Lịch sử khái niệm cường quốc hạng trung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 44 - 45)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC

2.1.2.1. Lịch sử khái niệm cường quốc hạng trung

Khái niệm cường quốc hạng trung được sử dụng nhiều kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng trên thực tế, đây là khái niệm đã xuất hiện từ khá sớm. Trong tác phẩm “Power Polities”, Martin Wight đã chỉ ra rằng khái niệm cường quốc

hạng trung trong phân cấp quốc gia đã được đề cập trong chính trị châu  u ngay từ thế kỷ XIV, dựa trên sự phân biệt một cách đơn giản những khác biệt về loại hình và độ lớn (states are of different kinds and magnitudes) và phát triển thành

học thuyết tùy theo vai trò của nó trong xã hội quốc tế. Nhưng phải đến nghiên cứu của Giovanni Botero, sự phân cấp này mới có đề cập đến khái niệm cường quốc hạng trung có nội hàm gần với khái niệm cường quốc hạng trung hiện nay. Trong phần đầu của cuốn sách “Ragion di Stato”, Botero đã lý giải những đặc điểm hành vi của các cường quốc hạng trung trong quan hệ quốc tế như sau:

…các cường quốc hạng trung là tồn tại lâu dài nhất do họ nhận ra được rằng không thể sử dụng sức mạnh vì họ yếu nhưng cũng không thể để bị bắt nạt vì họ cũng đủ mạnh, sự giàu có và quyền lực của họ là vừa phải, đam mê của họ ít bạo lực hơn, tham vọng của họ cũng tìm đến sự hỗ trợ ít hơn và cho phép ít sự khiêu khích hơn so với các cường quốc. Sự sợ hãi đối với láng giềng kiềm chế họ và ngay cả khi bị chọc tức đến mức tức giận họ cũng dễ quay trở lại trạng thái điều hòa và ổn định hơn. [Carsten Holbraad, 1984, tr.

12].

Như vậy, trong sự phân cấp quốc gia của Botero, kích thước của quốc gia đã được gắn liền với vấn đề an ninh và quyền lực quốc tế. Đặc biệt, ông đã đề cập đến xu hướng hành vi điển hình của các cường quốc hạng trung rất gần với hướng tiếp cận hành vi về cường quốc hạng trung hiện nay12.

Đến thế kỷ XVIII, Abbe de Mably đi xa hơn trong việc phân tích cường quốc hạng trung khi ông không chỉ đưa ra ba mức độ quyền lực mà còn quy định mỗi mức độ quyền lực phải tiến hành công việc của mình như thế nào trong các tình huống khác nhau. Trong đó, ông đã đến gần với sự tổng quát về vai trò của cường quốc hạng trung. Malby chỉ ra rằng hành vi ứng xử và vai trò của các cường quốc hạng trung phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ đang tồn tại giữa họ với các nước lớn. Trong đó, “các nước lớn (thống trị) coi những đồng minh (cường quốc hạng

12 Botero đã chia các quốc gia thành ba cấp độ gồm: 1) các tiểu quốc (piccioli) là các quốc gia không thể tự tồn tại một mình mà cần có sự bảo vệ và hỗ trợ của quốc gia khác; 2) các cường quốc hạng trung (mezano) là các quốc gia có đủ sức mạnh và quyền lực để tự tồn tại mà không cần sự giúp đỡ từ nước khác và 3) các cường quốc (grandissime) là các quốc gia có lợi thế vượt hơn hẳn so với các quốc gia láng giềng.

trung) như các công cụ được sử dụng cho mục đích riêng của họ” [Carsten Holbraad, 1984, tr. 13].

Bắt đầu từ thế kỷ XIX, việc phân cấp quyền lực của các quốc gia đã trở thành chủ đề của các cuộc tranh luận ngoại giao. Cường quốc hạng trung trở thành chủ đề của Công ước Vienna và trong các cuộc đàm phán ngoại giao những năm 1814 - 1815. Nó cũng là khái niệm được tranh luận trong quá trình hình thành Hội quốc liên trong Hội nghị Paris năm 1919. Nhưng cường quốc hạng trung chỉ thực sự trở thành một khái niệm đại diện cho một lực lượng có ảnh hưởng trong trật tự thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong Hội nghị San Francisco (1945), ý tưởng về cường quốc hạng trung trong quan hệ quốc tế lại được quan tâm khi các nước như Canada, Úc và New Zealand tuyến bố về vai trò và quyền lợi của các cường quốc hạng trung trong Liên hợp quốc [Holbraad, 1984, tr. 59]. Trên thực tế, trong những năm 1940 - 1950, Louis St. Laurent với tư cách là thủ tướng Canada đã khẳng định chính sách ngoại giao của Canada với tư cách là một cường quốc hạng trung “sẽ tiếp tục đưa ra những quyết định khách quan dưới ánh sáng của những nghĩa vụ đối với nhân dân và lợi ích của họ trong phúc lợi xã hội của cộng đồng quốc tế” [H.H Herstein, L.J. Hughes, R.C. Kirbyson, 1970, tr. 411]13. Những năm cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, khái niệm cường quốc hạng trung một lần nữa được các chính khách Australia đưa ra khi đề cập đến chính sách ngoại giao của nước này14. Ở thời điểm này, việc xuất hiện nhiều cơ hội hơn cho các quốc gia vừa và nhỏ, đặc biệt là các quyền lực mới nổi (emerging power) do hệ thống quốc tế đang ở trạng thái cân bằng tương đối, nơi mà không có một quyền lực lớn nào có đủ sức chi phối hoàn toàn, cường quốc hạng trung đang trở thành chủ đề quan tâm của không chỉ giới nghiên cứu mà cả những nhà hoạch định chính sách. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997, Hàn Quốc, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỹ, Nam Phi là các quốc gia được nhắc đến như các cường quốc hạng trung đã có sự phục hồi mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – hàn quốc (1989 2009) 62 31 06 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)