2.2.1.1 .Xu hướng hòa bình và nhu cầu duy trì hợp tác trên toàn thế giới
4.1. MỘT VÀI ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC
4.1.1. Giai đoạn bản lề cho sự phát triển toàn diện quan hệ ASEAN-Hàn Quốc
Trước tiên, có thể khẳng định, quan hệ Hàn Quốc - ASEAN đã có những chuyển biến nhanh chóng và tích cực trong khn khổ quan hệ đối tác toàn diện. Giai đoạn 1989 - 2009 là giai đoạn đặt nền móng cho quan hệ ASEAN - Hàn Quốc trên nhiều phương diện. Và trên hết, nó khẳng định quan hệ ASEAN - Hàn Quốc cũng như nhận thức về mỗi bên của các chủ thể quan hệ đang có những chuyển biến tích cực. Có thể coi q trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc khơng chỉ là q trình khởi đầu cho những hợp tác trên nhiều phương diện mà cịn là q trình hai chủ thể xây dựng lịng tin hướng tới tương lai và hiện thực hóa bằng hành động những nhận thức về đối tác. Với nền tảng của niềm tin và những hoạt động hợp tác đã được kích hoạt, chỉ sau 5 năm sau khi quan hệ đối tác toàn diện được thành lập, năm 2010, mối quan hệ này đã chuyển sang quan hệ đối tác chiến lược.
Trên phương diện đối ngoại, 20 năm xây dựng quan hệ đối tác toàn diện đã chuẩn bị cơ sở cho sự phát triển cho quan hệ ASEAN - Hàn Quốc thông qua việc xây dựng thể chế cơ bản. Việc ASEAN và Hàn Quốc ra được Tuyên bố chung (2004) và Kế hoạch hành động thực hiện quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc (2005) đã tạo ra được một khung thể chế pháp lý cho các hoạt động hợp tác của ASEAN và Hàn Quốc. Sau khi Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện được ký kết, năm 2005, ASEAN và Hàn Quốc đã ra Tuyên bố chung về hợp tác
chống khủng bố quốc tế ASEAN - Hàn Quốc (tại Viêng Chăn, Lào) và năm 2007, ký Biên bản ghi nhớ về việc thành lập trung tâm ASEAN - Hàn Quốc (tại Singapore). Sự ra đời của trung tâm ASEAN - Hàn Quốc là biểu hiện của sự chuyển biến trong nhận thức về việc tăng cường sự hiểu biết và chia sẻ giữa ASEAN và Hàn Quốc. Đây là việc làm thiết thực trong bối cảnh ASEAN - Hàn Quốc vẫn cịn ở tình trạng ít tương đồng, nhiều khác biệt trên nhiều mặt.
Trên phương diện chính trị - ngoại giao, với vai trị trung tâm của ASEAN, đây cũng là giai đoạn ASEAN và Hàn Quốc cùng với các quốc gia khác trong khu vực xây dựng các cơ chế đa phương như ARF (1994), ASEM (1996), ASEAN + 3 (1997), EAS (2005)… Đặc biệt, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ nhất (2005) đã đánh dấu một bước phát triển mới trong hội nhập khu vực Đông Á. Khu vực Đông Á đã thực sự hình thành một diễn đàn chính thức. Quan hệ song phương ASEAN - Hàn Quốc thông qua các cơ chế này được củng cố và mở rộng. Ngược lại, cơ chế đa phương với một trụ cột là quan hệ ASEAN - Hàn Quốc cũng có được sự cân bằng hơn. Đặc biệt, đây là một trong những yếu tố giúp cả ASEAN và Hàn Quốc có được sự cân bằng trong ảnh hưởng với Trung Quốc và Nhật Bản. Trong khi đó, Hàn Quốc cũng có sự hội nhập mạnh mẽ hơn khi tham gia vào hầu hết các diễn đàn và hợp tác khu vực. Sự hợp tác hai bên cùng có lợi này chính là yếu tố để ASEAN và Hàn Quốc tiếp tục phát triển sâu rộng hơn trong những giai đoạn sau.
Trên phương diện kinh tế, ASEAN và Hàn Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác và đầu tư. Số vốn đầu tư của Hàn Quốc cho ASEAN năm 2009 đạt 1,828 tỷ USD, mặc dù giảm hơn một nửa so với năm 2008 (3,671 tỷ USD), nhưng gấp 7 lần so với năm 1990 (258,662 triệu USD). Bên cạnh đó, các cơ chế cho việc hợp tác cũng được tạo ra. Sáng kiến Chiang Mai tạo ra được một mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước ASEAN và nhóm 3 nước Đông Bắc Á . Sự hình thành của mạng lưới này sẽ giúp cho các nước trong nhóm đối mặt với những biến động kinh tế trong khu vực. Bên cạnh đó, trên cơ sở Tuyên bố chung và Kế hoạch hành động, Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc được hoạch định và thực hiện. Từ đó, các hoạt động thương mại, đầu tư có những khởi sắc. Những thành tựu nổi bật trong hợp tác phát triển kinh tế, đặc biệt là từ sau khi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế tồn diện có hiệu lực là không thể phủ nhận. Tổng hợp các số liệu thống kê tính từ năm 2005 đến năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng tổng giá trị giao dịch thương mại đã đạt gần 390,7 tỷ USD, tăng 1,7 lần so với giá trị giao dịch thương mại giai đoạn 1997 - 2004; tổng đầu tư tăng gần gấp đôi giai đoạn 1990 - 2003. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giao dịch thương mại của ASEAN và Hàn Quốc là phản ứng tích cực của các hợp tác thực tế
đối với sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc. Nếu năm 1992,
ASEAN chỉ tạo ra một FTA (AFTA) giữa các quốc gia thành viên trong hiệp hội thì đến thập niên 2000, làn sóng FTA đa phương và song phương đã bắt đầu có những
hiệu ứng dây chuyền giữa các nước ASEAN và các quốc gia Đông Bắc Á . Sự thiết lập FTA ASEAN +1 giữa ASEAN - Trung Quốc (2002), hiệp định khung hợp tác kinh tế ASEAN - Nhật Bản (2003) và Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN - Hàn Quốc (2005) đã khơi dậy một sự cạnh tranh mới trong việc tăng cường quan hệ với ASEAN. Điều này tạo nên một lực đẩy mạnh cho quan hệ ASEAN - Hàn Quốc.
Đối với hoạt động hỗ trợ phát triển, mặc dù tỷ lệ nguồn vốn ODA của Hàn Quốc còn thấp so với các quốc gia khác nhưng với tỷ lệ 50% nguồn vốn được đầu tư cho ASEAN cho thấy ASEAN là khu vực có nhiều tiềm năng với Hàn Quốc và Hàn Quốc cũng có nhiều dự định cho hợp tác tại đây. Việc cơ cấu lĩnh vực đầu tư nguồn vốn ODA của Hàn Quốc tập trung chủ yếu cho phát triển nguồn nhân lực và phát triển cơ sở hạ tầng cũng cho thấy Hàn Quốc mong muốn có sự hợp tác lâu dài và bền vững với ASEAN mà xuất phát điểm là rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN với các nước Đông Bắc Á . Giai đoạn sau năm 2004, các hoạt động giao lưu văn hóa ASEAN - Hàn Quốc tăng mạnh do sức ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hàn Quốc đến các nước trong khu vực. Nếu coi giai đoạn này là đỉnh cao của làn sóng Hàn Quốc ở các nước châu Á thì một điều có thể khẳng định chắc chắn là đây sẽ là bàn đạp vững chắc cho sự thâm nhập và phát triển cho những hoạt động kinh tế, thương mại của Hàn Quốc ở khu vực này trong những giai đoạn tiếp theo.
Tóm lại, q trình xây dựng và thiết lập quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Hàn Quốc với các hoạt động hợp tác cụ thể được thực hiện trong giai đoạn này đã mở đường cho những hợp tác đa dạng, tạo cơ sở cho việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc làm tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ không chỉ trong hợp tác kinh tế và cả các phương diện khác trong quan hệ ASEAN - Hàn Quốc.