NĂNG LỰC SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA SINH VIÊN
NĂNG LỰC SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA SINH VIÊN thuật ở Việt Nam hiện nay
3.1.1. Một số thành tựu cơ bản của năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên các trường nghệ thuật và nguyên nhân viên các trường nghệ thuật và nguyên nhân
3.1.1.1. Một số thành tựu cơ bản
Các phẩm chất năng khiếu bẩm sinh được cải biến rõ rệt
Sinh viên các chuyên ngành nghệ thuật đã được tuyển chọn thông qua các phần thi năng khiếu trong các kỳ thi tuyển sinh nên các phẩm chất của các giác quan của các em là rất khá và tốt. Bảng Phụ lục 8 cho thấy có 11% giảng viên và 32 % sinh viên đánh giá mức độ ảnh hưởng các phẩm chất năng khiếu bẩm sinh đối với năng lực sáng tạo nghệ thuật ở mức độ rất cao; có 68% giảng viên và 58% sinh viên đánh giá ở mức độ cao. Trong quá trình học tập và rèn luyện trong nhà trường các phẩm chất đó ngày càng được phát triển. Chẳng hạn đối với chuyên ngành diễn viên, tiếng nói được đánh giá là rất quan trọng. Trong các mơn thi năng khiếu, các thí sinh phải hát, đọc thơ để thể hiện chất giọng, cường độ giọng và sự biểu cảm khi nói và chỉ có thí sinh nào có tố chất tốt về giọng nói mới được lựa chọn. Trong q trình học các môn học về kỹ thuật biểu diễn, kỹ thuật hát, kỹ thuật nói sinh viên được nghiên cứu kỹ về lý thuyết âm thanh và rèn luyện nội lực phát ra âm thanh một cách biểu cảm khi thể hiện hành động sân khấu. Kết quả của quá trình học tập, và sự tự rèn luyện của bản thân, sinh viên sân khấu có một giọng nói, giọng hát sân khấu tốt hơn hẳn so với giai đoạn tuyển sinh. Kết quả này được đánh giá thông qua các kỳ thi hết môn các môn học chuyên ngành và thông qua vở diễn tốt nghiệp. Có những vở diễn sân khấu yêu cầu diễn viên nói khơng qua micro tăng âm, sinh viên trong giai đoạn thử