6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC
2.1.1.1. Các lý thuyết về chủ nghĩa khu vực
Được coi là một “nhân tố quan trọng chi phối lịch sử thế giới cận hiện đại” [Hoàng Khắc Nam, 2009], chủ nghĩa khu vực (Regionalism) là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. Những biểu hiện của chủ nghĩa khu vực thông qua các tiền đề, động thái và dấu hiệu của nó được cho là đã xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ XIX nhưng khái niệm này chỉ thực sự được nhắc đến như một hiện tượng có quy mô toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và đặc biệt là sau Chiến tranh Lạnh. Là một trong những đặc điểm tiêu biểu của lịch sử thế giới hiện đại, chủ nghĩa khu vực là đối tượng của nhiều nghiên cứu và tranh luận mà cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Nguyên nhân là do sự đa dạng trong cách phân định khu vực, sự khác nhau trong cách tiếp cận, cách hiểu về chủ nghĩa khu vực cũng như trong những kiến giải và đánh giá về hiện tượng này trên thực tế.
Về lịch sử nghiên cứu, chủ nghĩa khu vực được bắt đầu nghiên cứu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 trước những chuyển động trong tiến trình hội nhập của châu Âu như việc thông qua ý tưởng Cộng đồng than thép châu  u (ECSC - European Coal and Steel Community) năm 1952, việc hình thành Cộng đồng kinh tế châu  u (EEC - European Economic Community) và Cộng đồng nguyên tử châu  u (Euratom) năm 1957. Đây được coi là làn sóng nghiên cứu chủ nghĩa khu vực lần thứ nhất, theo cách chia của Shaun Breslin & Richard Higgott8. Làn sóng nghiên cứu chủ nghĩa khu vực lần thứ nhất được đánh dấu với vị trí tiên phong của những người theo chủ nghĩa chức năng mới (Neofunctionalism)9 coi hội nhập khu
8 Shaun Breslin & Richard Higgot (2003) đã chia việc nghiên cứu khu vực thành hai làn sóng: 1) làn sóng thứ nhất bắt đầu từ những năm 1950 với đối tượng nghiên cứu chủ yếu là thực tế liên kết khu vực của Tây  u và 2) làn sóng thứ hai được bắt đầu sau Chiến tranh Lạnh trước những biến đổi của tình hình thế giới với những mô hình của chủ nghĩa khu vực mới. Tham khảo: Hoàng Khắc Nam (2007b), “Phân định khu vực trong nghiên cứu quốc tế”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 23 (2), tr. 77 – 86.
9 Những người theo chủ nghĩa chức năng mới đứng đầu là Earst Haas (1958, 1964), Leon Linberg (1966) trên cơ sở những chuyển động của quá trình hội nhập châu Âu đã nhìn nhận tiến trình hội nhập khu vực sẽ được thúc đẩy trên ba giả định: (i) tác động lan tỏa; (ii) cam kết trung thành của các nhóm lợi ích chuyển từ cấp độ quốc gia sang thể chế khu vực; (iii) vai trò quyết định của các thể chế siêu quốc gia đối với tiến trình
vực là “một quá trình hợp tác tất yếu và tiệm tiến từ những lĩnh vực kỹ nghệ chính trị cấp thấp/ ít nhạy cảm về chính trị sang những lĩnh vực chính trị cấp cao, đánh giá thấp vai trò và tầm quan trọng của chủ nghĩa dân tộc và quốc gia - dân tộc” [Đinh Thị Hiền Lương, 2011]. Sau Chiến tranh Lạnh, với những thay đổi của tình hình thế giới như những biến đổi trong cơ cấu địa chính trị thế giới, quá trình toàn cầu hóa, sự ra đời của các mô hình chủ nghĩa khu vực khác nhau ở các khu vực khác nhau trên thế giới… đã dẫn đến nhu cầu bổ sung và hoàn thiện những lý thuyết về chủ nghĩa khu vực trước tình hình mới. Những nghiên cứu về chủ nghĩa khu vực thời kỳ này được coi là thuộc làn sóng nghiên cứu chủ nghĩa khu vực thứ hai.
Xét trên khía cạnh nội dung, như trên đã đề cập, do cách tiếp cận, cách hiểu, cách đánh giá khác nhau về hiện tượng này nên các quan điểm về nội hàm của chủ nghĩa khu vực cũng tương đối đa dạng. Cho đến nay, có 4 nhóm quan điểm khác nhau về chủ nghĩa khu vực được tổng kết. Trong đó, mỗi nhóm quan điểm về chủ nghĩa khu vực đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Đó là các nhóm quan điểm: 1) Nhóm quan điểm xác định chủ nghĩa khu vực dựa trên sự thống nhất về ý thức khu vực; 2) Nhóm quan điểm nhấn mạnh đến mức độ hợp tác giữa các chủ thể trong hợp tác khu vực; 3) Nhóm quan điểm có xu hướng xem xét chủ nghĩa khu vực trên góc độ kinh tế; 4) Nhóm quan điểm hướng tới việc xác định chủ nghĩa khu vực với hệ tiêu chí rộng hơn và bao quát hơn nhằm khắc phục những hạn chế của các nhóm trên10.
Mỗi nhóm quan điểm đều có những mặt hợp lý và hạn chế nhất định. Điều này phản ánh tính phức tạp và đa dạng của chủ nghĩa khu vực trên thế giới trong quá trình lịch sử. Tuy nhiên, vẫn có thể rút ra được những nội dung chung mà các quan điểm đều thống nhất về chủ nghĩa khu vực như sau: 1) nhận thức khu vực phản ánh ý thức và nhu cầu gắn bó giữa các thành viên thể hiện qua tình cảm khu vực, ý thức về bản sắc khu vực và nhận thức về lợi ích chung; 2) hợp tác khu vực với sự ưu tiên trong chính sách và nỗ lực thúc đẩy hợp tác trong khu vực trên nhiều phương diện (song phương, đa phương, thể chế hóa các hình thức tổ chức khu vực) và sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau (quốc gia, phi quốc gia); 3) khu vực hóa như một quá trình hình thành các điểm chung có tính khu vực được thể hiện qua các
hội nhập khi các thể chế này có quyền lực hơn và độc lập hơn với các quốc gia thành viên. Cuối những năm 1960, lý luận của trường phái này trở nên bất cập trong việc lý giải và dự đoán tiến trình hội nhập châu  u trước tình hình thực tiễn mới là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc. Tham khảo: Đinh Thị Hiền Lương (2011),
Chủ nghĩa khu vực trong các trường phái tiếp cận lý thuyết, http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/van- hoa-the-gioi/vh-phuong-tay-nhung-van-de-chung/2099-dinh-thi-hien-luong-chu-nghia-khu-vuc-trong-cac- truong-phai-tiep-can-ly-thuyet.html.
lợi ích chung, mục đích chung, sự củng cố bản sắc truyền thống và tạo ra các bản sắc mới, sự phụ thuộc lẫn nhau cũng như sự liên kết trong khu vực…
Việc khó có thể có được một khái niệm toàn diện về chủ nghĩa khu vực đang hướng các nhà khoa học hình thành nên hai cấp độ khi đề cập đến khái niệm này. Thứ nhất, ở cấp độ hẹp, chủ nghĩa khu vực có thể được hiểu là ý thức khu vực về những giá trị chung để thúc đẩy hợp tác khu vực. Trên mức độ rộng, “chủ nghĩa khu vực là ý thức khu vực và những cố gắng thúc đẩy hợp tác khu vực nhằm thực hiện những lợi ích chung trong khu vực” [Hoàng Khắc Nam, 2009].
2.1.1.2. Chủ nghĩa khu vực Đông Á11
Trong nghiên cứu chủ nghĩa khu vực liên quan đến châu Á , các nhà nghiên cứu thường hay nhắc đến chủ nghĩa khu vực châu Á với những giá trị châu Á , chủ nghĩa khu vực ASEAN và chủ nghĩa khu vực Đông Á. Những khái niệm phản ánh xu hướng chuyển động của trật tự quan hệ quốc tế khu vực này trong thời gian qua. Nếu chủ nghĩa khu vực châu Á và chủ nghĩa khu vực ASEAN thường được nhấn mạnh bởi giá trị châu Á và phương thức ASEAN trong phương cách hội nhập khu vực thì chủ nghĩa khu vực Đông Á được nhắc đến với sức đẩy lớn của hợp tác kinh tế.
Được thúc đẩy bởi nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, chủ nghĩa khu vực Đông Á thường được nhắc đến cùng với những chuyển động trong hợp tác kinh tế khu vực. Các lý thuyết về chủ nghĩa khu vực được sử dụng để giải thích cho chủ nghĩa khu vực Đông Á cũng thường lấy kinh tế làm cơ sở. Điều này không phải là không có tính hợp lý khi bối cảnh hình thành và phát triển chủ nghĩa khu vực Đông Á phần lớn chịu ảnh hưởng bởi các nhu cầu hợp tác kinh tế. Cho đến tận thời điểm hiện nay, hợp tác kinh tế cũng là trục chính níu giữ sự hợp tác của các quốc gia vốn có nhiều vấn đề trong lịch sử chưa thể giải quyết này. Tuy nhiên, nếu định tìm hiểu về chủ nghĩa khu vực Đông Á, không thể bỏ qua những nhân tố có thể xuất hiện sau nhưng cũng tạo ảnh hưởng không nhỏ thúc đẩy sự hình thành của chủ nghĩa Đông Á như sự biến đổi của cán cân lực lượng trong khu vực, sự nổi lên của ASEAN với vai trò trung tâm của tiến trình hội nhập Đông Á, sự cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc khu vực và thế giới đối với khu vực, sự phục hồi của chủ nghĩa dân tộc tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực…
Đề cập đến đặc điểm của chủ nghĩa khu vực Đông Á, nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến đặc điểm chủ nghĩa khu vực Đông Á có xu hướng không chính thức
11 Khái niệm Đông Á ở đây bao gồm các quốc gia Đông Nam Á và các nền kinh tế châu Á mới (Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan) và Trung Quốc.
và khó nắm bắt [Ojendal, 1997] (trừ trường hợp của ASEAN mặc dù trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XIX, ASEAN vẫn bị coi là một thể chế lỏng lẻo). Có điều này là bởi vì chủ nghĩa khu vực Đông Á được cho là có nhiều quá trình thực tế hơn luật định (more a de facto process than a de jure one) [Pablo Bustelo, 2000, tr. 11]. Cụ thể về các đặc điểm của chủ nghĩa Đông Á, có thể thấy những điểm như sau: Thứ nhất, chủ nghĩa khu vực Đông Á thường chỉ được hiện thực hóa giới hạn trong các vấn đề kinh tế, ít có những dự án hiệu quả trên khía cạnh chính trị và an ninh. Sau này, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được thành lập và đóng vai trò nhất định trong hợp tác an ninh khu vực nhưng hiệu quả của nó vẫn là một vấn đề cần xem xét. Trong khi đó, trên lĩnh vực kinh tế, với trung tâm là ASEAN, sự hợp tác kinh tế khu vực đã tạo ra nhiều mối quan hệ song phương và đa phương đa dạng đến mức người ta còn gọi nó dưới cái tên “chủ nghĩa đa phương khu vực” và “chủ nghĩa khu vực mở”. Thứ hai, trên phương diện chính trị, chủ nghĩa khu vực Đông Á đặc biệt coi trọng chủ quyền quốc gia. Có thể đặc điểm này được hình thành do những mối quan hệ liên quốc gia trong lịch sử và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bội của nhau. Điều này đặt các nhà lãnh đạo Đông Á vào tình huống phải lựa chọn hoặc là chính trị - an ninh hoặc là hợp tác phát triển kinh tế. Vốn là một khu vực vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng lịch sử, việc có bỏ lơ hay không những quan điểm và lập trường khác nhau về những vấn đề liên quan đến các quốc gia thành viên làm cho quá trình hội nhập khu vực của Đông Á trở thành một quá trình thất thường. Nói như cách của Bustelo thì tình trạng này phản ánh một “chủ nghĩa khu vực Đông Á thực dụng” của khu vực. Thứ ba, chủ nghĩa khu vực
Đông Á vẫn có sự không đồng đều trong hội nhập. Sự không đồng đều này thể hiện trong sự không đồng đều giữa hội nhập từ trên xuống với hội nhập từ dưới lên (dẫn đến tình trạng không chính thức và khó nắm bắt), giữa sự hội nhập theo chiều ngang khi có các quốc gia hội nhập sâu nhưng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thì cũng có những nước còn hội nhập chậm, thậm chí vẫn còn chưa tham gia vào quá trình này như CHDCND Triều Tiên.
Là một trục quan hệ trong các mối quan hệ chồng chéo của khu vực Đông Á, quan hệ ASEAN - Hàn Quốc cũng đang góp phần vào việc thúc đẩy hội nhập khu vực. Trong khi ASEAN - Hàn Quốc đang trong quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện thì chủ nghĩa khu vực Đông Á cũng có những chuyển động tích cực cho hội nhập. Sự tương đồng này là kết quả của những phản ứng thống nhất trước những nhân tố tác động đương thời và đồng thời cũng tạo nên tính đồng vận cho sự phát triển của quan hệ ASEAN - Hàn Quốc cũng như cho quá trình hội nhập của chủ nghĩa khu vực Đông Á.
2.1.2. Lý thuyết về cường quốc hạng trung (middle powers)
2.1.2.1. Lịch sử khái niệm cường quốc hạng trung
Khái niệm cường quốc hạng trung được sử dụng nhiều kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng trên thực tế, đây là khái niệm đã xuất hiện từ khá sớm. Trong tác phẩm “Power Polities”, Martin Wight đã chỉ ra rằng khái niệm cường quốc
hạng trung trong phân cấp quốc gia đã được đề cập trong chính trị châu  u ngay từ thế kỷ XIV, dựa trên sự phân biệt một cách đơn giản những khác biệt về loại hình và độ lớn (states are of different kinds and magnitudes) và phát triển thành
học thuyết tùy theo vai trò của nó trong xã hội quốc tế. Nhưng phải đến nghiên cứu của Giovanni Botero, sự phân cấp này mới có đề cập đến khái niệm cường quốc hạng trung có nội hàm gần với khái niệm cường quốc hạng trung hiện nay. Trong phần đầu của cuốn sách “Ragion di Stato”, Botero đã lý giải những đặc điểm hành vi của các cường quốc hạng trung trong quan hệ quốc tế như sau:
…các cường quốc hạng trung là tồn tại lâu dài nhất do họ nhận ra được rằng không thể sử dụng sức mạnh vì họ yếu nhưng cũng không thể để bị bắt nạt vì họ cũng đủ mạnh, sự giàu có và quyền lực của họ là vừa phải, đam mê của họ ít bạo lực hơn, tham vọng của họ cũng tìm đến sự hỗ trợ ít hơn và cho phép ít sự khiêu khích hơn so với các cường quốc. Sự sợ hãi đối với láng giềng kiềm chế họ và ngay cả khi bị chọc tức đến mức tức giận họ cũng dễ quay trở lại trạng thái điều hòa và ổn định hơn. [Carsten Holbraad, 1984, tr.
12].
Như vậy, trong sự phân cấp quốc gia của Botero, kích thước của quốc gia đã được gắn liền với vấn đề an ninh và quyền lực quốc tế. Đặc biệt, ông đã đề cập đến xu hướng hành vi điển hình của các cường quốc hạng trung rất gần với hướng tiếp cận hành vi về cường quốc hạng trung hiện nay12.
Đến thế kỷ XVIII, Abbe de Mably đi xa hơn trong việc phân tích cường quốc hạng trung khi ông không chỉ đưa ra ba mức độ quyền lực mà còn quy định mỗi mức độ quyền lực phải tiến hành công việc của mình như thế nào trong các tình huống khác nhau. Trong đó, ông đã đến gần với sự tổng quát về vai trò của cường quốc hạng trung. Malby chỉ ra rằng hành vi ứng xử và vai trò của các cường quốc hạng trung phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ đang tồn tại giữa họ với các nước lớn. Trong đó, “các nước lớn (thống trị) coi những đồng minh (cường quốc hạng
12 Botero đã chia các quốc gia thành ba cấp độ gồm: 1) các tiểu quốc (piccioli) là các quốc gia không thể tự tồn tại một mình mà cần có sự bảo vệ và hỗ trợ của quốc gia khác; 2) các cường quốc hạng trung (mezano) là các quốc gia có đủ sức mạnh và quyền lực để tự tồn tại mà không cần sự giúp đỡ từ nước khác và 3) các cường quốc (grandissime) là các quốc gia có lợi thế vượt hơn hẳn so với các quốc gia láng giềng.
trung) như các công cụ được sử dụng cho mục đích riêng của họ” [Carsten Holbraad, 1984, tr. 13].
Bắt đầu từ thế kỷ XIX, việc phân cấp quyền lực của các quốc gia đã trở thành chủ đề của các cuộc tranh luận ngoại giao. Cường quốc hạng trung trở thành chủ đề của Công ước Vienna và trong các cuộc đàm phán ngoại giao những năm 1814 - 1815. Nó cũng là khái niệm được tranh luận trong quá trình hình thành Hội quốc liên trong Hội nghị Paris năm 1919. Nhưng cường quốc hạng trung chỉ thực sự trở thành một khái niệm đại diện cho một lực lượng có ảnh hưởng trong trật tự thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong Hội nghị San Francisco (1945), ý