cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay
Sự biến đổi trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật do sự tác động của nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên phức tạp. Tuy vậy, trong những năm tới, xu hướng biến đổi tích cực, phù hợp với nhu cầu khách quan của thời đại, của thực tiễn đổi mới vẫn là xu hướng chủ đạo, chi phối sự biến đổi của các chuẩn mực đánh giá nghệ thuật trong hiện thực đời sống văn hóa nghệ thuật. Đó là xu hướng vươn tới những tiêu chí nhân văn, dân chủ, vì sự phát triển tồn diện và phong phú của con người, vươn tới sự phát triển hài hòa, bền vững trong mọi lĩnh vực cuộc sống mà cao nhất là cái đẹp trong sự hài hòa giữa con người và xã hội, tự nhiên.
Những yêu cầu của thời đại về sự phát triển văn học nghệ thuật, sự biến đổi của những chuẩn mực đánh giá nghệ thuật trong xã hội với những xu hướng nêu trên, và yêu cầu của các lĩnh vực nghệ thuật đòi hỏi các trường nghệ thuật cần phải tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên.
Theo Từ điển Tiếng Việt “ Nâng” là làm cho cao hơn, làm cho ở mức tốt hơn [153, tr. 1175]. Như vậy, nâng cao được hiểu là tồn bộ những hoạt động tự giác, tích cực và chủ động của các chủ thể nhằm tác động tới khách thể, làm cho đối tượng phát triển theo hướng cao hơn theo mục đích, yêu cầu mà chủ thể đặt ra.
Nâng cao năng lực sáng tạo cho sinh viên các trường nghệ thuật là quá trình tác động biện chứng, hợp quy luật của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan làm cho các phẩm chất tâm, sinh lý, tri thức, kỹ năng, phương pháp không ngừng được bổ sung và hồn thiện giúp cho sinh viên có khả năng sáng tạo những giá trị nghệ thuật cao trong cuộc sống.
Khái niệm trên đã chỉ rõ những vấn đề cơ bản về nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay từ mục đích cho đến nội dung, chủ thể và phương pháp tiến hành.
Mục đích nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật nhằm chuyển hoá năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên từ thấp
đến cao, đáp ứng yêu cầu cơ bản của lĩnh vực nghệ thuật mà họ tham gia, sáng tạo những giá trị nghệ thuật cao trong cuộc sống.
Chủ thể nâng cao bao gồm: Ban giám hiệu nhà trường, các cơ quan chức
năng, các cán bộ quản lý và giảng viên tại các khoa chuyên môn, các giảng viên khoa Kiến thức cơ bản và chính bản thân các sinh viên. Mỗi chủ thể có vai trị riêng, nhưng chính bản thân các sinh viên là chủ thể chủ yếu và trực tiếp quyết định.
Chủ thể lãnh đạo là hệ thống Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường có vai trị quyết định đến việc đề ra chủ trương, biện pháp, mục tiêu, phương hướng cho việc nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên. Qua đó chủ thể này tác động mạnh mẽ đến nhận thức, trách nhiệm và hoạt động của các chủ thể khác trong quá trình nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên.
Chủ thể quản lý trực tiếp là hệ thống các trưởng, phó khoa, trợ lý và các giảng viên trong các khoa chun mơn có vai trị xác lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều hành toàn bộ quá trình hoạt động giáo dục nhằm nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên, kết hợp các khâu, các giai đoạn trong tồn bộ q trình học tập nhằm thúc đẩy quá trình tự nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên.
Chủ thể tác động bao gồm các phòng ban chức năng, các tổ chức Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trực tiếp tạo ra mơi trường, điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng, rèn luyện, thực hành cho quá trình tự nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật.
Chủ thể tự nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật là các sinh viên đang học tập trong các khoa chun mơn. Trong q trình nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật của mình, sinh viên nghệ thuật vừa thực hiện với tư cách là đối tượng
được nhận tác động từ các đối tượng khác, vừa với tư cách là một chủ thể đặc biệt – chủ thể tự chuyển hóa những tác động của chủ thể khác thành động lực bên trong thúc đẩy năng lực sáng tạo nghệ thuật.
Nội dung nâng cao mang tính tồn diện, tập trung vào các yếu tố cấu
thành năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên các trường nghệ thuật: Thúc đẩy sự phát triển những yếu tố chủ quan quy định năng lực nghệ thuật của sinh viên: Các đặc điểm tư chất,các phẩm chất của tư duy, tưởng tượng nghệ thuật. Nâng cao những yếu tố cơ sở, tạo tiền đề cho sự phát triển năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên: kiến thức văn hoá chung, kiến thức lý luận chuyên ngành nghệ thuật, kinh nghiệm nghề nghiệp, phương pháp, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp...Bồi dưỡng, phát triển tâm hồn giàu cảm xúc, niềm say mê, hứng thú hoạt động nghệ thuật.
Phương thức tiến hành: Tổng thể những biện pháp, cách thức dạy học và
giáo dục nhằm tác động có mục đích, hợp quy luật của chủ thể nâng cao (nhà trường và xã hội) tới đối tượng cần nâng cao - sinh viên các trường nghệ thuật. Tất cả các biện pháp nhằm tạo ra xung lực cộng hưởng, làm chuyển biến năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên nghệ thuật từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Như vậy, thực chất nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên
các trường nghệ thuật là quá trình tác động biện chứng, hợp quy luật của các điều kiện khách quan, tạo ra sự chuyển biến về chất các yếu tố cấu thành năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên các trường nghệ thuật.
Tiêu chí đánh giá:
Đánh giá năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên dựa trên các tiêu chí đánh giá sản phẩm nghệ thuật của sinh viên của các nghệ sỹ - giảng viên chuyên môn. So sánh sự đánh giá đó qua các thời kỳ: Thi tuyển sinh vào trường; qua từng năm học; kết quả thi tốt nghiệp; đánh giá của công chúng nghệ thuật xã hội thông qua thực tiễn hoạt động nghệ thuật của sinh viên ngoài xã hội.