Xu hướng đầu tư của Hàn Quốc vào ASEAN giai đoạn 200 4 2008

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 108 - 120)

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc, 2009.

Mơ hình hóa hoạt động đầu tư của Hàn Quốc cho ASEAN, có thể thấy rõ xu thế tăng của hoạt động này. Không chỉ tăng về tổng vốn đầu tư, số sự án và số vốn đầu tư cho từng dự án cũng có xu hướng tăng. Điều này phản ánh sự chuyển biến về quy mô đầu tư của Hàn Quốc cho thị trường này. Sự phát triển vượt bậc trong kim ngạch thương mại hai chiều cũng như trong hoạt động đầu tư giữa ASEAN và Hàn Quốc đã cho thấy tiềm năng quan hệ giữa hai bên cũng như khẳng định hướng đi đúng trong hợp tác kinh tế khi thiết lập các hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc.

■ Số dự án mới

■ Tổng vốn đăng ký ■ Tổng vốn đầu tư

3.2.2.3. Phát triển kinh tế - xã hội và hợp tác giao lưu văn hóa

Với những cam kết trong Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc, các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế của Hàn Quốc cho ASEAN được duy trì. Theo thống kê của chính phủ Hàn Quốc, hiện nay, trên thế giới có khoảng 130 nước nhận hỗ trợ ODA từ Hàn Quốc. Trong đó, năm 2005, ODA của Hàn Quốc tăng gần gấp đôi so với năm 2004, đạt 752 triệu USD, chiếm 0,10% tổng thu nhập quốc dân (bảng 3.9). Những năm sau đó, tổng viện trợ ODA có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn được duy trì ở mức trên 0,05% thu nhập quốc gia và đến năm 2009 thì quay lại mức 0,10%.

Hình 3.4. Hình thức hỗ trợ ODA của Hàn Quốc cho ASEAN trong tương quan với thế giới, 2007

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc, 2009

So sánh tỷ lệ vốn ODA của Hàn Quốc trong tương quan với tổng vốn ODA thế giới năm 2007, có thể thấy quy mơ nguồn vốn ODA của Hàn Quốc không đáng kể. Trong hình 3.4, tỷ lệ giữa vốn vay ưu đãi và vốn hỗ trợ khơng hồn lại của Hàn Quốc ở trạng thái tương đối cân bằng. So với các quốc gia phát triển khác, tỷ lệ vốn ODA trên tổng thu nhập quốc gia của Hàn Quốc cũng còn ở mức khiêm tốn76 nhưng tính tập trung của nguồn vốn ODA Hàn Quốc là tương đối rõ.

76 Tỷ lệ ODA trên thu nhập quốc dân của một số quốc gia tiêu biểu theo số liệu năm 2004: Thụy Điển: 0,77, Hà Lan: 0,74, Pháp: 0,42, Anh: 0,36, Đức: 0,28, Nhật Bản: 0,19, Mỹ: 0,16 [OECD, 11. 4. 2005]

Thế giới 8.966,2

Hỗ trợ khơng hồn lại

무상

Vay ưu đãi

유상 4.337,1 (48,4%) 4.629,1(51,6%)

Hàn Quốc 148.0 (1,7%) 76,7(1,8%) 71,3(1,5%)

Bảng 3.7. Tình hình viện trợ ODA của Hàn Quốc từ năm 2004 - 2009

Đơn vị: triệu USD

Phân loại 2004 2005 2006 2007 2008 2009

ODA (A+B) 423 752 455 696 802 816

ODA Song phương (A: a+b) 331 463 376 491 539 581

a. Viện trợ khơng hồn lại 212 318 259 358 369 367

b. Cho vay ưu đãi 119 145 117 132 171 214

ODA đa phương (B) 93 289 79 206 263 235

ODA/GNI (%) 0,06 0,10 0,05 0,07 0,09 0,10

Nguồn: OECD, International Development Statistics Online DB. Dẫn theo: KOICA. http://www.devco.go.kr/contents.do?contentsNo=74&menuNo=301

Phân tích sự phân bố nguồn vốn ODA của Hàn Quốc theo khu vực, có thể thấy khu vực châu Á, trong đó có ASEAN ln là khu vực nhận được ODA của Hàn Quốc nhiều nhất. Theo thống kê của tổ chức KOICA, nguồn vốn ODA hỗ trợ dành cho châu Á chiếm bình quân khoảng 54% trong tổng số vốn ODA của Hàn Quốc. Sự tập trung nguồn vốn ODA của Hàn Quốc cho khu vực này cho thấy đây là khu vực có vị trí quan trọng đối với Hàn Quốc. Điều này được giải thích là do châu Á là khu vực có vị trí địa lý gần gũi, đồng thời, trên khía cạnh lịch sử - văn hóa cũng có nhiều nét tương đồng nên đây được coi là khu vực ưu tiên cho chính sách hỗ trợ ODA của Hàn Quốc. Trong đó, với tư cách là đối tác hợp tác quan trọng của Hàn Quốc, ASEAN là khu vực nhận được nguồn viện trợ khơng hồn lại nhiều nhất, chiếm khoảng 50% ODA của Hàn Quốc.

Bảng 3.8. Tình hình viện trợ ODA của Hàn Quốc cho một số quốc gia ASEAN giai đoạn 2004 - 2009

Đơn vị: triệu USD

Phân loại 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng ODA song phương 331 463 376 491 539 581

Phân loại 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng ODA song phương 331 463 376 491 539 581

ASEAN 114 98 83 158 178 188 Camphuchia 23,9 17,8 13,8 35,3 34,7 17,1 Lào 3,6 9,8 13,6 17,9 11,6 25,1 Indonesia 18,6 19,3 21,4 31,2 23,0 31,8 Philippines 9,4 9,2 8,9 30,1 26,2 23,0 Việt Nam 34,4 18,7 13,7 28,4 58,6 62,2

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ thống kê của Bộ ngoại giao Hàn Quốc. http://www.devco.go.kr/contents.do?contentsNo=39&menuNo=248

Phân tích bảng 3.8 ở trên, có thể thấy, trong số các quốc gia ASEAN, Hàn Quốc tập trung nhiều hỗ trợ ODA cho các nước CMLV, trung bình chiếm khoảng 56% nguồn vốn ODA Hàn Quốc dành cho ASEAN. Điều này cho thấy Việt Nam, Indonesia, Philippines, Myanmar, Campuchia và Lào được coi là các đối tác chính trong chính sách hỗ trợ ODA của Hàn Quốc. Trong đó, Việt Nam đứng đầu về nhận viện trợ ODA của Hàn Quốc với số vốn được giải ngân lên đến 214,2 triệu USD trong giai đoạn từ năm 2004 - 2009.

Hình 3.5: Các lĩnh vực viện trợ của KOICA cho khu vực châu Á (2006)

15% 11% 9% 8% 13% 15% 8% 21% Giáo dục Sức khỏe cộng đồng Chính quyền Phát triển nơng thôn

Kỹ thuật thông tin truyền thông Công nghiệp và năng lượng Môi trường và giới

Tái thiết và khắc phục thiên tai

Đối với các khoản vay ưu đãi, nguồn vốn ODA của Hàn Quốc cho các nước ASEAN chủ yếu tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Trong khi đó, các khoản viện trợ khơng hồn lại chủ yếu được sử dụng trong việc khắc phục thiên tai (21,3%), hợp tác đào tạo nguồn nhân lực (15,2%), phát triển công nghiệp và năng lượng (14,7%), sức khỏe cộng đồng, xây dựng thể chế pháp lý, xây dựng các cơ sở giáo dục, xóa đói giảm nghèo…(hình 3.5).

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, đây là giai đoa ̣n Hàn Quốc đã tài trợ cho các chương trình trao đổi chuyên gia về văn hóa, quan chức chính phủ, y tế, thanh niên… Đă ̣c biê ̣t chiến lược quảng bá văn hố của Hàn Quốc nhằm khuyếch trương hình ảnh Hàn Quốc tại các nước đang phát triển mạnh như Trung Quốc, Đài Loan, Mông Cổ, Việt Nam, Philippines và một số các quốc gia khác trong khối ASEAN, những quốc gia có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá với Hàn Quốc đã đa ̣t được nhiều kết quả tớt. Xuất phát từ các bộ phim truyền hình, điện ảnh Hàn Quốc từ những năm 90 của thế kỷ XX đã từng bước thống trị màn ảnh nhỏ các quốc gia châu Á . Làn sóng Hàn Quốc (Hanllyu, Korean Wave) được tạo nên sau thành công của những bộ phim truyền hình và phim điện ảnh của Hàn Quốc ở khu vực châu Á như: Trái tim mùa thu (Autumn in my heart - 2000), Cô nàng ngổ ngáo (My sassy girl - 2001), Bản tình ca mùa đơng (Winter Sonata - 2002), Hương mùa hè (Summer Scent - 2003), Nấc thang lên thiên đường (Stairway to Heaven, 2003), Nàng Dea Jang Geum (Jewel in the Palace, 2003)….Thành công của điện ảnh Hàn Quốc đã giú p quốc gia này ta ̣o được hình ảnh trong khu vực Đông Nam Á đồng thời xây dựng được một thương hiệu quốc gia trở thành lực đẩy giúp hàng hóa Hàn Quốc xâm nhập sâu hơn vào thi ̣ trường này. Theo thống kê của Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), năm 2004, khi lên đến đỉnh điểm77, làn sóng Hallyu đã đóng

77 Viện nghiên cứu kinh tế Samsung (SERI), trong một nghiên cứu năm 2005 đã chỉ ra sự phát triển của Hallyu theo 4 giai đoạn: 1) Giai đoạn đầu là giai đoạn các quốc gia được tiếp cận với phim truyền hình, điện ảnh và âm nhạc đại chúng Hàn Quốc; 2) giai đoạn phát triển là giai đoạn người tiêu dùng mua các sản phẩm liên quan trực tiếp đến các sản phẩm văn hóa Hallyu; 3) giai đoạn 3 là giai đoạn người tiêu dùng mua các sản phẩm xuất xứ Hàn Quốc và 4) giai đoạn 4 là giai đoạn người tiêu dùng thích phong cách và ngưỡng mộ văn hóa Hàn Quốc. Tương đương với các giai đoạn này, Hallyu ở châu Á nói chung và ASEAN nói riêng cũng được các nhà nghiên cứu phân thành các giai đoạn: 1) giai đoạn bắt đầu 1993 – 1997, 2) giai đoạn phát triển 1998 – 1999, 3) giai đoạn đỉnh cao 2000 – 2004, và 4) giai đoạn mở rộng 2004 – đến nay. Điều đặc biệt là nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tại thời điểm nghiên cứu được tiến hành năm 2005, chưa có quốc gia nào đạt đến giai đoạn 4.

góp cho nền kinh tế Hàn Quốc 1,87 tỉ USD, tương đương với 0,2% GDP của Hàn Quốc qua hoạt động xuất khẩu và du lịch.

Nhưng điều thu được nhiều hơn của Hàn Quốc là ảnh hưởng sức mạnh mềm trong khu vực mà Hàn Quốc rất cần trong cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc và Nhật Bản. Theo điều tra của Viện nghiên cứu Đông Á năm 2008, chỉ số sức mạnh mềm của Hàn Quốc trong tương quan so sánh với các quốc gia Đông Á là cao hơn Trung Quốc nhưng thấp hơn Nhật Bản (bảng 3.9). Nếu xem xét lịch sử quan hệ, chiều sâu văn hóa hay tính độc đáo trong văn hóa giữa Hàn Quốc với Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc khơng phải là quốc gia có lợi thế. Vì vậy, việc Hàn Quốc vượt qua Trung Quốc trong chỉ số sức mạnh mềm sẽ giúp Hàn Quốc rất nhiều trong việc triển khai các hoạt động hợp tác với các nước ASEAN.

Bảng 3.9: Chỉ số sức mạnh mềm một số quốc gia khu vực Đông Á năm 2008.

Quốc gia SPI

tổng hợp Kinh tế Vốn con người Văn hóa Ngoại giao Chính trị

Mỹ 69.6 61.8 87.4 65.8 62.4 70.5

Nhật Bản 66.2 61.0 76.6 64.4 61.0 67.8

Hàn Quốc 58.5 51.5 62.0 60.6 57.5 61.0

Trung Quốc 56.3 51.5 66.2 61.2 54.2 48.5

Nguồn: Viện nghiên cứu Đông Á, Hội nghị các vấn đề quốc tế Chicago, 2008. Dẫn theo Bộ tài liệu tham khảo Bộ ngoại giao Hàn Quốc.

Các dự án giao lưu và phát triển con người cũng được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng. Năm 2005, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã thực hiện một chương trình “Xây dựng đối tác với các nước Châu Á” và chương trình hợp tác kỹ thuâ ̣t đối với các nước châu Á trong đó có ASEAN nhằm tăng cường hiểu biết về văn hóa, chia sẻ những ý kiến và kinh nghiệm thông qua nghiên cứu về sự phát triển và thành công của Hàn Quốc. Ngoài ra, từ năm 2005, Sáng kiến đối tác văn hóa châu Á (ACPI) cũng được khởi đô ̣ng. Đây là dự án trao đổi tương

tác giữa Hàn Quốc với các nước châu Á trên các lĩnh vực về văn hóa như chính sách văn hóa, văn hóa truyền thống, kinh doanh văn hóa, nghê ̣ thuâ ̣t đương đa ̣i....Dự án được thực hiê ̣n nhằm mu ̣c tiêu đa dạng hóa nền văn hóa, thúc đẩy tính sáng ta ̣o và xây dựng mạng con người. Năm 2007, dự án biên soạn giáo trình tiếng Hàn cho đối tượng là người học ở các nước châu Á cũng được Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF - Korea Foundation) với sự hợp tác của Ngân hàng Kukmin Hàn Quốc cũng được khởi động. Dự án này nhằm xây dựng một bộ giáo trình tiếng Hàn chuẩn được sử dụng chung ở các quốc gia châu Á trên cơ sở có sự bản địa hóa về ngơn ngữ và các đặc điểm dân tộc cho phù hợp với từng quốc gia châu Á. Năm 2009, bộ trình chính thức được ra mắt với 4 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Mông Cổ, tiếng Malayu và tiếng Thái. Đặc biệt, năm 2009, trung tâm ASEAN - Hàn Quốc với sự tài trợ của chính phủ Hàn Quốc ra đời đã càng thúc đẩy giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân giữa hai bên. Với mục đích tăng cường trao đổi thương mại, thúc đẩy đầu tư, phát triển du lịch và mở rộng giao lưu văn hóa, con người, trung tâm ASEAN - Hàn Quốc được hy vọng sẽ trở thành một kênh thúc đẩy quan hệ đối tác bền vững giữa ASEAN và Hàn Quốc.

TIỂU KẾT

Với 15 năm hình thành và 5 năm củng cố phát triển, quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc được xây dựng trên cơ sở của sự tích lũy lịng tin và nhu cầu hợp tác. Trong giai đoạn xây dựng và thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, ASEAN và Hàn Quốc đã từng bước xây dựng niềm tin về đối tác thông qua các cơ chế hợp tác khu vực và các cơ chế hợp tác song phương mà hai bên cùng tham gia. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 dẫn đến sự ra đời của cơ chế hợp tác đa phương ASEAN + 3 đã có ảnh hưởng trực tiếp đồng thời là cơ sở cho quan hệ ASEAN - Hàn Quốc trong q trình hướng tới quan hệ đối tác tồn diện. Bên cạnh đó, những vấn đề cịn tồn tại của khu vực như vấn đề bán đảo Triều Tiên, sự cạnh tranh giữa các quyền lực lớn và nhu cầu đảm sự ổn định trong khu vực cũng là những động lực cho quan hệ ASEAN - Hàn Quốc phát triển. Giai đoạn củng cố và phát triển quan hệ đối tác toàn diện là giai đoạn hai bên đã xây dựng được các thể chế hợp tác cơ bản, làm nền tảng cho các hoạt động hợp tác. Nếu coi Tuyên bố chung và kế hoạch hành động về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc là cơ sở pháp lý và chương trình nghị sự chung cho quan hệ ASEAN - Hàn Quốc thì

Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc được coi là bộ khung cho các hoạt động kinh tế.

Cần phải khẳng định rằng, nhu cầu hợp tác để phát triển kinh tế được coi là nhân tố quan trọng nhất và có tác dụng thúc đẩy cho sự phát triển của mối quan hệ này. Trong giai đoạn xây dựng và củng cố quan hệ đối tác toàn diện, đây cũng là khía cạnh hợp tác được triển khai hiệu quả nhất và đặt được nhiều thành tựu nhất. Với sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc thông qua việc thiết lập các hiệp định thương mại tự do đã khiến cho quan hệ ASEAN - Hàn Quốc có nhiều khởi sắc. Một nét nữa cần khẳng định trong quá trình xây dựng quan hệ đối tác tồn diện ASEAN - Hàn Quốc là tính áp đảo của Hàn Quốc trong các hoạt động hợp tác song phương được triển khai. Trong hợp tác kinh kế, tính áp đảo này được thể hiện rõ trong tỉ lệ xuất nhập khẩu cũng như tỉ lệ đầu tư giữa Hàn Quốc và ASEAN. Trong hợp tác phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa - xã hội, hiệu quả thực hiện và những thành quả nổi bật cũng có xu hướng nghiêng về Hàn Quốc. Điều này có thể được lý giải trên cơ sở tương quan về trình độ phát triển kinh tế của Hàn Quốc và ASEAN. Ngoài ra, việc xem xét ASEAN như một tổ chức cũng có thể dẫn đến tình trạng chỉ có thể phản ánh quân bình, làm mờ nhạt những nỗ lực của các quốc gia thành viên trong quan hệ với Hàn Quốc. Bên cạnh đó, với tư cách là một tổ chức của các quốc gia có sự chênh lệch lớn trong trình độ phát triển kinh tế, tính tương đồng ít, tính đa dạng nhiều, chiều hướng tác động từ phía ASEAN khó có thể được thể hiện đồng đều mà chỉ tập trung ở một số quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận rằng, tính áp đảo này xuất phát từ nguyên nhân lớn nhất là năng lực quốc gia vượt trội hơn của Hàn Quốc so với ASEAN.

Là giai đoạn tìm hiểu và xây dựng niềm tin giữa hai bên, trên phương diện các văn bản ký kết, phương thức thực hiện các hoạt động hợp tác được hai bên nhất trí triển khai ở mức độ trao đổi, tham vấn, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khả năng tham gia nhưng trên thực tế, nhiều thành quả cụ thể đã đạt được và xu hướng tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 108 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)