Hoạt động giáo dục nghệ thuật của nhà trường đối với sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 63 - 67)

Ở các nước trên thế giới, các trường nghệ thuật đều có mục tiêu cơ bản là giáo dục nghệ thuật. Thuật ngữ “giáo dục nghệ thuật” được diễn giải theo nhiều

nghĩa khác nhau, phụ thuộc vào quan niệm và bối cảnh xã hội cụ thể của mỗi quốc gia. Các quan niệm này thường xuyên biến đổi theo thời gian. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế đều nhìn nhận một cách rộng rãi quan niệm: Giáo dục nghệ thuật có mục đích chuyển giao di sản văn hóa nghệ thuật cho các thế hệ, làm cho đối tượng giáo dục có khả năng tạo dựng ngơn ngữ nghệ thuật riêng và phát triển tồn diện về nhận thức và tình cảm. Nhiệm vụ của giáo dục nghệ thuật trong các nhà trường nghệ thuật không chỉ đào tạo ra những nghệ sỹ biểu diễn hay sáng tác mà quan trọng hơn: giáo dục nghệ thuật góp phần phát triển tố chất toàn diện; hoàn thiện thẩm mỹ; kỹ năng sống; hình thành nhân cách và biểu hiện đẹp trong mọi hành vi, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu nghệ thuật cho mọi đối tượng, nâng cao trình độ thưởng thức nghệ thuật và đào tạo nghệ sỹ có trình độ chuyên nghiệp.

Hoạt động giáo dục nghệ thuật được xây dựng và phát triển dựa trên những tiền đề lý luận về văn hóa học, nghệ thuật học, mỹ học, giáo dục học và

tâm lý học. Đó là các học thuyết về chức năng của văn hóa, nghệ thuật và lý thuyết giáo dục học về loại hình học tập đa dạng của con người. Những cơ sở khoa học này khẳng định sự cần thiết phải giáo dục về nghệ thuật cũng như triển vọng áp dụng nghệ thuật trong nhà trường và nhiều bối cảnh xã hội.

Về mục tiêu đào tạo trong các nhà trường nghệ thuật

Mục tiêu đào tạo ngành năng khiếu nghệ thuật là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao ở bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và những người làm cơng tác nghiên cứu, lý luận phê bình nghệ thuật trình độ thạc sĩ, tiến sĩ có đủ tư cách đạo đức, đủ trình độ chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đó là đội ngũ nghệ sĩ sáng tác, biểu diễn hoạt động trong các ngành nghệ thuật điện ảnh, truyền hình, sân khấu, múa, kịch hát dân tộc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế trang phục nghệ thuật; đội ngũ cán bộ kỹ thuật hoạt động trong các ngành điện ảnh, truyền hình, âm thanh ánh sáng sân khấu. Đội ngũ nghệ sĩ sáng tác, biểu diễn này làm việc tại các nhà hát, đoàn nghệ thuật, hãng phim, đài phát thanh, đài truyền hình, trung tâm VHNT, các cơng ty truyền thông, công ty quảng cáo, tổ chức sự kiện ...trên cả nước. Những sinh viên tốt nghiệp ra trường địi hỏi phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, kỹ năng và năng lực sáng tạo tốt để góp phần tích cực vào sự phát triển chung của ngành VHNT và của đất nước.

Về nội dung đào tạo trong các nhà trường nghệ thuật

Về nội dung giảng dạy cũng có những đặc thù riêng so với các trường đại học khác. Những kết quả nghiên cứu khoa học với các ngành nghề nghệ thuật đã tạo nhiều tư tưởng, triết lý về nghệ thuật, những nguyên lý cơ bản và các trường phái nghệ thuật khác nhau… Học nghệ thuật chính là nắm được những tri thức khoa học nghệ thuật để hình thành và phát triển xu hướng sáng tạo đáp ứng được mục tiêu đào tạo nghệ thuật của xã hội.

Cho nên, sinh viên nghệ thuật được học tập nhiều kiến thức nghề nghiệp, cùng với một khối lượng đáng kể những kiến thức cơ bản (triết học, chính trị,

kinh tế, mỹ học, văn học, văn hóa học, tâm lý học…). Nội dung các mơn học này đều là tri thức khoa học có khả năng tạo nền móng cơ sở và bổ sung hữu hiệu vào việc rèn luyện nghề nghiệp (mang tính thực hành). Khối kiến thức này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị nhằm tạo ra nhận thức về trách nhiệm, hành vi, đạo đức của cá nhân trước cộng đồng; quyền lợi và nghĩa vụ của công dân đối với xã hội; những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết về văn hóa nghệ thuật để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức ở trình độ cao hơn; rèn luyện khả năng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn và nhận thức được ảnh hưởng của hoạt động nghề nghiệp đối với xã hội.

Sinh viên còn được học tập khối lượng kiến thức cơ sở ngành nhằm tạo nền tảng cơ bản và toàn diện về các ngành nghệ thuật sân khấu và điện ảnh, truyền hình...đồng thời cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các ngành nghệ thuật bổ trợ cho nghệ thuật sân khấu, điện ảnh như văn học, âm nhạc, tạo hình…Khối kiến thức cơ sở ngành giúp sinh viên nắm vững những đặc điểm trong văn hóa truyền thống của dân tộc; sự hình thành và phát triển của nghệ thuật Việt Nam và thế giới; những hiểu biết cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của các thành phần tham gia vào quá trình sáng tạo các tác phẩm sân khấu, điện ảnh, truyền hình; những hiểu biết về công việc người đạo diễn, diễn viên, họa sĩ hóa trang, họa sĩ phục trang, nhạc sĩ, âm thanh, ánh sáng… trong quá trình sáng tạo các sinh viên phải nắm được hệ thống cơ cấu tổ chức và hoạt động của các hãng phim, nhà hát, đoàn nghệ thuật.

Khối kiến thức quan trọng nhất mà sinh viên nghệ thuật phải nắm vững là những lý thuyết và kỹ năng thực hành một cách có hệ thống, tồn diện và chuyên sâu các lĩnh vực nghệ thuật mà họ theo học: như nghiệp vụ đạo diễn, nghiệp vụ biên kịch, nghiệp vụ diễn viên, nghiệp vụ lý luận phê bình…và khả năng vận dụng để sáng tác những tác phẩm sân khấu, điện ảnh.

Về phương pháp đào tạo trong nhà trường nghệ thuật:

Cũng giống như đào tạo các ngành học ở đại học khác, nhìn chung các phương pháp dạy học hiện nay thường được áp dụng trong nhà trường là thuyết trình, thảo luận, dạy học nêu vấn đề, dạy học theo các dự án và quan trọng nhất là làm sao phát huy tính tích cực, độc lập của người học. Ở bậc đại học thì học tập theo phương pháp nghiên cứu là vơ cùng cần thiết. Do đó, giảng viên phải thường xuyên tổ chức cho sinh viên làm các bài tập nghiên cứu, làm dự án, thuyết trình trước cả lớp, thảo luận nhóm… Đối với các mơn chun ngành năng khiếu nghệ thuật, ngoài việc dạy lý thuyết thì thực hành chiếm thời gian lớn. Chính vì vậy, đặc thù của phương pháp dạy học các ngành năng khiếu nghệ thuật là định hướng thực hành sáng tạo.

Sinh viên học ngành nghệ thuật khi ra trường phải làm được nghề đã theo học. Do đó, ngay từ khi được đào tạo ở trường họ đã phải được rèn luyện những kỹ năng và thói quen nghề nghiệp, phát huy khả năng sáng tạo ngay trong thời gian học, thông qua những bài tập thực hành sáng tạo do chính họ tự thực hiện, qua đó rút ra được những bài học thiết thực về nghề nghiệp. Điều khác biệt hay đặc trưng của dạy học nghệ thuật, đó là dạy nghề sáng tạo chứ không phải dạy nghề theo kiểu thủ công, bắt người học phải làm theo những cơng thức và quy trình như đã định sẵn.

Phương pháp chung là thực hành sáng tạo, nhưng mỗi nội dung đào tạo là phải có những cách thức hướng dẫn khác nhau, mỗi mục tiêu đào tạo lại cần đặt ra những yêu cầu cho thích hợp. Ví dụ, cũng là nghề quay phim nhưng đào tạo để làm phim truyện hay làm phóng viên hoạt động ở các cơ sở, chắc chắn phải có những khác biệt. Do vậy, cách đào tạo, hướng dẫn, luyện nghề cho sinh viên phải khác biệt chứ không thể đào tạo đồng loạt như nhau để rồi khi ra làm việc, sinh viên phải học lại từ đầu.

Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo trong nhà trường nghệ thuật

nghệ - thông tin, chủ thể sáng tạo nghệ thuật cần được trang bị các điều kiện vật chất, phương tiện hoạt động.

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật được sử dụng để phục vụ giáo dục, đào tạo bao gồm các thiết bị trực quan, các thiết bị nghe nhìn và các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong các nhà trường nghệ thuật có vai trị quan trọng trong quá trình dạy học và rèn luyện thực hành cho sinh viên: đảm bảo tính trực quan trong dạy học, đảm bảo chất lượng kiến thức, thể hiện tường minh phương pháp làm việc và thể hiện các sản phẩm nghệ thuật, cho phép đa dạng hóa các loại hình dạy học. Phương tiện kỹ thuật dạy học phải có khả năng tăng tốc độ chuyển tải mà không làm giảm lượng thông tin, tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú và lôi cuốn người học, cho phép cải tiến các hình thức lao động sư phạm, tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện kỹ năng.

Đối với một số chuyên ngành nghệ thuật được đào tạo trong các trường SKĐA như điện ảnh, truyền hình, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, cơng nghệ dựng phim… thì cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy của giảng viên và học tập rèn luyện của sinh viên đặc biệt quan trọng, giúp cho giảng viên và sinh viên một phần hiện thực hóa những bài giảng trên lớp thành thực tiễn, hoàn thiện tỷ lệ 50% lý thuyết, 50% thực hành trong đào tạo các chuyên ngành nghệ thuật đó, giúp sinh viên ra trường có đầy đủ kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ cao và mới trong các hãng phim, nhà hát… u cầu đó địi hỏi trong các trường SKĐA phải có đầy đủ các thiết bị công nghệ được đầu tư một cách chính xác, thường xuyên đổi mới trong “nhà hát thu nhỏ” và “xưởng phim thu nhỏ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)