Xu thế thương mại của Hàn Quốc với một số quốc gia và khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 120 - 187)

Nguồn: Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc, KITA

So với các quốc gia khác trong khu vực, quan hệ kinh tế ASEAN - Hàn Quốc cũng có nhiều biểu hiện tích cực. Hình 4.1 cho thấy xu thế thương mại của Hàn Quốc đối với ASEAN có chiều hướng tăng liên tục cùng với chiều hướng tăng của quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc với các quốc gia khác. Mặc dù quy mô thương mại giữa ASEAN - Hàn Quốc nhỏ hơn so với quy mô thương mại của

ASEAN - Trung Quốc và ASEAN - Nhật Bản nhưng xu hướng tăng được biểu thị đều đặn. Ngồi việc quy mơ thương mại của ASEAN với Trung Quốc có biểu hiện tăng vọt từ sau năm 2000, quan hệ thương mại giữa ASEAN và các đối tác khác đều có xu hướng tăng chậm. Đến năm 2008, quy mô thương mại ASEAN - Hàn Quốc đã đạt mức tương đương hoặc hơn so với quy mô thương mại của ASEAN - Nhật Bản và ASEAN - Mỹ. Đây là những biểu hiện tích cực nhưng khơng có tính quyết định. Vì trên thực tế, khơng thể đánh giá được về mức độ hợp tác của ASEAN - Hàn Quốc so với các quốc gia khác khi xem xét trên cơ sở quy mô thương mại. Tuy nhiên, nếu xem xét tiến độ hội nhập khu vực thơng qua tiến trình tự do hóa thương mại, có thể thấy, Hàn Quốc cũng có những bước chậm hơn so với Trung Quốc và Nhật Bản trong quan hệ với ASEAN. Cụ thể, trong tiến trình tự do hóa thương mại FTA ASEAN - Trung Quốc và ASEAN - Nhật Bản được ký kết lần lượt trong năm 2002 và 2003 thì Hàn Quốc phải mất hai năm mới đi đến được sự thống nhất để hình thành AKFTA vào năm 2005. Thậm chí, nhiều lúc Hàn Quốc còn bi ̣ rơi vào tình thế bi ̣ đô ̣ng trong quan hê ̣ với ASEAN trước những biến đổi của tình hình khu vực và sự chủ động hội nhập của Trung Quốc và Nhật Bản. Điều này được giải thích chính từ tình trạng tỷ trọng ít của ASEAN về thương mại, vốn, kỹ thuật và những thách thức khác của quan hệ ASEAN - Hàn Quốc. Tuy nhiên, so với quan hệ ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn trước đó, khơng thể phủ nhận giai đoạn này đã đánh dấu sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ kinh tế của hai chủ thể này. Đánh giá về giai đoạn này, trên phương diện an ninh - chính trị, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định chính sách ngoại giao của Hàn Quốc đối với ASEAN “chỉ như một công cụ hỗ trợ hơn là một cơng cụ chính sách chủ yếu” [박광섭,이요한, 2008, tr. 221]. Nhưng nếu xem xét trên phương diện kinh tế, không thể phủ nhận hợp tác là xu hướng xuyên suốt và ngày càng trở thành xung lực chính thúc đẩy mối quan hệ này phát triển.

4.1.3. Quá trình tiệm tiến chịu tác động của nhiều nhân tố

Quan hệ ASEAN - Hàn Quốc được thiết lập chính thức vào năm 1991, khi hịa bình, hợp tác và phát triển là xu hướng chủ đạo trên toàn thế giới. Nhưng để hình thành được quan hệ đối tác toàn diện, ASEAN - Hàn Quốc phải mất tới 15 năm. Có điều này là do vị thế của ASEAN cũng như Hàn Quốc đối với đối tác vẫn chưa được xác lập. Sự tương đồng về lịch sử, những đồng cảm quá khứ… không đủ để vượt lên trên những khác biệt về văn hóa, giá trị lợi ích của mỗi bên để thúc đẩy quan hệ ASEAN - Hàn Quốc phát triển nhanh hơn. Như trong chương II đã đề cập, trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, ASEAN và Hàn Quốc đã xuất hiện nhu cầu và thiện ý hợp tác nhưng cũng gặp rất nhiều lần thất bại. Sự thất bại

của ý tưởng thành lập đồng minh Thái Bình Dương được chỉ rõ là do sự tác động của Mỹ khi xem xét trong đối trọng giữa quan hệ Hàn Quốc - ASEAN với quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản. Hội đồng châu Á - Thái Bình Dương (ASPAC) thành lập được nhưng khi Trung Quốc gia nhập Liên hợp quốc năm 1973 và chính sách hịa hỗn được bắt đầu thì Hội đồng này cũng bị giải thể. Đối với Hàn Quốc, trong bối cảnh là đồng minh của Mỹ nhưng vị thế cạnh tranh kém hơn Nhật Bản lại có sự phụ thuộc lớn vào Mỹ về kinh tế và an ninh, việc một ý tưởng hợp tác không thể thành công do khơng có sự ủng hộ của Mỹ là điều dễ hiểu. Đồng thời nó cũng thể hiện rằng đối với ASEAN và Hàn Quốc quan hệ với các cường quốc vẫn là ưu tiên lớn nhất.

Trong giai đoạn thập niên 1970 - 1980, mặc dù không nhiều và chủ yếu tập trung vào các nước thành viên Đông Nam Á truyền thống, ASEAN và Hàn Quốc đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế được xuất phát từ nhu cầu sử dụng tài nguyên và trao đổi hàng hóa giữa hai bên đáp ứng cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa đang diễn ra tại Hàn Quốc. Bản thân vị thế của ASEAN cũng đã được nâng cao sau thành công của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất. Nhưng hoạt động hợp tác giữa ASEAN và Hàn Quốc cũng chỉ tập trung chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế và được mở rộng sang các lĩnh vực khác như văn hóa, ngoại giao. Xu hướng này cũng khơng áp đảo được việc Hàn Quốc và ASEAN vẫn đặt ưu tiên trong quan hệ an ninh - chính trị đối với các nước lớn, cụ thể là Mỹ, xuất phát từ những lo lắng trước nguy cơ bất ổn trong khu vực và vị thế của mình trước động thái rút quân của Mỹ khỏi khu vực.

Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1991, thành cơng của Hàn Quốc trong phát triển kinh tế cũng như vai trò trung tâm của ASEAN trong các diễn đàn đa phương khu vực đã trở thành động lực gắn kết ASEAN và Hàn Quốc. Hàn Quốc đã trở thành một trong 18 thành viên sáng lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 1994 và là một trong những thành viên sáng lập của Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) năm 1996. Quan hệ ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn này có xu hướng hòa vào chuyển động chung của hợp tác khu vực. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 là cú huých để các nước Đơng Á xích lại gần nhau hơn, trong đó có ASEAN và Hàn Quốc. Là hai thành viên khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á , ASEAN và Hàn Quốc đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hình thành một tổ chức khu vực để đảm bảo sự ổn định và phát triển của các nước thành viên. Mặc dù việc hình thành ASEAN + 3 cịn có những suy tính lợi ích khác nhau đối với từng quốc gia đồng thời cũng vấp phải sự phản đối của Mỹ nhưng nó là xu thế phù hợp với những chuyển biến trong khu vực và đáp ứng nhu cầu đảm bảo một môi trường an ninh,

chính trị, kinh tế của các quốc gia thành viên. Trong bối cảnh đó, quan hệ ASEAN - Hàn Quốc cũng được đẩy mạnh. Hàn Quốc hy vọng cơ chế ASEAN + 3 sẽ đem lại cho Hàn Quốc vị thế ngang hàng với Trung Quốc và Nhật Bản trong khu vực đồng thời có được sự ủng hộ mang tính trung lập của ASEAN về vấn đề bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, ASEAN mong muốn với sự tham gia của Hàn Quốc trong ASEAN + 3 sẽ đảm bảo vị thế trung tâm của ASEAN trong cơ chế hợp tác đa phương và trong việc kiềm chế sức mạnh của các cường quốc khu vực. Điều này cho thấy nhận thức về đối phương của ASEAN và Hàn Quốc đã có những chuyển biến tích cực hơn.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng quan hệ ASEAN - Hàn Quốc cũng như quan hệ giữa ASEAN với các quốc gia khác trong cơ chế hợp tác ASEAN + 3, hợp tác ASEAN + 1 vẫn là xu hướng chủ đạo. Nhưng với vị thế của mối quan hệ giữa một tổ chức khu vực với một cường quốc hạng trung, quan hệ ASEAN - Hàn Quốc luôn chịu sự chi phối bởi chính sách của các cường quốc và những chuyển biến trong khu vực và thế giới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với sự cạnh tranh quyền lực của Nhật Bản và Trung Quốc trong khu vực đã trở thành nhân tố quan trọng chi phối quan hệ ASEAN - Hàn Quốc khi đặt ASEAN và Hàn Quốc vào bàn cân của việc xác định đối tượng hợp tác giá trị và hiệu quả. Mặc dù khẳng định quan hệ ASEAN - Hàn Quốc có nhiều thành cơng trong cơ chế ASEAN + 1 và là một bộ phận gắn kết của khu vực nhưng mức độ ảnh hưởng của quan hệ ASEAN - Hàn Quốc trong cơ chế đa phương vẫn chưa thể xác lập. Điều này đòi hỏi ASEAN và Hàn Quốc cần có sự xác định rõ ràng trong việc điều chỉnh chính sách quan hệ để có được hiệu quả cao nhất. Việc nâng cấp quan hệ ASEAN - Hàn Quốc thành quan hệ đối tác toàn diện năm 2004 với các hoạt động hợp tác cụ thể như hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc, tuyên bố Kế hoạch hành động thực hiện Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc cho thấy Hàn Quốc và ASEAN đã xác định đẩy mạnh quan hệ song phương và xây dựng được niềm tin đối với mối quan hệ song phương này. Việc các hoạt động hợp tác tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh tế, đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế… đồng thời cũng chứng tỏ Hàn Quốc và ASEAN đã xác định được hợp tác kinh tế và hỗ trợ phát triển là hướng hợp tác hiệu quả cho quan hệ hai bên. Trên thực tế, trong quan hệ song phương ASEAN - Hàn Quốc, hợp tác phát triển kinh tế vẫn là mối quan hệ

phát huy hiệu quả nhất và có xu hướng tiệm tiến, bất chấp những biến động trong khu vực.

4.1.4. Định hình quan hệ hợp tác trong ngoại giao cường quốc hạng trung

Như đã đề cập trong phần cơ sở lý luận, xét trên phương diện hành vi, các cường quốc hạng trung thường có xu hướng theo đuổi các giải pháp đa phương. Từ giữa những năm 1990, Hàn Quốc được coi là cường quốc hạng trung và từ những năm cuối của thập niên 90, dưới thời tổng thống Kim Dae-jung (1998 - 2003), dù chưa có tun bố chính thức nhưng Hàn Quốc đã thể hiện định hướng ngoại giao cường quốc hạng trung tại khu vực Đơng Á. Trong khi đó, ASEAN là một tổ chức của các quốc gia vừa và nhỏ định hướng chính sách ngoại giao đa phương khu vực nhằm tạo dựng vị thế trung tâm và duy trì ổn định khu vực. Sự gặp gỡ trong nhu cầu hợp tác giữa ASEAN và Hàn Quốc được xuất phát từ sự tương đồng về vị thế và định hướng ngoại giao trong trật tự quốc tế. Điều này cũng là một trong những động lực thúc đẩy cho quan hệ ASEAN - Hàn Quốc. Tuy nhiên, mặc dù có cùng định hướng ngoại giao trung gian, ngoại giao đa phương trong trật tự quốc tế và có những nỗ lực chung trong việc xây dựng các cơ chế khu vực để phát huy các chính sách này nhưng có thể nói hợp tác ASEAN - Hàn Quốc vẫn còn nhiều hạn chế trong việc hỗ trợ các bên phát huy vai trò trung gian trong khu vực. Điều này thể hiện ở việc Hàn Quốc vẫn chưa có được sự cơng nhận của hai quốc gia Đơng Á láng giềng trong vai trị trung gian khu vực. Trong khi đó, ASEAN cịn phải cố gắng nhiều để có thể duy trì được vai trị trung tâm của hợp tác khu vực. Lý do của những hạn chế này có thể được lý giải qua những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, sự khác nhau trong việc xác định mục đích của việc thực hiện chính sách ngoại giao cường quốc hạng trung. Đối với ASEAN, ngoại giao đa phương nhằm hai mục đích rõ ràng là để khẳng định vị thế trung tâm của ASEAN trong các cơ chế đa phương khu vực và kiềm chế các cường quốc trong khu vực nhằm đảm bảo một môi trường ổn định cho phát triển kinh tế. Đối với Hàn Quốc, dưới thời tổng thống Kim Dae-jung (1998 - 2003), với việc đưa ra chính sách Ánh Dương, chính sách ngoại giao của nước này chủ yếu hướng tới CHDCND Triều Tiên và đóng vai trị trung gian giữa Mỹ - Trung Quốc, Mỹ - CHDCND Triều Tiên nhằm thúc đẩy giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Rho Mu-hyu (2003 - 2008) tiếp tục chính sách của tổng thống tiền nhiệm Kim Dae-jung đồng thời thực hiện chính sách ngoại giao trung gian khu vực Đông Bắc Á với mục đích trở thành trung tâm kinh tế của khu vực Đơng Bắc Á. Như vậy, có thể thấy, trong

chính sách đối ngoại của ASEAN, các cường quốc vẫn là mối quan tâm lớn, trong khi đó, hợp tác với Hàn Quốc chỉ được coi là yếu tố bổ sung chứ không phải là yếu tố chính. Ngược lại, với mục đích tập trung ở phạm vi bán đảo và khu vực Đông Bắc Á, đối với Hàn Quốc, vai trị của ASEAN gần như đã khơng được tính đến.

Điều này dẫn tới sự khác biệt thứ hai là sự khác nhau trong việc xác định giá trị hợp tác của đối tác trong liên kết khu vực. Đối với ASEAN, Hàn Quốc là đối tác hợp tác kinh tế có giá trị. Bởi vì Hàn Quốc trong tương quan với ASEAN có đối tác hợp tác có tính bổ sung chứ khơng mang tính cạnh tranh về cơ cấu ngành nghề và sản xuất. Bên cạnh đó, với những thành cơng trong q trình phát triển kinh tế của mình, Hàn Quốc trở thành hình mẫu phát triển cho nhiều quốc gia ASEAN. Vì thế, hợp tác phát triển kinh tế với Hàn Quốc, ASEAN sẽ có được sự hỗ trợ cần thiết cho q trình phát triển kinh tế của mình. Trên phương diện chính trị ngoại giao, Hàn Quốc là một trong những đối tác cần thiết để ASEAN khẳng định được vị trí trung tâm trong liên kết khu vực. Đồng thời, Hàn Quốc cũng là một nhân tố bổ sung thêm lập trường trung lập cho ASEAN với vai trò là chất xúc tác cũng như vai trò trung gian trong cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Ngược lại, đối với Hàn Quốc, giá trị của liên kết khu vực với ASEAN chủ yếu là hợp tác phát triển kinh tế để khai thác thị trường lao động cũng như thị trường tiêu thụ và nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này. Ngồi ra, chính phủ Hàn Quốc khi tham gia hợp tác đa phương ngồi việc tìm kiếm những lợi ích kinh tế là muốn tìm kiếm một sự ủng hô ̣ trung lập cho việc giải quyết các vấn đề quan hệ Nam - Bắc và vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, với việc ưu tiên vấn đề bán đảo Triều Tiên hơn so với hợp tác khu vực [최영종,2007], giá trị then chốt đối với chính quyền tổng thống Kim Dae-jung khi thực hiện chính sách Ánh Dương lại không phải là phát triển quan hệ hợp tác đa phương mà là quan hệ song phương với Trung Quốc, Mỹ và CHDCND Triều Tiên, những nhân tố quan trọng trong hội đàm 6 bên. Bên cạnh đó, với chính sách ngoại giao trung gian đối với hợp tác khu vực Đông Á (thời tổng thống Rho Mu-hyun, 2003 - 2008), hợp tác trong khối Đông Bắc Á cũng luôn được coi trọng hơn quan hê ̣ với Đông Nam Á, đă ̣c biệt là trong lĩnh vực an ninh - chính trị và xây dựng các mối quan hệ trong tiến trình liên kết khu vực. Chính sách tăng cường quan hệ với các quốc gia khác của chính phủ Hàn Q́c thời điểm này chỉ dừng lại trong khu vực Đơng Bắc Á và hồn tồn khơng đề cập đến ASEAN vốn là trung tâm của liên kết Đông Á. Như vậy, sự gặp gỡ trong giá trị hợp tác của Hàn Quốc đối với ASEAN chủ yếu tập trung ở lĩnh vực kinh tế. Cịn trong lĩnh vực an

ninh - chính trị, Hàn Quốc chỉ cần ở ASEAN một sự ủng hộ trung lập còn đối với ASEAN, Hàn Quốc cũng chỉ là yếu tố bổ sung.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 120 - 187)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)