Tình hình giao dịch thương mại ASEAN-Hàn Quốc đến năm 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 105 - 110)

Đơn vị: triệu USD, %

A SE A N Năm 2000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Xuất khẩu (Tỷ lệ trong tổng giá trị xuất khẩu)

18.173 (11,3) 24.024 (9,5) 26.064 (10,0) 29.743 (9,6) 33.110 (9,3) 40.917 (9,4) 34.053 (10,5)

Nhập khẩu (Tỷ lệ trong tổng giá trị nhập khẩu) 20.134 (11,7) 22.383 (10,0) 27.432 (9,6) 32.066 (9,9) 38.749 (10,4) 49.283 (11,7) 40.979 (11,3) Tổng giá trị thương mại 38.307 46.407 53.496 61.809 71.858 90.202 75.032

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc

Như số liệu thể hiện trong bảng 3.5 về tình hình giao dịch thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc trên đây, giá trị thương mại ASEAN - Hàn Quốc có sự tăng trưởng mạnh kể từ sau khi AKFTA có hiệu lực. Sản lượng xuất khẩu của ASEAN vào Hàn Quốc tăng từ 26 tỷ USD năm 2005 lên gần 41 tỷ USD năm 2008, tương đương mức tăng trưởng 19,2%. Sản lượng nhập khẩu từ Hàn Quốc của ASEAN cũng tăng trung bình 26,6% từ 27,4 tỷ USD năm 2005 lên 49,3 tỷ USD năm 2008 và giảm xuống còn 41 tỷ USD năm 2009.

Hình 3.2: Tổng giá trị giao dịch ASEAN - Hàn Quốc thông qua giá trị xuất, nhập khẩu (2004 - 2009)

Đơn vị: triệu USD

0 10 20 30 40 50 60 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Xuất khẩu Nhập khẩu

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA)

Mơ hình hóa cơ cấu thương mại ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn này (hình 3.2) cho thấy tình trạng nhập siêu của ASEAN vẫn tiếp tục duy trì. Có điều này là do mặt hàng xuất khẩu của ASEAN cho Hàn Quốc thường có giá trị thấp hơn so với hàng nhập khẩu. Xét tổng giá trị giao dịch, giá trị thương mại giữa hai bên cũng có xu hướng tăng liên tục, đạt hơn 90 tỷ USD năm 2008 và giảm xuống còn hơn 75 tỷ USD năm 2009 nhưng vẫn có xu hướng tăng nếu so với các năm trước đó. Sự sụt

giảm trong cán cân thương mại ASEAN - Hàn Quốc trong năm 2009 được giải thích bởi nguyên nhân ảnh hưởng do khủng hoảng tài chính và tài chính cơng thế giới. Chính vì thế, năm 2009, ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Hàn Quốc [IMF, 2010]. Trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Hàn Quốc năm 2009, hai bên đã nhất trí nâng kim ngạch hai chiều lên 150 tỷ USD vào năm 2015.

Song song với sự tăng trưởng về cán cân thương mại, đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc đối với ASEAN cũng tăng rõ rệt. Xét về cơ cấu đầu tư, theo số liệu thống kê của Ban thư ký ASEAN, đầu tư vào ngành chế tạo của Hàn Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất, đạt 30% tổng số vốn đầu tư. Tiếp theo là các ngành tài chính - dịch vụ (20,5%), thương mại (10,7%). Ngành có tỷ lệ đầu tư ít nhất là nông nghiệp (chiếm 0,7%) và ngành xây dựng (chiếm 1,5% tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào ASEAN). Với ASEAN, sự tập trung đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc là sự bổ sung hợp lý cho quá trình phát triển kinh tế khu vực trong bối cảnh ASEAN còn yếu trong lĩnh vực này.

Bảng 3.6. Tình hình đầu tư của Hàn Q́c vào ASEAN (2004 - 2009)

(Đơn vi ̣: triệu đô la)

Quốc gia 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Brunei - - 0,1 0,0 - 1,0 Campuchia 14,0 32,5 126,3 629,8 525,3 191,8 Indonesia 57,0 100,1 148,3 253,1 529,2 324,4 Lào 2,0 - 2,8 24,5 43,8 31,3 Malaysia 60,8 43,6 51,5 159,0 329,9 102,0 Myanmar - 0,6 0,5 1,2 36,0 160,5 Phillipin 19,2 40,8 60,9 114,1 202,7 121,5 Singapore 169,0 128,3 305,1 515,3 553,5 274,1 Thái Lan 46,1 56,1 75,0 141,8 88,3 31,2 Việt Nam 177,2 331,9 595,8 1.317,8 1.362,6 590,1

Tổng đầu tư 545,1 (8,5) 733,9 (10,2 1.366,4 (11,7 3.156,6 (14,3) 3.671,1 (15,9) 1.827,9 (9,4) (Nguồ n: 한국수출입은행, http://www.koreaexim.go.kr)

Đầu tư của Hàn Quốc vào các nước ASEAN tăng ma ̣nh từ 545 triê ̣u USD năm 2004 lên 3,67 tỷ USD năm 2008. Như số liệu trong bảng 3.6, đầu tư của Hàn Quốc vào ASEAN từ năm 2004 - 2009 ln có xu hướng tăng đều với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 11,3 tỷ USD, gấp gần hai lần tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc cả giai đoạn từ 1990 - 2004 (khoảng 6,4 tỷ USD). Sau cuộc khủng hoảng tài kinh tế thế giới 2008, tổng vốn đầu từ giảm rõ rệt. Phân tích bảng 3.6 ở trên, có thể thấy thị trường đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc trong khối ASEAN giai đoạn 2004 - 2009 là Việt Nam với tổng số vốn đạt gần 4,4 tỷ USD, gấp hơn 2 lần nước đứng thứ hai là Singapore (đạt gần 2 tỷ USD).

Hình 3.3. Xu hướng đầu tư của Hàn Quốc vào ASEAN giai đoạn 2004 - 2008

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc, 2009.

Mơ hình hóa hoạt động đầu tư của Hàn Quốc cho ASEAN, có thể thấy rõ xu thế tăng của hoạt động này. Không chỉ tăng về tổng vốn đầu tư, số sự án và số vốn đầu tư cho từng dự án cũng có xu hướng tăng. Điều này phản ánh sự chuyển biến về quy mô đầu tư của Hàn Quốc cho thị trường này. Sự phát triển vượt bậc trong kim ngạch thương mại hai chiều cũng như trong hoạt động đầu tư giữa ASEAN và Hàn Quốc đã cho thấy tiềm năng quan hệ giữa hai bên cũng như khẳng định hướng đi đúng trong hợp tác kinh tế khi thiết lập các hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc.

■ Số dự án mới

■ Tổng vốn đăng ký ■ Tổng vốn đầu tư

3.2.2.3. Phát triển kinh tế - xã hội và hợp tác giao lưu văn hóa

Với những cam kết trong Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc, các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế của Hàn Quốc cho ASEAN được duy trì. Theo thống kê của chính phủ Hàn Quốc, hiện nay, trên thế giới có khoảng 130 nước nhận hỗ trợ ODA từ Hàn Quốc. Trong đó, năm 2005, ODA của Hàn Quốc tăng gần gấp đôi so với năm 2004, đạt 752 triệu USD, chiếm 0,10% tổng thu nhập quốc dân (bảng 3.9). Những năm sau đó, tổng viện trợ ODA có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn được duy trì ở mức trên 0,05% thu nhập quốc gia và đến năm 2009 thì quay lại mức 0,10%.

Hình 3.4. Hình thức hỗ trợ ODA của Hàn Quốc cho ASEAN trong tương quan với thế giới, 2007

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc, 2009

So sánh tỷ lệ vốn ODA của Hàn Quốc trong tương quan với tổng vốn ODA thế giới năm 2007, có thể thấy quy mơ nguồn vốn ODA của Hàn Quốc khơng đáng kể. Trong hình 3.4, tỷ lệ giữa vốn vay ưu đãi và vốn hỗ trợ khơng hồn lại của Hàn Quốc ở trạng thái tương đối cân bằng. So với các quốc gia phát triển khác, tỷ lệ vốn ODA trên tổng thu nhập quốc gia của Hàn Quốc cũng còn ở mức khiêm tốn76 nhưng tính tập trung của nguồn vốn ODA Hàn Quốc là tương đối rõ.

76 Tỷ lệ ODA trên thu nhập quốc dân của một số quốc gia tiêu biểu theo số liệu năm 2004: Thụy Điển: 0,77, Hà Lan: 0,74, Pháp: 0,42, Anh: 0,36, Đức: 0,28, Nhật Bản: 0,19, Mỹ: 0,16 [OECD, 11. 4. 2005]

Thế giới 8.966,2

Hỗ trợ khơng hồn lại

무상

Vay ưu đãi

유상 4.337,1 (48,4%) 4.629,1(51,6%)

Hàn Quốc 148.0 (1,7%) 76,7(1,8%) 71,3(1,5%)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)