CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN ASEAN HÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 95)

2.2.1.1 .Xu hướng hòa bình và nhu cầu duy trì hợp tác trên toàn thế giới

3.2. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN ASEAN HÀN

2009)

3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện các thể chế hợp tác

3.2.1.1. Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc (2004)

Sau 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, tháng 10. 2004, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 8 tổ chức tại Viêng Chăn, ASEAN và Hàn Quốc đã ký “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác hợp tác toàn diện”, tạo ra bước phát triển mới trong lịch sử phát triển quan hệ hai bên. Với mục đích củng cố quan hệ đối tác toàn diện và xác lập định hướng tương lai trong thế kỷ XXI, tuyên bố chung này là cơ sở pháp lý cho sự phát triển quan hệ ASEAN - Hàn Quốc trong thời gian tới đồng thời đưa ra mô ̣t chương trình nghi ̣ sự làm cơ sở cho các hoạt động hợp tác của Hàn Quốc và ASEAN trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, tuyên bố chung ASEAN - Hàn Quốc sẽ là điều kiện tốt cho việc thỏa thuận xây dựng khu mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc sau này.

Xét trên phương diện quan hệ song phương, Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc là kết quả của sự thay đổi rõ nét trong nhận thức của mỗi bên về đối tác. Với những phân tích đã được đề cập ở phần trước, rõ ràng uy tín của cả ASEAN và Hàn Quốc đều được công nhận trong nhận thức của đối phương cũng như trong quan hệ quốc tế khu vực thông qua các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương trong khu vực. ASEAN đã chứng tỏ được vai trị dẫn dắt của mình trong các cơ chế hợp tác và diễn đàn khu vực. Sự gắn kết về kinh tế giữa các nền kinh tế thành viên là mối lo ngại lớn của ASEAN cũng đã được khắc phục khi tỷ lệ giao dịch nội khối đang ngày càng tăng lên và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các giao dịch khu vực. Sau Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Bali II) được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 năm

2003, ASEAN đã cho thấy sự phát triển vững chắc của mình như một thực thể quan trọng trong trật tự quan hệ quốc tế khu vực. Trong khi đó, sự phục hồi nhanh chóng của Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính vừa là điểm cộng cho Hàn Quốc trong nhận thức của ASEAN đồng thời cũng là động lực để Hàn Quốc tăng cường hơn quan hệ với ASEAN nhằm khai thác tiềm năng của thị trường này. Bên cạnh đó, thơng điệp chiến lược của tổng thống Rho Mu-hyun trong những ngày đầu nhậm chức muốn Hàn Quốc trở thành cầu nối liên kết các sức mạnh trong khu vực, trở thành trung tâm của các ý tưởng và mạng lưới liên kết khu vực nhằm xây dựng một cộng đồng khu vực hịa bình và thịnh vượng [외교백서, 2003] là kế hoạch có nhiều điểm chung với kế hoạch của ASEAN đối với tình hình khu vực. Trong bối cảnh Hàn Quốc đang giảm dần nhiệt tình với ASEAN + 3 sau một thời gian dồn nhiều tâm huyết cho cơ chế đa phương này nhưng không đạt được hiệu quả, Tuyên bố này như một sự củng cố về vai trò của quan hệ song phương đối với hợp tác khu vực của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc gia tăng hội nhập khu vực cũng là một yếu tố thúc đẩy các nước trong khu vực trong đó có Hàn Quốc tăng cường hơn trong quan hệ với ASEAN. Việc ASEAN - Hàn Quốc ký kết Tuyên bố chung cũng có thể được coi là một động thái của Hàn Quốc trước việc Trung Quốc ký kết Tuyên bố Trung Quốc - ASEAN về xây dựng quan hệ đối tác chiến lược vì hịa bình và thịnh vượng vào tháng 10. 2003.

Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc đã thống nhất chiến lược hành động chung trên 8 phương diện gồm: 1) tăng cường hợp tác chính trị và an ninh; 2) tăng cường hợp tác kinh tế mật thiết hơn; 3) thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN và giữa ASEAN với Hàn Quốc; 4) tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển nền kinh tế/ xã hội tri thức, hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ; 5) tăng cường hiểu biết lẫn nhau; 6) xúc tiến hợp tác đối phó với các thách thức toàn cầu; 7) hợp tác trong các diễn đàn khu vực và quốc tế; 8) tăng cường hợp tác Đơng Á. Trong đó, trên phương diện chính trị - an ninh, tuyên bố khẳng định thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa ở cấp độ khu vực và thông qua các diễn đàn khu vực hiện hành nhằm tăng cường an ninh khu vực và xây dựng niềm tin giữa hai bên. Đồng thời ASEAN cũng khẳng định sẽ ủng hộ các nỗ lực của

Hàn Quốc và các bên liên quan nhằm duy trì hịa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp hịa bình. Ngược lại, Hàn Quốc tuyên bố ủng hộ và tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á nhằm tăng cường sự tin cậy và quan hệ hiện có giữa hai bên (2004).

Về nội dung hợp tác kinh tế, nội dung cụ thể và quan trọng nhất được hai bên hướng tới là thiết lập AKFTA. Hai bên đã nhất trí việc đàm phán sẽ được bắt đầu vào năm 2005 và hồn thành trong vịng hai năm. Theo đó, ít nhất 80% sản phẩm sẽ có thuế suất 0% với thời hạn áp dụng khác nhau với từng nhóm nước ASEAN - 6 và nhóm CLMV. Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ thực hiện các mục tiêu hội nhập ASEAN trong đó có mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN và giữa ASEAN và Hàn Quốc, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển xã hội tri thức thông qua hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ cũng được đưa vào nội dung hợp tác. Hai bên cũng thống nhất tăng cường hợp tác trong khu vực nhằm đối phó với các thách thức của khu vực và toàn cầu.

3.2.1.2. Kế hoạch hành động thực hiện Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc (2005) toàn diện ASEAN - Hàn Quốc (2005)

Việc hiện thực hóa Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc được hai bên cụ thể hóa trong Kế hoạch hành động cụ thể được đưa ra năm 2005 với các biện pháp tiến hành hoạt động hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực cụ thể. Trên phương diện chính trị - an ninh, xu hướng chung trong quan hệ ASEAN - Hàn Quốc là tiếp tục khai thác các cơ chế song phương và đa phương hiện có trong khn khổ ASEAN, ASEAN + 3 và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc ứng xử của Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở

Đơng Nam Á. Trong đó, biện pháp chủ yếu vẫn là gia tăng trao đổi và tham vấn các cấp (từ quan chức cao cấp đến các chuyên gia). Lĩnh vực được nhấn mạnh trong hợp tác chính trị - an ninh được đưa ra là các vấn đề an ninh gây ảnh hưởng đến trật tự khu vực như ngăn chặn việc chuyển nhượng và phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, hợp tác chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có các lĩnh vực cụ thể như: buôn người, bn lậu vũ khí, cướp biển, rửa tiền, bn bán ma túy bất hợp pháp, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm mạng.

Đối với hợp tác kinh tế, với chủ trương tăng cường nền tảng của hợp tác kinh tế toàn diện, ASEAN và Hàn Quốc thống nhất xây dựng các kênh tư vấn hợp tác các cấp trên nhiều lĩnh vực hợp tác đa dạng. Đặc biệt, để tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai bên, việc ký kết Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc đã được hoạch định với thời hạn cụ thể. Trong đó, Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Hàn Quốc, Hiệp định thương mại hàng hóa (AKATG) và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ có hiệu lực vào năm 2006. Hiệp định thương mại dịch vụ (AKATS) và Hiệp định đầu tư (AKAI) được dự định bắt đầu đàm phán năm 2006 với mục tiêu kết thúc đàm phán trong cùng năm. Đối với các nhóm nước trong ASEAN, kế hoạch hành động ASEAN - Hàn Quốc chỉ rõ Khu vực mậu dịch tự do hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc sẽ được thực hiện năm 2010 đối với ASEAN - 6, năm 2016 đối với Việt Nam và năm 2018 đối với ba nước Campuchia, Lào và Myanmar. Các khía cạnh khác trong hợp tác kinh tế cũng được tiến hành theo phương thức trao đổi thông tin, tham vấn, hợp tác đào tạo và đối thoại chính sách. Thương mại, đầu tư và hợp tác tài chính tiền tệ được khẳng định nhằm thúc đẩy hội nhập khu vực. Trong đó, chú trọng tăng khả năng nhập khẩu của ASEAN, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp vào thị trường Hàn Quốc. Hàn Quốc cũng cam kết hỗ trợ cho ASEAN về ngân sách và kỹ thuật, công nghệ, giáo dục để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN và tăng cường năng lực cạnh tranh cho ASEAN trên các lĩnh vực khai thác thông tin, khoa học công nghệ, du lịch, lao động và bồi dưỡng năng lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, Hàn Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ Quỹ hợp tác đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc SCF với cam kết tăng đóng góp của Hàn Quốc lên 1 triệu USD trong năm tài chính 2005, mở rộng dự án hợp tác sang các lĩnh vực nghệ thuật, du lịch, công nghệ thông tin, khoa học….Kế hoạch thực hiện cũng nêu rõ Hàn Quốc sẽ nghiên cứu khả năng hợp tác và cung cấp hỗ trợ cho các danh mục có liên quan để thực hiện các dự án đã được đề cập trong Tuyên bố chung.

Để tăng cường hiểu biết song phương trên phương diện văn hóa - xã hội, giao lưu văn hóa xã hội là hướng đi chính trong kế hoạch hành động của ASEAN và Hàn Quốc. Trong đó, các hoạt động được điều phối bởi vai trò của Quỹ Hàn Quốc

và mạng lưới Trường Đại học ASEAN trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa ASEAN và Hàn Quốc được nhấn mạnh. Ngoài ra, vấn đề hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống và hợp tác quốc tế khu vực cũng được hoạch định chi tiết. Đặc biệt, trong kế hoạch hành động đã thể hiện rõ quan điểm của Hàn Quốc và ASEAN trong việc ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam và Lào gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO - World Trade Organization).

Như vậy, có thể thấy kế hoạch hành động nhằm hiện thực hóa hợp tác ASEAN - Hàn Quốc được xây dựng tương đối toàn diện. Trong bản kế hoạch này, quan hệ ASEAN - Hàn Quốc được nhìn nhận như một bộ phận gắn kết của quan hệ quốc tế khu vực và là một công cụ để ASEAN và Hàn Quốc tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của khu vực cùng với các cơ chế hợp tác hiện có. Mặc dù vậy, mức độ hợp tác giữa ASEAN và Hàn Quốc vẫn chưa đạt đến mức độ sâu sắc thể hiện ở các biện pháp được đưa ra chỉ dừng lại ở mức độ trao đổi, tham vấn, hợp tác đào tạo và đối thoại chính sách. Hợp tác kinh tế là lĩnh vực có những biện pháp cụ thể nhất khi đã đề ra được thời hạn thực hiện, các dự án cụ thể… nhưng những cam kết của Hàn Quốc và ASEAN trong việc hợp tác thực hiện các dự án cũng chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu khả năng tham gia và khẳng định vai trò hỗ trợ của Hàn Quốc. Với những phân tích này, có thể khẳng định quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc mới chỉ là bước hợp tác cụ thể đầu tiên, mang tính chất đặt nền móng cho những hợp tác của ASEAN và Hàn Quốc trong những giai đoạn tiếp theo. Nếu kế hoạch hành động được triển khai tốt, việc thiết lập các Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc sẽ là những thành tựu nổi bật nhất trong giai đoạn này.

3.2.1.3. Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc

Sau khi ASEAN và Hàn Quốc ký Tuyên bố chung và Kế hoạch hành động về quan hệ đối tác hợp tác toàn diện, những cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc đã được tiến hành. Trên phương diện quan hệ song phương, đây chính là thành tựu lớn nhất trong quan hệ ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn này thông qua việc tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại hướng tới hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc.

Xét về kết cấu, Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc có kết cấu pháp lý đơn giản gồm một Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, 3 hiệp định về từng lĩnh vực thuộc phạm vi AKFTA (hàng hóa, dịch vụ và đầu tư) và một hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp áp dụng cho ba lĩnh vực được thỏa thuận. Tháng 5.2006, Hàn Quốc và 9 nước ASEAN đã kết thúc vòng đàm phán và tiến hành ký kết các Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện vào tháng 12. 2005. Hiệp định này chính thức có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1.6.2007. Trên cơ sở Hiệp định khung, ngày 26.8.2006, Hàn Quốc và các nước ASEAN đã ký Hiệp định thương mại hàng hóa; ngày 20.11.2007, hai bên ký Hiệp định tự do thương mại dịch vụ và ngày 1.6.2009, hai bên đã ký Hiệp định đầu tư trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Hàn Quốc. Ngoài FTA ký với ASEAN, Hàn Quốc cịn tiến hành đàm phán chính thức với Singapore và hai nước đạt được thỏa thuận FTA toàn diện vào tháng 11. 200469.

Tháng 12. 2005, ta ̣i Hô ̣i nghi ̣ thượng đỉnh lần thứ 9 diễn ra ở Kuala Lumpur, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế tồn diện Hàn Q́c - ASEAN đã được ký kết. Về nội dung, mục tiêu chính của hiệp định này là thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc và đề ra các nguyên tắc chỉ đạo việc hoàn tất các hiệp định về tự do hóa trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và xác định thời gian đàm phán các hiệp định này. Trong đó, thời hạn cho việc thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc là trước năm 2008 (linh hoạt tới năm 2010) đối với Hàn Quốc, năm 2010 (linh hoạt tới năm 2012) đối với nhóm ASEAN - 6, năm 2016 đối với Việt Nam và năm 2018 đối với Campuchia, Lào và Myanmar. Hiệp định cũng chỉ ra 19 lĩnh vực mà ASEAN và Hàn Quốc thúc đẩy các nước thành viên xem xét và thực hiện70. Bên cạnh đó, Quỹ hợp tác kinh tế ASEAN - Hàn Quốc cũng đã được thành

69 Tham khảo Phụ lục 6

70 Các lĩnh vực hợp tác cụ thể được đưa ra như sau: 1) thủ tục hải quan; 2) xúc tiến đầu tư và thương mại; 3) doanh nghiệp vừa và nhỏ; 4) quản lý nguồn nhân lực và phát triển; 5) du lịch; 6) khoa học và công nghệ; 7) dịch vụ tài chính; 8) cơng nghệ thơng tin và liên lạc; 9) nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, sản phẩm trồng trọt và lâm nghiệp; 10) sở hữu trí tuệ; 11) cơng nghiệp mơi trường; 12) phát thanh truyền hình; 13) cơng nghệ xây dựng; 14) đánh giá tiêu chuẩn và tuân thủ, các biện pháp vệ sinh dịch tễ; 15) khai mỏ; 16) năng lượng; 17) tài nguyên thiên nhiên; 18) đóng tàu và vận tải biển; và 19) phim ảnh.

lập nhằm thực hiện các chương trình xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt là cho các thành viên mới của ASEAN được đề cập trong Hiệp định khung.

Trong Hiệp định về Thương mại hàng hóa, các thỏa thuận chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm thuế và quy tắc xuất xứ. Trong đó, các rào cản phi thuế quan được quy định là sẽ được xác định và loại bỏ ngay khi hiệp định này bắt đầu có hiệu lực trừ các hạn chế định lượng. Với quy định này, các hạn ngạch được coi là sẽ không được đề cập trong các phiên đàm phán giữa hai bên. Trong Hiệp định về Thương mại hàng hóa, hai nội dung chính được đàm phán là các danh mục cắt giảm thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 95)