Một số hạn chế về năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt nam hiện nay và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 96 - 107)

trường nghệ thuật ở Việt nam hiện nay và nguyên nhân

3.1.2.1. Một số hạn chế

Theo sự đánh giá các nhà quản lý lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, những năm qua hoạt động của các ngành nghệ thuật Sân khấu – Điện ảnh – Truyền hình đang phải đối diện với một thực tế là nguồn nhân lực được đào tạo để triển khai công việc của ngành vừa thiếu vừa chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nghề nghiệp và đòi hỏi của xã hội. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vấn đề nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật những năm qua vẫn còn một số những hạn chế nhất định.

Những phẩm chất năng khiếu bẩm sinh ở một số bộ phận sinh viên chưa được cải biến rõ rệt

Việc nâng cao những phẩm chất của năng khiếu như là phát triển các giác quan, trí nhớ, khả năng tư duy và tưởng tượng sáng tạo của sinh viên nghệ thuật rất quan trọng để sinh viên có được khả năng sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật. Về cơ bản, những phẩm chất này của sinh viên nghệ thuật có sự chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, ở một số bộ phận sinh viên các phẩm chất đó cịn chưa được cải biến rõ rệt. Theo kết quả điều tra cho thấy, có 21% giảng viên và 10% (bảng phụ lục 8) sinh viên cho rằng các phẩm chất năng khiếu bẩm sinh của sinh viên ở mức độ trung bình. Các phẩm chất của giác quan ngày càng được phát triển nếu sinh viên có sự kết hợp những phẩm chất tâm lý như trí nhớ, tư duy và tưởng tượng sáng tạo. Chẳng hạn như đối với sinh viên sân khấu, việc học thuộc lời thoại là rất quan trọng, nhưng trí nhớ ngơn ngữ thường gắn chặt chẽ với trí nhớ cảm xúc và trí nhớ hình ảnh, nếu như sinh viên khơng hình dung trước trong đầu về hình ảnh và diễn biến tâm lý của nhân vật thì rất khó để học thuộc lời thoại một cách máy móc. Cá biệt có những sinh viên khi diễn cịn phụ thuộc vào lời nhắc thoại trong cánh gà. Chính vì khơng thuộc lời thoại, nên sinh viên không thể nhập vai, thiếu sự kết hợp ăn ý với bạn diễn, không tự tin khi diễn.

Đối với những chuyên ngành đạo diễn sân khấu và điện ảnh truyền hình địi hỏi cần có năng lực tổ chức tốt. Để có được năng lực này, sinh viên cần phải có khả năng tư duy lơgic và tưởng tượng hình ảnh rất tốt, biết nhận định tình hình và kết hợp tốt những cá nhân khác trong ekip làm việc của mình. Có rất ít sinh viên trong các khóa đạo diễn có được đầy đủ những khả năng này. Vì năng lực đạo diễn cần phải được rèn luyện rất nhiều trong những môi trường làm việc thực sự.

Một bộ phận sinh viên không thực sự say mê hoạt động nghệ thuật

Qua kết quả khảo sát của chúng tôi, các giảng viên chuyên ngành đánh giá rất cao về sự say mê trong hoạt động nghệ thuật, thậm chí nhiều giảng viên cịn cho rằng, nghệ thuật khơng thể học đối phó mà phải thực sự say mê thì mới có thể vượt qua được những khó khăn trong q trình học tập và rèn luyện, nếu khơng có say mê thực sự thì khơng nên theo học nghệ thuật nữa. Tuy nhiên các giảng viên đánh giá về sự say mê trong hoạt động nghệ thuật của sinh viên ở mức độ trung bình 33%, yếu là 12%; sinh viên đã đánh giá sự say mê trong hoạt động nghệ thuật của chính họ ở mức độ trung bình 22,4% và yếu là 12% (bảng phụ lục 8). Các con số trên chứng tỏ nhận định một bộ phận sinh viên nghệ thuật khơng có hứng thú, khơng có sự say mê thực sự với nghệ thuật. Bộ phận sinh viên đó chọn thi vào các ngành diễn viên sâu khấu điện ảnh truyền hình một cách cảm tính nên giữa nhận thức trắng băng về nghề diễn viên với thực tế đòi hỏi khắt khe của nghề diễn, cần những khổ luyện nhiều mồ hôi và nước mắt, họ thấy vơ cùng chống váng và không phải ai cũng trụ lại học cho hết được 4 năm học. Học 4 năm trong trường để có một nền tảng cơ bản cho nghề, nhưng để thành cơng, q trình phấn đấu mới chỉ bắt đầu. Quy luật đào thải của nghề diễn viên – nghề luôn luôn sáng tạo khơng ngừng sẽ cịn tiếp tục làm nản lịng những ai khơng đủ niềm say mê, không ngừng học hỏi và thái độ làm nghề một cách chuyên nghiệp.

Trình độ văn hóa chung của một số bộ phận sinh viên nghệ thuật còn thấp

Kết quả điều tra trong bảng phụ lục 8 cho thấy, có tới 55% giảng viên và 22% sinh viên đánh giá trình độ văn hóa chung của sinh viên ở mức độ trung bình; 20% giảng viên và 38% sinh viên đánh giá ở mức độ yếu . Trình độ văn hóa chung

của sinh viên các trường nghệ thuật được bộc lộ ra ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống và trong việc học tập trong nhà trường nghệ thuật. Mức độ thấp trình độ văn hóa chung của sinh viên biểu hiện thông qua kết quả học tập các môn kiến thức cơ bản. Đây là các môn học mà số lượng sinh viên phải học lại và thi lại là nhiều nhất trong các trường nghệ thuật. Qua các biên bản phỏng vấn sâu đối với các giảng viên có kinh nghiệm giảng dậy các mơn kiến thức cơ bản ở các trường nghệ thuật cho thấy: các giảng viên này đều đánh giá rất cao ảnh hưởng của kiến thức văn hóa chung đối với việc nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên. Tuy nhiên, về thực trạng chung, tình hình học tập của sinh viên trường SKĐA Hà Nội và Hồ Chí Minh với các mơn học kiến thức cơ bản thì thời gian thực học vẫn chủ yếu tại lớp học dựa trên những ghi chép có được từ các bài giảng của thầy cơ giáo một cách thụ động, ít có sự hỏi han trao đổi giữa thầy và trị hay có sự bàn bạc từ các phương pháp học nhóm. Một bộ phận khơng ít sinh viên cịn rất lười học, khơng tạo được hứng thú cũng như khơng có động cơ học tập đúng đắn các môn kiến thức cơ bản. Một số chỉ chăm chăm học chun mơn, một số thích cơng nghệ trên điện thoại thông minh, không chú tâm học lý thuyết ngay trong giờ học các môn kiến thức cơ bản. Đây cũng là một thực trạng đang rất được quan tâm và cần phải nghiêm khắc xử lý trong thời gian tới. Phần đông sinh viên không mua thêm tài liệu để học tập mà chỉ tìm tài liệu qua mạng internet để đọc và nghiên cứu trước mỗi kỳ thi, điều này là rất nguy hiểm vì thơng tin trên mạng nhiều khi khơng được chính thống và thẩm định giá trị về khoa học. Có một bộ phận sinh viên cịn quan niệm chỉ cần làm bài để qua được môn học là được. Nhìn từ những số liệu và thực trạng trên, rõ ràng sự yêu thích và quyết tâm học tập của sinh viên đối với các môn kiến thức cơ bản là chưa cao, sinh viên chưa có cách học thích hợp, việc học tập của sinh viên cịn thụ động và mang tính đối phó khơng tích cực chủ động trong học tập. Thực trạng này cũng phần nào cho thấy công tác tổ chức, quản lý hoạt động dạy học của người dạy còn hạn chế, người dạy chưa truyền được cảm hứng cho người học, cũng như

chưa tạo được động cơ từ bên trong người học để người học thấy cần thực sự phải nỗ lực học tập để có được kết quả học tập tốt hơn. Những hạn chế này cần phải được quan tâm khắc phục ở cả người dạy, người học và phải được tăng cường các biện pháp quản lý tốt hơn để có thể nâng cao chất lượng dạy và học. Một bộ phận sinh viên, đặc biệt là chuyên ngành quay phim, nhiếp ảnh học các môn văn, lịch sử một cách chiếu lệ, học đủ buổi để được thi. Đây là điều đáng tiếc vì kiến thức văn sử ln chứa đựng trong nội dung hình ảnh. Mặc dù các giảng viên dạy các môn kiến thức cơ bản trong trường nghệ thuật luôn gắn các chương trình giảng dạy với các tác phẩm điện ảnh, sân khấu trong bài giảng, tuy nhiên sinh viên vẫn khơng quan tâm lắm. Có một phần ngun nhân mang tính khách quan nhiều hơn trong thời đại thông tin, lớp trẻ sống trong thế giới ảo của truyền thơng mạng xã hội, phim mạng… Ngồi ra trong trường phổ thơng trước đó, các em đã bị rèn văn - sử theo kiểu học lệch, học tủ, thiếu hệ thống, bị hụt hẫng khi lên đại học…

Trình độ kiến thức chuyên ngành, sự rèn luyện kỹ năng kỹ xảo của một số bộ phận sinh viên còn thấp.

Kết quả điều tra cho thấy, có 35% giảng viên và 10% sinh viên (bảng phụ lục 8) cho rằng trình độ kiến thức chuyên ngành của sinh viên các trường nghệ thuật chỉ ở mức độ trung bình. Chẳng hạn đối với chuyên ngành nhiếp ảnh, quay phim, việc chụp được một bức ảnh, quay đoạn phim với những máy kỹ thuật số hiện đại khơng khó lắm vì có thể đặt chế độ tự động. Vì vậy, một bộ phận sinh viên không chịu học tập, nghiên cứu kỹ những kỹ thuật sử dụng máy nên khi những điều kiện thực tế phức tạp về mầu sắc, ánh sáng là khơng thể có được sản phẩm hoặc là rất kém chất lượng. Một bộ phận sinh viên diễn viên sân khấu không học tập và rèn luyện tốt các mơn kỹ thuật nói, kỹ thuật biểu diễn, ỷ lại vào khả năng tư chất của mình nên khi gặp những tình huống hành động hình thể của nhân vật đặc biệt (ví dụ như nằm, đang vận động…) thì khơng thể diễn tả tâm lý nhân vật qua lời nói. Một bộ phận sinh viên thiết kế mỹ thuật mơn kỹ thuật hội họa cịn kém nên sản phẩm vẽ cịn có

nhiều lỗi về bố cục, mầu sắc.

Việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo của một số bộ phận sinh viên còn chưa được nâng cao. Có tới 33% giảng viên và 25% sinh viên (bảng phụ lục 8) đánh giá kỹ năng, kỹ xảo của sinh viên trong hoạt động nghệ thuật ở mức độ trung bình. Những sinh viên như vậy đa phần học đối phó, một số bạn khơng trụ nổi bốn năm học, một số bạn phải học để tốt nghiệp dưới sự kiểm soát, thúc ép gắt gao của gia đình.

Kết quả năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên có mặt chuyển biến chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn xã hội.

Kết quả khảo sát về sự đánh giá của giảng viên và tự đánh giá của sinh viên đối với việc nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên trong quá trình học tập (bảng phụ lục 7) chúng tôi thu được kết quả như sau: Giảng viên đánh giá năng lực sáng tạo của sinh viên ở mức độ trung bình và thấp là 58%, khó trả lời là 5%, cịn mức độ rất cao chỉ có 15%; Như chúng tơi đã phân tích, việc đánh giá năng lực sáng tạo của sinh viên thông qua sản phẩm mà sinh viên thể hiện: bài thi năng khiếu lúc tuyển sinh đầu vào, các bài thi các môn nghệ thuật chuyên ngành và bài thi tốt nghiệp khi ra trường. Tất cả các giảng viên mà chúng tôi phỏng vấn đều đưa ra ý kiến là tỷ lệ sinh viên có khả năng sáng tạo thực sự khi đang ngồi trong ghế nhà trường là hạn chế so với yêu cầu, mục đích cần đặt ra. Theo nguồn cung cấp của phịng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng trường đại học SKĐH Hà Nội cho thấy dưới 10% sinh viên khơng tìm được việc làm ngay sau năm tốt nghiệp; trên gần 20% sinh viên làm việc không đúng ngành nghề đã được đào tạo (bảng phụ lục 14).

Thực tế để trở thành những nghệ sỹ có những tác phẩm sáng tạo được xã hội thừa nhận đòi hỏi rất nhiều yếu tố hợp thành. Ngoài những yếu tố là phương tiện bên ngồi có tác dụng như cơng cụ hỗ trợ thì nhận thức chủ quan đúng đắn của người nghệ sỹ là yếu tố chủ quan quan trọng nhất. Nhận thức chủ quan của người nghệ sỹ bao gồm thế giới quan, khả năng tiếp nhận cuộc sống và sự hiểu biết cuộc sống, năng lực cảm nhận và đánh giá cái đẹp, cũng như cả ý chí sáng

tạo của họ. Nhận thức chủ quan là cơ sở cuối cùng để xác định rằng, trong quá trình quan sát nhà nhiếp ảnh, nhà biên kịch, nhà đạo diễn, nhà họa sỹ, diễn viên… đã lựa chọn những gì, anh ta nhìn bản chất sự kiện ra sao và anh ta tìm thấy giá trị gì trong sự kiện và anh ta đưa chúng vào tác phẩm như thế nào. Vấn đề khó nhất trong đào tạo nghệ thuật là hình thành, phát triển được những phẩm chất cần thiết đó của người sinh viên để tự họ chuyển hóa vào hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên với sự hiểu biết hạn chế của mình về mọi kiến thức xã hội, không chịu học hỏi, thậm chí cả kiến thức chun ngành thì khơng thể có được những sản phẩm nghệ thuật có tính sáng tạo đối với u cầu của mơn học. Bộ phận sinh viên đó sau khi tốt nghiệp ra trường, do năng lực sáng tạo cịn hạn chế khơng đáp ứng được những yêu cầu chuyên môn của những lĩnh vực nghệ thuật ngồi xã hội nên khơng chọn được cơng việc đúng với ngành nghề được đào tạo.

3.1.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Các giá trị thẩm mỹ - nghệ thuật mới hình thành là do sự biến đổi mạnh mẽ, đa chiều của thực tiễn đời sống xã hội và đặc biệt là nhờ có các định hướng và giải pháp phát triển văn hóa nghệ thuật mới xuất hiện trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta. Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, công nghệ điện ảnh truyền hình cùng với nhiệm vụ của ngành văn hóa nghệ thuật là:“xây dựng và phát triển nền văn

hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đang đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi

ngày càng cao chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng tăng đối với các trường nghệ thuật ở nước ta hiện nay. Phân tích thực trạng hoạt động giáo dục trong các trường nghệ thuật chúng ta nhận thấy có một bộ phận sinh viên tốt nghiệp trường nghệ thuật chưa đáp ứng được những yêu cầu của xã hội đang có nhiều những biến động mới hiện nay.

Về mặt xã hội, do thực tế xã hội có quá nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp, có nhiều trường đại học chuyên ngành khác hấp dẫn, dễ xin việc, chế độ ưu đãi hấp

dẫn, thu nhập cao nên các phụ huynh chưa thật ủng hộ cho con cái của họ đi học các chuyên ngành nghệ thuật cho nên trường nghệ thuật khơng thể thu hút được nhiều những nhân tố có năng khiếu trong xã hội.

Mặt khác, theo xu thế chung của xã hội, các đơn vị văn hóa nghệ thuật cũng đang được tư nhân hóa, cổ phần hóa, các hãng phim tư nhân rất nhiều trong xã hội, các nhà hát cũng đang chuyển đổi hình thức chuyển sang tự lực kinh doanh, do tính chất thương mại được đề cao nên những sinh viên tốt nghiệp một cách chính quy bài bản ở các trường SKĐA khơng được trọng dụng (vì chỉ cần có sắc đẹp, danh hiệu người đẹp là đã được đóng phim).

Trong hoạt động nghệ thuật điện ảnh hiện nay, việc sử dụng diễn viên không chuyên rất phổ biến. Nhưng sử dụng khơng vì chất lượng bộ phim, mà vì câu khách như nhiều phim truyền hình của Việt Nam thì đó là sự dễ dãi đậm tính thương mại của nhiều nhà làm phim. Đối với một diễn viên chuyên nghiệp, rèn luyện vất vả suốt 4 năm trong trường SKĐA vẫn bị coi là q ít thì những diễn viên tay ngang chỉ cần đào tạo qua vài khóa cấp tốc, sơ sài, khơng có khả năng diễn xuất, chỉ diễn lại bản thân mình trong phim. Tính nghệ thuật của những bộ phim thị trường đó được đánh giá là quá thấp, tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 96 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)