốc vẫn còn nhiều hạn chế.
Để đánh giá vai trị của các quốc gia Đơng Bắc Á và ASEAN với tư cách là một đối tác thương mại trong quan hệ kinh tế khu vực Đông Á, trong một nghiên cứu của mình, 손일태 (Son Il-tae) đã đưa ra sự so sánh về mức độ tập trung thương mại của các quốc gia Đông Á nhằm xác định mức độ quan trọng trong hợp tác kinh tế của các quốc gia Đơng Á với nước cịn lại68.
Bảng 3.4: Mức độ tập trung thương mại của các quốc gia Đông Á năm 2004
Phân loại Xuất khẩu Nhập khẩu
Hàn Quốc Trung Quốc Nhật Bản ASEAN Hàn Quốc Trung Quốc Nhật Bản ASEAN Hàn Quốc - 1.78 3.01 1.45 - 3.70 1.63 1.52 Trung Quốc 3.10 - 2.01 1.13 1.96 - 2.97 1.35 Nhật Bản 1.67 2.33 - 2.30 3.20 2.52 - 2.38 ASEAN 1.83 1.35 2.26 4.29 1.67 1.81 2.40 3.60 ASEAN + 3 1.96 1.22 1.67 2.34 1.99 1.71 1.77 2.28 Nguồn: 손일태 (2007), tr. 280
Xem xét các số liệu trong bảng 3.4, cả Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN đều có mức độ tập trung thương mại lớn hơn 1. Điều đó cho thấy ASEAN,