6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
1.1. NGHIÊN CỨU QUAN HỆ SONG PHƯƠNG ASEAN HÀN QUỐC
1.1.2. Nghiên cứu quan hê ̣ ASEAN Hàn Quốc dưới da ̣ng tâ ̣p hợp các vấn đề có
đề có liên quan
Đây là những công trình nghiên cứu theo dạng tập hợp các bài viết về các lĩnh vực khác nhau trong quan hệ ASEAN - Hàn Quốc. Phần nhiều những công trình này được thực hiện bởi các viện nghiên cứu hoặc được xuất bản sau các hội thảo khoa học có liên quan. Vì thế, phạm vi đề cập của nó thường rộng và tương đối đa dạng.
6 Là tổ chức được thành lâ ̣p năm 1994 gồm 25 quốc gia thành viên cùng chia sẻ mối quan tâm về an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong đó có 10 quốc gia thành viên ASEAN và 15 nước đối tác đối thoại của ASEAN.
Cuốn “ASEAN - Korea Relations: Security, Trade and Community Building”7
(Quan hệ ASEAN - Hàn Quốc: An ninh, thương ma ̣i và xây dựng cô ̣ng đồng) do Ho Khai Leong chủ biên và được Viê ̣n nghiên cứu Đông Nam Á xuất bản năm 2007 tâ ̣p hợp 10 bài viết tâ ̣p trung vào 5 vấn đề chính trong quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc: 1) Môi trường an ninh khu vực và những thách thức an ninh; 2) những mối đe doa ̣n an ninh phi truyền thống ; 3) hợp tác kinh tế và FTA giữa ASEAN và Hàn Quốc; 4) hợp tác ASEAN - Hàn Quốc trong sự phát triển của các thành viên ASEAN mới; 5) hợp tác ASEAN - Hàn Quốc hướng tới thúc đẩy hô ̣i nhâ ̣p Đông Á. Các bài viết đề cập đến các lĩnh vực khác nhau trong quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc nhưng đều có một điểm thống nhất là trong những thâ ̣p niên cuối của thế kỷ 19, mă ̣c dù nằm trong tâm điểm của những đô ̣ng lực khu vực nhưng quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc gần như không được quan tâm và ở ngoài mu ̣c đích chính sách của các chính phủ Đông Nam Á. Bên ca ̣nh sự la ̣c quan về tốc đô ̣ phát triển nhanh chóng của mối quan hê ̣ này trong thờ i gian gần đây, các tác giả cũng khẳng đi ̣nh Hàn Quốc sẽ là mô ̣t tru ̣ cô ̣t trong tiến trình hô ̣i nhâ ̣p kinh tế Đông Á bên ca ̣nh Trung Quốc, Ấn Đô ̣ và ASEAN. Tiếp đó, năm 2010, Viện nghiên cứu Đông Nam Á cùng trung tâm ASEAN - Hàn Quốc tiếp tu ̣c xuất bản cuốn “Korea’s changing roles in Southeast Asia:
Expanding Influence and Relations” (Sự thay đổi vai trò của Hàn Quốc ở Đông Nam Á: Mở rô ̣ng ảnh hưởng và quan hê ̣). Tiếp câ ̣n từ phía Hàn Quốc, cuốn sách tâ ̣p hợp các bài viết làm rõ vai trò của Hàn Quốc cũng như sự thay đổi của nó trong quan hệ với ASEAN và các nước Đông Nam Á trên các lĩnh vực chủ yếu như kinh tế, văn hóa và nghiên cứu - giáo du ̣c. Trong đó, vấn đề quan hê ̣ hợp tác, đầu tư, lao đô ̣ng nhâ ̣p cư, làn sóng Hàn Quốc và sức ma ̣nh mềm của Hàn Quốc đối với các nước Đông Nam Á là những chủ đề được tâ ̣p trung. Các nghiên cứu đã chỉ ra các bằng chứng chứng tỏ quan hê ̣ quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc ngày càng trở nên quan trọng đồng thời khẳng đi ̣nh không chỉ có vai trò của Hàn Quốc ngày càng tăng ở khu vực Đông Nam Á mà vai trò của các nước Đông Nam Á cũng đang ngày càng lớ n đối với Hàn Quốc. Cuốn sách cũng đưa ra các gợi ý và đề xuất đối với Hàn Quốc, các quốc gia Đông Nam Á và với ASEAN trong viê ̣c củng cố và phát triển mố i quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc. Hai công trình này được đánh giá là những nghiên cứ u có giá tri ̣ về quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc và vai trò của Hàn Quốc ở
7 Đây là tâ ̣p hợp các bài viết trong hô ̣i thảo “Thúc đẩy quan hệ Hàn Quốc – ASEAN” do Viện nghiên cứu Đông Nam Á tổ chức ta ̣i Singapore ngày 15. 9. 2005.
Đông Nam Á. Nhưng do đây là hai công trình được tâ ̣p hợp từ các bài viết riêng lẻ nên chưa làm rõ được sự tác đô ̣ng qua la ̣i của phương diê ̣n quan hê ̣ giữa ASEAN và Hàn Quốc.
Cung cấp các kiến thức cơ bản về các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, cuốn sách “아세안과 동남아 국가연구” (Nghiên cứ u ASEAN và các quốc gia Đông Nam Á (2008) của tác giả 박광섭 (Park Kwang-seop) và 이요한 (Lee Yo-han) là mô ̣t nghiên cứ u dày dă ̣n, toàn diê ̣n và mang tính chất là một tập đại thành về ASEAN của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc. Giá trị khai thác của tác phẩm này là bên cạnh các phần nghiên cứu về ASEAN và các nước thành viên, các cơ chế hợp tác của ASEAN cũng như các vấn đề của tổ chức này, tác giả 박광섭 và 이요한 cũng dành một phần đề câ ̣p tới ngoa ̣i giao của Hàn Quốc đối với ASEAN. Trong đó, tác giả nhận đi ̣nh trong quan hê ̣ đối ngoa ̣i với ASEAN của Hàn Quốc, nổi bâ ̣t là ngoa ̣i giao kinh tế nhằm tâ ̣n du ̣ng nguồn tài nguyên phong phú, thi ̣ trường và đầu tư của khu vực này. Đồng thời, mô ̣t trong những nhâ ̣n đi ̣nh có giá tri ̣ kế thừa của nghiên cứu là đưa ra khẳng đi ̣nh “do thiếu lợi ích kinh tế - an ninh quan tro ̣ng, tỷ tro ̣ng ít của ASEAN về thương ma ̣i, vốn và kỹ thuâ ̣t, sự khác biê ̣t về nhân chủng, ngôn ngữ, văn hó a, tôn giáo lớn hơn so với sự tương đồng, do sự không quan tâm và thiếu các hoa ̣t đô ̣ng giao lưu truyền thống nên chính sách ngoa ̣i giao của Hàn Quốc đối với ASEAN chủ yếu được thực thi như mô ̣t công cụ hỗ trợ hơn là công cụ chính sách chủ yếu”. (박광섭, 이요한, 2008, tr. 221). Tuy nhiên, do dung lượng dành cho nghiên cứu quan hê ̣ ASEAN - Hàn Quốc quá ít nên tác giả cũng không thể có được những phân tích xác đáng về mối quan hê ̣ này.
Một công trình nghiên cứu dày dặn nữa về quan hệ ASEAN - Hàn Quốc cần phải kể đến là cuốn “ASEAN - Korea relations: Twenty-five years of Partnership and Friendship” (Quan hệ ASEAN - Hàn Quốc: 25 năm của đối tác và tình bạn) [Lee Choong Lyeol, Hong Seok-joon, Youn Dae-yeong, 2015]. Cuốn sách gồm 3 phần được viết dưới dạng tập hợp các bài nghiên cứu về ASEAN, quan hệ ASEAN - Hàn Quốc và quan hệ giữa các nước ASEAN với Hàn Quốc. Là thành quả của hội thảo khoa học tổ chức tại Busan năm 2014, cuốn sách là tài liệu đề cập khá toàn diện về quan hệ ASEAN - Hàn Quốc trong quá trình 25 năm xây dựng và phát triển. Trong đó, cuốn sách chủ yếu tập trung phân tích những thành tựu của mối quan hệ đối tác chiến lược với những thông số đa dạng và đáng tin cậy.
1.2. NGHIÊN CỨU QUAN HỆ ASEAN - HÀ N QUỐC NHƯ MỘT BỐ PHẬN CẤU THÀ NH CỦA CƠ CHẾ HỢP TÁC ĐA PHƯƠNG ASEAN + 3 VÀ HỢP TÁ C KHU VỰC