TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 127)

2.2.1.1 .Xu hướng hòa bình và nhu cầu duy trì hợp tác trên toàn thế giới

4.2. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN

năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - Hàn Quốc năm 2009 và thông qua Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược vì hịa bình, thịnh vượng năm 2010, mối quan hệ này đang chuyển động theo chiều hướng hướng tới mối quan hệ đối tác thực chất và bền lâu. Điều này khẳng định vị trí quan trọng của mỗi bên trong chính sách đối ngoại của bên kia đồng thời mở ra triển vọng phát triển mạnh mẽ hơn cho quan hệ hai bên trong thời gian tới.

4.2. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH XÂ Y DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁ C TOÀ N DIỆN ASEAN - HÀ N QUỐC ASEAN - HÀ N QUỐC

4.2.1. Khẳng định vị thế là đối tác tiềm năng trong quan hệ hợp tác song phương

Có thể nói, tác động tích cực của q trình xây dựng quan hệ ASEAN - Hàn Quốc đối với ASEAN được thể hiện rõ nhất trên phương diện kinh tế. Là quốc gia được coi là hình mẫu cho nhiều nước ASEAN với những thành công trong phát triển kinh tế, sự hợp tác với Hàn Quốc có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế chung của ASEAN. Tác động rõ rệt nhất là sau quá trình hợp tác kinh tế, ASEAN đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba và là thị trường nhập khẩu lớn thứ năm của Hàn Quốc. Ngoài xu hướng gia tăng đều đặn của tổng giá trị giao dịch giữa hai bên, tình hình hợp tác đầu tư giữa ASEAN và Hàn Quốc đã góp phần vào sự phát triển kinh tế ASEAN. Từ việc chỉ hợp tác đầu tư với các quốc gia thành viên ASEAN có quan hệ truyền thống giai đoạn thập niên 1980 với tổng vốn đầu tư đạt khoảng gần 400 triệu USD, Hàn Quốc đã mở rộng đầu ra cả 10 nước thành viên ASEAN với tổng số vốn đầu tư năm 2009 là 1, 828 triệu USD, gấp hơn 4,5 lần so với tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc cho các nước ASEAN trong cả thập niên 1980. Sự mở rộng cả về phạm vi đầu tư lẫn số vốn đầu tư chắc chắn đã có những tác động tốt với sự phát triển của ASEAN. Bên cạnh đó, trên phương diện thể chế, việc ký kết các hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc được coi là sẽ tạo lập một môi trường thương mại minh bạch, ổn định cho ASEAN và Hàn Quốc. Quá trình phát triển quan hệ đối tác toàn diện đã giúp ASEAN và Hàn Quốc nhận ra rằng hợp tác kinh tế chính là hướng đi phù hợp của mối quan hệ này ở thời điểm hiện tại và

trong tương lai gần. Đây cũng chính là nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của hợp tác kinh tế ASEAN - Hàn Quốc trong những giai đoạn sau.

Trên phương diện an ninh - chính trị: Là giai đoạn đầu thiết lập quan hệ, quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc được xem là quá trình xây dựng và củng cố niềm tin của hai bên. Cho dù vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực sự được khai thác triệt để trong quan hệ quốc tế khu vực nhưng thơng qua q trình này, cả ASEAN và Hàn Quốc đều có được những nhận thức mới và tích cực về đối tác quan hệ. Đối với ASEAN, mặc dù Hàn Quốc vẫn chỉ là đối tác bổ sung nhưng với nhiều điểm tương đồng về vị thế, chính sách ngoại giao và vai trị có thể cùng chia sẻ trong quan hệ quốc tế khu vực Hàn Quốc vẫn được coi là đối tác tiềm năng của ASEAN trong tương lai. Ngoài ra, việc Hàn Quốc muốn đưa vấn đề bán đảo Triều Tiên vào mối quan tâm chung của các Diễn đàn khu vực do ASEAN làm chủ đạo và đề cao ASEAN với vai trò là lực lượng trung gian chính trị khi cơng nhận “vai trò xây dựng của ASEAN trong việc kết nối với CHDCND Triều Tiên” [Ban thư ký ASEAN, 2001] cũng giúp cho vị thế của ASEAN được tăng lên trên vũ đài khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, để khẳng định và duy trì vị thế này, cải cách nội bộ và vận động tự thân của ASEAN mới là yếu tố quan trọng nhất.

Đối với Hàn Quốc, việc quan hệ với ASEAN giúp Hàn Quốc có được vị thế ngang hàng tương đối với Nhật Bản và Trung Quốc, đặc biệt là trong cơ chế ASEAN + 3. Đồng thời, cũng thông qua cơ chế này, hợp tác kinh tế ba bên của nhóm cộng ba cũng có được những tiến triển nhất định. Như đã đề cập ở phần trên, mặc dù có nhiều tiến triển trong quan hệ hợp tác kinh tế nhưng vai trò của ASEAN đã bị bỏ ngỏ trong chính sách ngoại giao cường quốc hạng trung mà cụ thể là chính sách ngoại giao trung gian của Hàn Quốc. Sự thất bại trong việc thực hiện chính sách ngoại giao trung gian đã giúp cho Hàn Quốc nhận ra được tầm quan trọng của ASEAN cũng như khả năng kết hợp với ASEAN trở thành yếu tố chủ đạo trong hợp tác khu vực Đông Á. Đồng thời, đối với Hàn Quốc, ASEAN vẫn là người đồng hành chiến lược không chỉ để tạo sự cân bằng và kiềm chế Trung Quốc và Nhật Bản mà cả đối với việc hình thành một khu vực ưu tiên cơ chế và luật pháp hơn sức mạnh [한국국제교류재단, 2014].

Trên phương diện văn hóa và phát triển xã hội, có thể thấy với chính sách hỗ trợ tập trung cho khu vực châu Á , trong đó có ASEAN đã tạo được hiệu quả tích cực trong việc phát triển xã hội cho ASEAN nói riêng và cho việc giao lưu văn hóa ASEAN - Hàn Quốc nói chung. ASEAN trở thành khu vực tập trung lớn nhất nguồn

vốn hỗ trợ ODA của Hàn Quốc. Xem xét các thông số về hỗ trợ phát triển ODA của Hàn Quốc cho ASEAN có thể thấy năm 1989, khi ASEAN và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, số vốn ODA của Hàn Quốc cho ASEAN là 4,03 triệu USD. Đến năm 2009, con số này tăng lên khoảng 500 triệu USD, gấp khoảng 124 lần so với năm 1989. Bên cạnh đó, 60% tổng số vốn ODA của Hàn Quốc được tập trung cho ASEAN [Lee Choong Lyol, Hong Seok-joon, Youn Dae-young, 2015, tr. 228]. Điều này cho thấy, đối với Hàn Quốc, ASEAN là đối tác quan trọng trong chính sách phát triển quan hệ hợp tác phát triển của Hàn Quốc. Giao lưu nhân dân giữa ASEAN và Hàn Quốc thông qua các hoạt động giáo dục, trao đổi nhân lực… tăng mạnh cũng là một trong những biểu hiện của sự gia tăng hiểu biết giữa hai bên. Đặc biệt, sự lan rộng của làn sóng Hallyu tại các nước ASEAN, đối với Hàn Quốc, có thể coi là một thắng lợi của sức mạnh mềm Hàn Quốc. Điều này không chỉ chứng minh sức hấp dẫn của sức mạnh mềm Hàn Quốc mà cịn cho thấy nền tảng văn hóa - xã hội tương thích giữa ASEAN và Hàn Quốc. Điều đáng nói là thành cơng này của Hàn Quốc không chỉ được các nước ASEAN chấp nhận mà còn được Nhật Bản và Trung Quốc đánh giá cao hơn trong tương quan với sức mạnh mềm của nước cịn lại78. Điều này chính là một lợi thế lớn cho Hàn Quốc khi thực hiện chính sách ngoại giao cường quốc hạng trung trong khu vực.

Như vậy, xét trên cả ba khía cạnh kinh tế, an ninh- chính trị, văn hóa - xã hội, có thể thấy tác động rõ nhất của q trình xây dựng quan hệ đối tác tồn diện ASEAN - Hàn Quốc là đã giúp cho ASEAN và Hàn Quốc khẳng định và củng cố được vị thế của mình trong nhận thức của đối tác đồng thời xây dựng được niềm tin song phương làm cơ sở cho sự hợp tác của ASEAN và Hàn Quốc trong tương lai.

4.2.2. Tạo nền tảng cho quá trình phát triển quan hệ ASEAN - Hàn Quốc Tính đến thời điểm hiện nay, quan hệ ASEAN - Hàn Quốc đã có 26 năm Tính đến thời điểm hiện nay, quan hệ ASEAN - Hàn Quốc đã có 26 năm

phát triển. Trong đó, có thể kể đến 3 bước ngoặt quan trọng của mối quan hệ này. Đó là: 1) giai đoạn hình thành quan hệ đối tác đối thoại ASEAN - Hàn Quốc (1989 - 2004) với 2 năm đầu là quan hệ đối thoại theo lĩnh vực và chính thức nâng cấp thành đối thoại đầy đủ năm 1991 tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 24 (AMM - 24, Kuala Lumpur, tháng 7. 1991); 2) giai đoạn phát triển quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc (2004 - 2009) với việc ra Tuyên bố chung về Hợp tác

78 Trung Quốc đánh giá về sức mạnh mềm của Hàn Quốc thiện cảm hơn nhiều hơn so với Nhật Bản và Nhật Bản thì lại cơng nhận quyền lực mềm của Hàn Quốc lớn hơn Trung Quốc (Whitney 2009, 21). Tham khảo:

toàn diện ASEAN - Hàn Quốc tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 8 tổ chức tại Vientiane ngày 30. 11. 2004 và thông qua Kế hoạch Hành động thực hiện Tuyên bố chung này tại Hội nghị cấp cao lần thứ 9 Kuala Lumpur, ngày 13. 12. 2005; 3) quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Hàn Quốc (2010 - ) được xác lập trong Hội nghị cấp cao ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 13 vào ngày 29. 10. 2010 tại Hà Nội với việc thông qua Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược ASEAN - Hàn Quốc vì hịa bình và thịnh vượng và Kế hoạch hành động thực hiện tuyên bố chung (giai đoạn 2011-2015).

Xem xét quá trình xây dựng và phát triển quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc trong hai mươi năm (1989 - 2009) cho đến thời điểm kiện tồn mối quan hệ này, có thể khẳng định đây là khoảng thời gian khá dài trong tiến trình phát triển quan hệ ASEAN - Hàn Quốc. Với bối cảnh hình thành và phát triển trong giai đoạn nhiều biến động của khu vực và thế giới, đây cũng là giai đoạn ASEAN và Hàn Quốc tìm tịi và định hướng cho sự phát triển chung của mối quan hệ này. Sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực giai đoạn này đã tạo ra cho các nước những thách thức mới, yêu cầu mới và cơ hội mới. Đối với toàn thế giới, đây là cơ hội để tập trung phát triển kinh tế và nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia. Đối với quan hệ ASEAN - Hàn Quốc, đây có thể coi là giai đoạn thử nghiệm, điều chỉnh và đặt nền móng cho các bước phát triển tiếp theo của mối quan hệ này. Trong đó, giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1997 là giai đoạn quan hệ song ASEAN - Hàn Quốc vẫn chưa có nhiều biến chuyển rõ rệt; giai đoạn từ năm 1997 - 2004 là giai đoạn quan hệ ASEAN - Hàn Quốc được tiến hành như một trục trong quan hệ đa phương ASEAN + 3; từ 2004 - 2009 là giai đoạn quan hệ ASEAN - Hàn Quốc bắt đầu có nhiều khởi sắc.

Việc tham gia vào các thể chế đa phương giúp ASEAN và Hàn Quốc đánh giá được tiềm năng, hình thành nên nhận thức về đối tác, từ đó, xây dựng niềm tin cũng như góp phần vào việc hình thành mạng lưới hợp tác trong khu vực. Quá trình hình thành nhận thức và xây dựng niềm tin này diễn ra đồng thời và có tác động qua lại với những điều chỉnh trong quan hệ hợp tác ASEAN - Hàn Quốc. Nói cách khác, hai tiến trình chuyển biến này có quan hệ bổ sung, tương hỗ và điều chỉnh lẫn nhau. Điều này được thể hiện ở nhiều phương diện hợp tác song phương. Trên lĩnh vực kinh tế, mặc dù nhu cầu hợp tác xuất hiện sau nhưng quy mô thương mại gia tăng theo từng năm cho thấy hợp tác kinh tế trở thành xung lực chính cho quan hệ ASEAN - Hàn Quốc. Phạm vi đầu tư đã có sự mở rộng từ bốn quốc gia có quan hệ

truyền thống trong thập kỷ 1980 sang cả 10 quốc gia thành viên ASEAN cũng là biểu hiện cho sự thay đổi nhận thức và điều chỉnh hoạt động hợp tác của hai chủ thể. Hàn Quốc đã tham gia tích cực vào cơ chế ASEAN + 3 nhưng hiệu quả đạt được của cơ chế này đối với Hàn Quốc, đặc biệt là trong việc khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á bị đánh giá là tiến triển tương đối chậm chạp [Vũ Văn Hà, 2007, tr. 384] và “không tạo ra được động lực để thúc đẩy hợp tác” [최영종, 2011, tr. 205]. Có thể, đây cũng chính là một trong những động lực cho những chuyển động nhanh chóng trong quan hệ ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn 2004 - 2009. Bên cạnh đó, trước sự hội nhập nhanh chóng của Trung Quốc và Nhật Bản trong tiến trình hợp tác với ASEAN để tiến tới hội nhập Đông Á, nếu không muốn tụt hậu với xu thế này, Hàn Quốc phải có những động thái tích cực hơn trong hội nhập ASEAN.

Trên phương diện hợp tác văn hóa - xã hội, hàng loạt các dự án trên nhiều lĩnh vực được đưa vào thực hiện nhưng chủ yếu tập trung vào những dự án mang tính nền móng cho quan hệ ASEA - Hàn Quốc. Việc Hàn Quốc thực hiện chính sách quảng bá văn hóa Hàn Quốc tạo nên làn sóng Hallyu tại các quốc gia châu Á trong đó có khu vực Đơng Á có thể coi là một trong những chương trình thành cơng, mở đường cho sự tiếp nhận lối sống, lối sinh hoạt, sản phẩm tiêu dùng… của Hàn Quốc vào thị trường này. Các chương trình học bổng ASEAN - Hàn Quốc cho hoạt động nghiên cứu Hàn Quốc, chương trình trao đổi sinh viên, trao đổi học giả cũng được đưa vào thực hiện. Hiện thực hóa khả năng thành lập trường đại học ảo ASEAN - Hàn Quốc được đề xuất tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 12 vào ngày 24. 10. 2009 tại Cha Am Hua Hin (Thái Lan) với tổng ngân sách được Hàn Quốc tài trợ là 3,78 triệu USD. Hiện nay, trường đại học này đã sang Việt Nam khảo sát chương trình học và đã có các mơn học được thực hiện với người học Việt Nam. ASEAN và Hàn Quốc cũng tiếp tục dự án nhà ở cho người cao tuổi tại các nước thành viên ASEAN và dự án phục hồi rừng bị thoái và các hệ sinh thái rừng ngập mặn trong khu vực ASEAN với tổng ngân sách được phê duyệt cho giai đoạn ba là khoảng 300 nghìn đơ la.

Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, ASEAN và Hàn Quốc tập trung vào các lĩnh vực nhằm xây dựng hạ tầng phát triển cho ASEAN và như giao thông, du lịch, nông nghiệp, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, môi trường, sức khoẻ, phát triển nhân lực, văn hoá, giao lưu nhân dân và thu hẹp khoảng cách phát triển… Các dự án hợp tác phát triển ASEAN - Hàn Quốc đang được triển khai với sự tài trợ

của Quỹ Hợp tác đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc (SCF) và Quỹ các dự án hợp tác hướng tới tương lai (FOCF). Hàn Quốc khẳng định nâng đóng góp cho Quỹ hợp tác ASEAN-Hàn Quốc từ 3 triệu USD lên 5 triệu USD kể từ năm 2013, tăng học bổng cho sinh viên ASEAN lên 660 học bổng/năm [Bộ ngoại giao, 2013.]

Năm 2004, ASEAN và Hàn Quốc nâng tầm quan hệ song phương lên quan hệ đối tác toàn diện. Đây là giai đoạn nền tảng trong quan hệ ASEAN - Hàn Quốc với việc Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện được ký kết tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động hợp tác ASEAN - Hàn Quốc. Trong đó, tác động trực tiếp là việc hình thành nên khu vực mậu dich tự do ASEAN - Hàn Quốc (ký kết năm 2005, có hiệu lực năm 2006) và sự gia tăng mạnh mẽ trong tổng kim ngạch thương mại hai bên. Sự mở rộng về quy mô đầu tư thể hiện ở số sốn đầu tư, số dự án đầu tư cũng như tỷ lệ vốn trên mối dự án tăng cho thấy ASEAN và Hàn Quốc có nhiều tiềm năng để phát triển nếu có được một cơ chế thuận lợi và ổn định. Với đà phát triển này, chỉ sau 6 năm, đến năm 2010, quan hệ ASEAN - Hàn Quốc lại bước sang một bước ngoặt mới: Quan hệ đối tác chiến lược vì hịa bình và thịnh vượng (2010).

Như vậy, có thể thấy với những điều chỉnh trong chính sách quan hệ đối ngoại của ASEAN và Hàn Quốc, giai đoạn xây dựng và phát triển quan hệ đối tác tồn diện ASEAN - Hàn Quốc dù chưa có những thành tựu lớn so với tiềm năng của hai bên nhưng giai đoạn này đã tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của mối quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 127)