Chủ nghĩa khu vực Đôn gÁ với vai trò trung tâm của ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 68 - 71)

2.2.1.1 .Xu hướng hòa bình và nhu cầu duy trì hợp tác trên toàn thế giới

2.2.2.2. Chủ nghĩa khu vực Đôn gÁ với vai trò trung tâm của ASEAN

Trong lịch sử hiện đại thế giới, Đông Á là một trong những khu vực đạt được những biến đổi kinh tế mạnh mẽ nhất. Nếu trong những năm 1950 - 1960, đây là khu vực nghèo trên thế giới với GDP chỉ chiếm 4% GDP thế giới (năm 1960) thì đến năm 1990, Đông Á đã trở thành một trong ba vùng kinh tế chủ chốt (cùng với Tây  u và Bắc Mỹ) của thế giới với GDP chiếm tới 25% GDP thế giới (chỉ số năm 1995) [Christopher M. Dent, 2008, tr. 2]. Hiện nay, khu vực này có hai nền kinh tế lớn nhất thế giới (Nhật Bản và Trung Quốc) đồng thời là một trong nhưng nơi tập trung đông nhất các nền kinh tế công nghiệp mới của thế giới (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia).

Đông Á bắt đầu được nhắc đến nhiều từ những thành công của khu vực này trong phát triển kinh tế. Những thành công của Đông Á trong phát triển kinh tế được nhiều nhà nghiên cứu nhắc tới khi họ đề cập đến các “kỳ tích của kinh tế Đông Á” hay “mô hình phát triển kinh tế Đông Á”. Đặc biệt là sau khi các nước trong khu vực có được sự phát triển kinh tế thành công theo “mô hình đàn nhạn bay”44 với sự sự dẫn dắt của Nhật Bản theo định hướng phát triển nền kinh tế hướng theo xuất khẩu. Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, chủ nghĩa khu vực Đông Á bắt đầu được thúc đẩy như một xu hướng chủ đạo trong quan hệ quốc tế khu vực. Trên thực tế, chủ nghĩa khu vực ở Đông Á đã xuất hiện từ khá lâu trước đó. Bằng chứng là việc xuất hiện các tổ chức kinh tế khu vực như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC - 1989), việc thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA - 1992). Nhưng phải đến sau năm 1997, khi sự cấp thiết phải có một sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nước trong khu vực trước những nguy cơ về kinh tế cũng như trước những biến đổi của tình hình thế giới mới được nhận thức một cách rõ ràng nhất, chủ nghĩa khu vực Đông Á mới có những chuyển động mạnh mẽ. Nguyên nhân của sự hình thành chủ nghĩa Đông Á có thể được xem xét ở 3

44 Mô hình đàn nhạn bay (雁行形態, flying geese paradigm) còn được gọi là “mô hình đàn sếu bay” hay “mô hình đàn ngỗng bay” được học giả kinh tế Nhật Bản Akamatsu Kaname đưa ra và được hai nhà kinh tế học Kojima Kiyoshi và Okita Saburo phổ biến. Mô hình này ban đầu được dùng để mô tả sự phát triển của ngành sản xuất sợi bông ở Nhật Bản từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thập niên 1930. Sau đó, nó được phát triển thành mô hình dùng để miêu tả sự phát triển của các ngành trong một nền kinh tế cũng như miêu tả sự phát triển các nền kinh tế Đông Á thời kỳ phát triển công nghiệp định hướng xuất khẩu.

khía cạnh như sau: 1) nhu cầu bảo vệ nền kinh tế nội khối và chống lại các sức ép từ bên ngoài nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định trong khu vực; 2) mong muốn xây dựng một cơ chế hợp tác hiệu quả trong khu vực; 3) tạo động lực cạnh tranh và tăng cường thương mại nội khối.

Những nỗ lực xây dựng các liên kết ở phạm vi toàn khu vực của Đông Á được thể hiện qua các sáng kiến và việc thực hiện các cơ chế hợp tác đa dạng. Trong đó, không thể không kể đến việc xây dựng cơ chế hợp tác đa phương ASEAN + 3 (1997), việc xây dựng khu vực thương mại tự do giữa ASEAN với các quốc gia Đông Á, việc hình thành Hội nghị Đông Á (2005)…Trong quá trình này, vai trò của ASEAN với tư cách là lực lượng trung tâm cho hợp tác khu vực được coi là động lực chính cho chủ nghĩa khu vực Đông Á. Trong đó, kiện toàn lực lượng ASEAN là một trong những động thái của quá trình hội nhập khu vực. Đối với ASEAN, sau khi trật tự hai cực sụp đổ, vấn đề Campuchia được giải quyết với việc rút quân của quân đội Việt Nam và Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết, về cơ bản, khu vực này không còn sự đối đầu về ý thức hệ. Các nước ASEAN và Đông Dương ngày càng xích lại gần nhau hơn khi đều có sự chuyển hướng chính sách từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác. Tháng 1. 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư tại Singapore, các lãnh đạo ASEAN đã ra Tuyên bố chung trong đó thống nhất “thúc đẩy quan hệ chặt chẽ dựa trên tình hữu nghị và sự hợp tác với các nước Đông Dương” và “ASEAN sẽ đóng một phần tích cực trong các chương trình quốc tế để tái thiết Việt Nam, Lào và Campuchia” [Singapore Declaration, 1992]. Các nước Đông Dương cũng tỏ ra tích cực khi nỗ lực tìm kiếm các cơ hội gắn kết với ASEAN. Trước những động thái tích cực đó đồng thời để đối phó với những thách thức mới nổi lên cũng như thực hiện mục tiêu mở rộng ASEAN trong Tuyên bố Bangkok, ASEAN quyết tâm đẩy ma ̣nh hợp tác chính tri ̣ giữa các thành viên trong khối cũng như giữa khối với các quốc gia ngoa ̣i khối, gia tăng thêm số lượng thành viên, mở ra một khả năng thống nhất toàn khu vực. Đến năm 1999, ASEAN đã kiện toàn quá trình xây dựng một Đông Nam Á trong một ASEAN45. Với 10 thành viên, dân số 500 triệu người, GDP khu vực đạt 600 tỷ USD, ASEAN trở thành một tổ chức khu vực lớn của thế giới.

Hình thành các diễn đàn hợp tác đa phương khu vực và tăng cường hợp tác kinh tế đa phương khu vực cũng là một trong những biểu hiện của chủ nghĩa khu vực Đông Á. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhận thức được ảnh hưởng của

45 Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, Lào và Mianmar được kết na ̣p năm 1997, Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN năm 1999.

quá trình toàn cầu hóa, sự cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc trong khu vực, yêu cầu điều chỉnh và tăng cường tự do hóa cho mỗi nền kinh tế thành viên được đă ̣t ra. Với tinh thần đó, bên cạnh việc ký kết “Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN” vào dịp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ tư, tổ chức tại Singapore từ ngày 27 - 28. 1. 199246. Đồng thời ASEAN cũng phối hợp tích cực với các quốc gia khác trong khu vực để tăng sứ c hấp dẫn của ASEAN trên thi ̣ trường vốn nói riêng và tăng uy tín trên trường quốc tế. Quá trình này đã thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực của không chỉ của ASEAN mà của cả các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Trong quá trình đó, ASEAN đã nỗ lực trở thành lực lượng đóng vai trò trung tâm trong các diễn đàn hợp tác đa phương cả khu vực. Sự cạnh tranh của Trung Quốc và Nhật Bản đã tạo điều kiện cho ASEAN tận dụng cơ hội để nắm vai trò chính trong việc giải quyết các vấn đề khu vực. Trở thành trung tâm của các diễn đàn hợp tác đa phương, ASEAN được coi là nhân tố thúc đẩy chính, là lực lượng chèo lái của quá trình hội nhập khu vực Đông Á. Nắm được vai trò này, ASEAN không chỉ nâng cao được vị thế của mình trên trường quốc tế mà còn duy trì được sự cân bằng mềm giữa các quyền lực đang cạnh tranh sức ảnh hưởng trong khu vực. Bản thân các quốc gia Đông Á ngoài ASEAN cũng muốn ASEAN nắm giữ vai trò này vì vị trí trung lập, vai trò trung gian cũng như nguyên tắc hoạt động nhằm bảo đảm sự hợp tác và thân thiện trong chủ trương hoạt động của ASEAN. Sang đầu thế kỷ XXI, các tiến trình hợp tác khu vực và liên khu vực với vai trò trung tâm của ASEAN đã bắt đầu có được những khẳng định tích cực. Trong báo cáo “Kiến trúc khu vực Đông Á: Sự sắp xếp an ninh, kinh tế mới và chính sách của Mỹ” (2008), Dick K. Nanto đã khẳng định và lý giải về vai trò chủ

chốt của ASEAN trong việc tổ chức các thỏa thuận và liên kết khu vực và liên khu vực như sau:

Hiện nay, ASEAN đang đóng một vai trò hàng đầu (với sự hậu thuẫn của Trung Quốc) trong việc hướng các nước trong khu vực vào các tổ chức và các thỏa thuận hợp tác. ASEAN có thể đi đầu trong việc xây dựng các tổ chức đa phương vì nó được xem như trung tính hơn và không đe dọa so với Trung Quốc hay Nhật Bản. ASEAN đã tạo ra các Cộng đồng An ninh ASEAN để thúc đẩy hợp tác chính trị và an ninh

lớn hơn và giúp đảm bảo hòa bình và hòa hợp. [Dick K. Nanto, 2008, tr. 23]

46 Hiệp định đã tạo khuôn khổ căn bản cho hợp tác ASEAN trên sáu lĩnh vực, bao gồm: thương mại và công nghiệp; khoáng sản và năng lượng; tài chính và ngân hàng; lương thực, nông và lâm nghiệp; giao thông vận tải và bưu chính - viễn thông theo nguyên tắ c hướ ng ra ngoài, cùng có lợi và linh hoa ̣t đối cới sự tham gia củ a các thành viên trong các chương trình và dự án. Xem thêm: Bô ̣ ngoa ̣i giao Viê ̣t Nam, Quá trình hình thà nh và phát triển ASEAN,

Với vai trò trung tâm của ASEAN, việc thành lâ ̣p Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) gồ m 18 nước trong và ngoài Hiê ̣p hô ̣i để trao đổi về các vấn đề an ninh - chính tri ̣ khu vực châu Á - Thái Bình Dương47, Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Â u (1994), sự hình thành và phát triển của Tiến trình ASEAN + 3 (1997) đã làm cho khu vực này chuyển động mạnh theo hướng hội nhập. Chủ nghĩa khu vực Đông Á thực sự đã hình thành. Đặc biệt, sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á (1997) những vấn đề về hợp tác nội khối, cân bằng sức mạnh ngoại khối và tạo lập môi trường ổn định để phát triển trở thành những bài học sâu sắc đối với sự phát triển của các quốc gia trong khu vực. Sự phát triển hợp tác cộng với những biến đổi trong khu vực đòi hỏi sự hội nhập sâu hơn của các quốc gia trong khu vực điều kiện tốt cho quan hệ ASEAN - Hàn Quốc tăng cường hợp tác phát triển trên nhiều mặt trong đó có chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. Cho đến thời điểm cuối những năm 2000, quá trình hội nhập khu vực với vai trò trung tâm của ASEAN vẫn được khẳng định khi các quốc gia sẵn sàng nhượng bộ yêu cầu của ASEAN như một điều kiện để tham gia cùng ASEAN trong các hoạt động của Hiệp hội cũng như các diễn đàn khu vực. Là một trục quan hệ trong xu hướng hội nhập này, chắc chắn quan hệ ASEAN - Hàn Quốc sẽ tiếp tục có những điều kiện tốt để phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)