Lý luận về quan hệ hệ đối tác toàn diện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 50 - 54)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC

2.1.3. Lý luận về quan hệ hệ đối tác toàn diện

Trước khi được sử dụng trong quan hệ quốc tế, khái niệm quan hệ đối tác toàn diện đã được sử dụng nhiều trong quan hệ của các tổ chức phi chính phủ hoặc trong các lĩnh vực như kinh tế, dân sự. Theo đó, các cụm từ như “hợp tác toàn diện” (comprehensive cooperation), “đối tác toàn diện” (comprehensive partnership)… có tần suất xuất hiện không ít trong các văn bản hợp tác của các doanh nghiệp hoặc các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Trong phạm vi luận án có thể tiếp cận và khảo sát về các nghiên cứu quan hệ quốc tế, chưa tìm được một nghiên cứu cụ thể nào hướng tới việc định nghĩa mang tính học thuật về khái niệm quan hệ đối tác toàn diện. Có chăng chỉ là những giải thích mang tính triết tự hoặc định nghĩa bắc cầu.

Trong bài nghiên cứu “China’s strategic partnership diplomacy: Engaging

with a changing world”, Feng Zhongping đã đề cập đến khái niệm này khi viện dẫn

phân tích của Thủ tướng Ô n Gia Bảo năm 2004, trong chuyến thăm châu Âu với tư cách là là một nguyên thủ quốc gia như sau:

21 Jeffey Robertson cho rằng có nhiều yếu tố để khẳng định chính sách Ánh Dương thể hiện chính sách ngoại giao mang đặc trưng cường quốc hạng trung của chính quyền Kim Dae-jung. Đó là: 1) Thể hiện xu hướng thỏa hiệp trong tranh chấp quốc tế khi chủ trương chung sống hòa bình và từ bỏ những nỗ lực để hấp thụ hoặc thống nhất bằng vũ lực bán đảo Triều Tiên; 2) Chính sách Á nh Dương chứng minh được quyền lợi trong việc duy trì nguyên trạng bán đảo Triều Tiên; 3) Chính sách Ánh Dương đã cho thấy sự khởi đầu của xu hướng hành vi cường quốc hạng trung trong các hình thức của sáng kiến ngoại giao khuyến khích các bên thứ ba cam kết với CHDCND Triều Tiên. Tham khảo: Jeffrey Robertson (2007), South Korea as Middle Power: Capacity, Behaviour, New Opportunity”, International Journal of Korean Unification Studies, 16 (1), pp. 158 – 159].

22 Chính sách ngoại giao nước trung gian được chính quyền tổng thống Rho Mu-hyun đưa ra với tham vọng vươn lên trở thành trở thành trung tâm khu vực Đông Bắc Á thông qua vai trò là cầu nối giữa các nước trong khu vực.

"Toàn diện" có nghĩa là sự hợp tác phải được thực hiện ở tất cả các phương diện, rộng và nhiều lớp. Nó bao gồm các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ, chính trị và văn hóa, cả ở cấp độ song phương và đa phương, và được thực hiện bởi cả hai chính phủ và các nhóm phi chính phủ. …. “Đối tác” có nghĩa là sự hợp tác trong đó cần có sự bình đẳng, cùng có lợi. Hai bên cần căn cứ trên sự tôn trọng lẫn nhau và tin tưởng lẫn nhau, cố gắng mở rộng hội tụ lợi ích và tìm kiếm tiếng nói chung về các vấn đề lớn và sắp xếp các

khác biệt nhỏ. [Feng Zhongping, Huang Jing, 2014, tr. 7 - 8].

Như vậy, nếu đồng tình với khái niệm này, chúng ta có thể hiểu quan hệ đối tác toàn diện là mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trên cơ sở tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau nhằm tìm kiếm những lợi ích chung, tiếng nói chung.

Ngoài khái niệm được phát biểu như trên, trong phần lớn các nghiên cứu đã được luận án khảo sát, khái niệm quan hệ đối tác toàn diện thường được đưa trong tương quan so sánh với khái niệm quan hệ đối tác chiến lược, từ đó đưa ra nội hàm của bản thân thuật ngữ này. Tác giả Trần Việt Thái trong bài viết “Đối tác chiến lược: Khuôn khổ quan hệ đối ngoại thời đại toàn cầu hóa” là một trong số ít các

nhà nghiên cứu Việt Nam đã cố gắng đưa ra một định hình rõ hơn về quan hệ đối tác toàn diện trong nghiên cứu của mình. Khi phân cấp các cấp độ quan hệ đối tác chiến lược giữa các quốc gia thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ đối tác chiến lược trong một lĩnh vực hẹp hoặc vì một mục tiêu cụ thể, tác giả Trần Việt Thái đã đưa ra nhận định về nội hàm khái niệm quan hệ đối tác toàn diện như sau:

(…) Mức độ thấp hơn nữa (so với đối tác chiến lược) là đối tác toàn diện. Ở cấp độ này, thông thường quan hệ giữa các chủ thể đã có một hoặc vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm chưa chín muồi nên các chủ thể chọn cách xây dựng một khuôn khổ đối tác toàn diện với hàm ý nhấn mạnh mặt hợp tác,

tiếp tục củng cố lòng tin và cùng hướng tới tương lai. [Trần Việt Thái, 2013].

Trong một bài phỏng vấn khác về hướng đi chiến lược của ngoại giao Việt Nam trong thế kỷ XXI, Trần Việt Thái một lần nữa đã đề cập đến khái niệm này như sau:

(…) Còn đối tác toàn diện ở mức độ thấp hơn một chút, chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh hợp tác toàn diện, cùng có lợi. Nói tóm lại, đối tác chiến lược có ý nghĩa quan trọng cả về chính trị và các cơ chế hợp tác cùng có lợi trong khi đối tác

toàn diện chủ yếu tập trung vào các khía cạnh hợp tác cụ thể.” [Báo chính phủ

Trong những nhận định này, quan hệ đối tác toàn diện được coi là hình thức quan hệ có mức độ thấp hơn so với quan hệ đối tác chiến lược. Trong đó, quan hệ đối tác toàn diện nhấn mạnh đến quan hệ hợp tác ở tầm rộng hơn là tầm sâu nhằm củng cố niềm tin, tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai. Quan điểm này cũng thống nhất với nhận định của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh khi đề cập đến khái niệm quan hệ đối tác toàn diện trong bài viết “Building strategic, comprehensive partnerships - Vietnam’s soft power” như sau:

Quan hệ đối tác toàn diện có mức độ thấp hơn so với quan hệ đối tác chiến lược và cao hơn so với hợp tác thân thiện thông thường. Một số lĩnh vực hợp tác trong quan hệ đối tác toàn diện đạt cấp độ chiến lược, nhưng các kết nối và sự chú ý đến lợi ích chiến lược của nhau trong các lĩnh vực khác là không cao. Khuôn khổ

này nhấn mạnh hợp tác rộng rãi để củng cố niềm tin hướng tới tương lai. [Tạp

chí Cộng sản điện tử, 2014]

Như vậy, có thể thấy, quan hệ đối tác toàn diện và quan hệ đối tác chiến lược đều là những mối quan hệ được thiết lập nhằm tạo một nền tảng quan trọng cho việc thành lập nhiều cơ chế song phương về chính trị, an ninh, quốc phòng và kinh tế. Đây là những kênh quan trọng và hiệu quả để chia sẻ thông tin, quan điểm và các biện pháp để khuyến khích sự tin tưởng trong khi giảm thiểu tác động tiêu cực của những bất đồng hoặc khác biệt còn tồn tại giữa hai chủ thể quan hệ. Tuy nhiên, trong tương quan với quan hệ đối tác chiến lược, quan hệ đối tác toàn diện được các nhà nghiêu cứu và hoạch định chính sách coi là một hình thức quan hệ đối tác có mức độ thấp hơn ở mức độ cam kết giữa hai chủ thể, lòng tin giữa các chủ thể quan hệ cũng như lợi ích chung giữa hai bên. Đây là giai đoạn hai chủ thể đang trong quá trình xây dựng và củng cố niềm tin. Một điểm đáng chú ý trong quan hệ đối tác toàn diện được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định là trong quan hệ đối tác toàn diện, một số lĩnh vực đạt tới mức độ đối tác chiến lược nhưng chưa đồng đều. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó có được cái nhìn rạch ròi cho khái niệm quan hệ đối tác toàn diện.

Trong lý thuyết quan hệ quốc tế, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều mô hình hợp tác khác nhau tùy theo trường phái nghiên cứu. Mỗi mô hình hợp tác lại có những đặc điểm và tính chất riêng tùy theo mục đích của các bên tham gia. Vì thế, rất khó có thể chỉ ra sự cao thấp về mức độ hợp tác của các mô hình hợp tác theo một chiều đơn tính. Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu, nỗ lực chỉ ra một cách tương đối các mức độ hợp tác cơ bản được định hình theo trật tự từ thấp đến cao: đối tác đối thoại, đối tác toàn diện, đối tác chiến lược, liên minh. Trong đó, liên minh được coi là mối quan hệ cao nhất giữa hai chủ thể quan hệ. Mức độ thấp hơn

liên minh là quan hệ đối tác chiến lược. Bản thân trong quan hệ đối tác chiến lược, nội hàm của khái niệm này cũng có sự thay đổi linh hoạt tùy theo thành phần, nội dung, hình thức, mức độ… tùy theo sáng kiến của các bên tham gia mối quan hệ23. Quan hệ đối tác toàn diện được coi là mức độ quan hệ thấp hơn quan hệ đối tác chiến lược và cao hơn quan hệ đối tác thân thiện thông thường như đối tác đối thoại vốn được coi là khuôn khổ được tạo ra để một chủ thể tìm kiếm đối tác.

Trên thực tế, xét theo chiều dọc phát triển, không phải mối quan hệ nào cũng trải qua những tầng bậc phát triển như vậy. Quan hệ ASEAN - Trung Quốc là một ví dụ. ASEAN - Trung Quốc bắt đầy thiết lập quan hệ năm 1996 và năm 2003 mối quan hệ này được nâng cấp thẳng lên quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình thịnh vượng bỏ qua giai đoạn quan hệ đối tác toàn diện. Điều đó cho thấy, quan hệ đối tác toàn diện là bước đệm cho các thực thể quan hệ xây dựng lòng tin với nhau trước khi tiến tới một mối quan hệ cao hơn. Nếu mức độ tin tưởng đã đủ, giai đoạn này có thể không cần thiết. Sự phức tạp trong việc xác định nội hàm của một quan hệ đối tác nói chung và quan hệ đối tác toàn diện nói riêng còn bởi giữa các chủ thể khác nhau, bản chất của cùng một mức độ quan hệ cũng có thể khác nhau. Thậm chí, như phân tích của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, trong một số trường hợp, một đối tác chiến lược giữa hai nước này có thể thấp hơn so với quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước khác [Tạp chí Cộng sản điện tử, 2014].

Chính vì điều này, một số nhà nghiên cứu cho rằng cần phải đưa ra các chiều cạnh để xác định đặc trưng nội hàm của từng mối quan hệ. Trong một nghiên cứu xuất bản năm 2000, Stephen P. Osborn đã có những luận giải hợp lý để xác định nội hàm của một quan hệ đối tác. Trong đó, ông đưa ra đưa ra năm chiều cạnh để xác định một mối quan hệ đối tác như sau: 1) mục đích của quan hệ đối tác nhằm trả lời cho câu hỏi mối quan hệ đó tìm kiếm cái gì, 2) các chủ thể liên quan nhằm làm rõ chủ thể và cấu trúc của mối quan hệ giữa hai chủ thể trong quan hệ đối tác, 3) thời điểm của mối quan hệ thể hiện giai đoạn trong quá trình phát triển quan hệ, sự thay đổi quan hệ và hoạt động giữa hai chủ thể qua thời gian, 4) phạm vi của mối quan hệ nhằm làm rõ không gian hoặc cấp độ chính sách của hai chủ thể trong quan hệ, 5) phương thức tiến hành, tập trung làm rõ cơ chế thúc đẩy quan hệ bao gồm vai trò của các chủ thể tham gia [Stephen P. Osbron, 2000, tr. 12 - 19].

23 Chẳng hạn như với trường hợp của Trung Quốc, Zheng đã chỉ ra rằng quan hệ đối tác chiến lược trong cách hiểu của Trung Quốc có thể 1) có tầm quan trọng khác nhau tùy theo đối tác; 2) không đồng nghĩa với bạn bè thân thiết và 3) là đối tượng để giải thích khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian. Tham khảo: Feng Zhongping, Huang Jing (2014), China’s strategic partnership diplomacy: engaging with a changing world, ESPO working paper No. 8 June, tr. 7 - 8]

Xem xét các chiều cạnh này trong trường hợp của quan hệ đối tác toàn diện trên thực tế với những nội hàm đã được đề cập ở trên, chúng tôi tạm thời đưa ra nhận thức về đặc điểm của quan hệ đối tác toàn diện trong quan hệ quốc tế như sau: 1) là mối quan hệ mà hai bên hướng tới tìm kiếm tiếng nói chung, xây dựng lòng tin với nhau; 2) các chủ thể là các chính phủ hoặc tổ chức phi chính phủ trong các mối quan hệ song phương hoặc đa phương; 3) thường được xây dựng trong giai đoạn hai bên muốn xây dựng lòng tin, hướng tới tương lai; 4) phạm vi quan hệ chú trọng vào tầm rộng hơn tầm sâu, bao gồm nhiều phương diện, lĩnh vực; 5) phương thức tiến hành nhấn mạnh vào các cam kết hợp tác theo chiều rộng.

Như vậy, mặc dù khái niệm quan hệ đối tác toàn diện vẫn chưa được các nghiên cứu đề cập một cách độc lập và rõ ràng nhưng nội hàm của nó nếu xem xét theo khung xác định trên có thể đã có thể sáng rõ ở một mức độ nhất định. Theo những lập luận có tính thống nhất cao, có thể khẳng định quan hệ đối tác toàn diện là mối quan hệ hợp tác được thực hiện trong giai đoạn đầu thiết lập quan hệ giữa hai chủ thể, được thực hiện trên nhiều lĩnh vực nhằm tìm tiếng nói chung và xây dựng lòng tin giữa hai bên.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUÁ TRÌNH XÂ Y DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁ C TOÀ N DIỆN ASEAN - HÀ N QUỐC

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)