nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt nam hiện nay
4.2.2.1. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện nội dung, phương pháp đào tạo nhằm nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.
Trong bối cảnh tiếp tục đổi mới tồn diện đất nước, trình độ dân trí của nhân dân ta từng bước được nâng cao, nhu cầu văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng, các phương tiện thông tin truyền bá ngày càng hiện đại thì vấn đề đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy ở các trường nghệ thuật là một yêu cầu cấp bách. Biện pháp quan trọng này nhằm mục đích nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trong các nhà trường nghệ thuật được 68% giảng viên và 51 % sinh viên được điều tra đánh giá ở mức độ cần thiết và tính khả thi
để thực hiện biện pháp này được giảng viên đánh giá 64% và sinh viên đánh giá là 62,4% (bảng phụ lục 11, 12)
Đối với nội dung giảng dạy các bộ môn nghệ thuật chuyên ngành trong các nhà trường nghệ thuật những năm g ần đây cũng đã có nhiều thay đổi nhưng trên thực tế vẫn đang có nhiều bất câ ̣p trong viê ̣c câ ̣p nhâ ̣t những tri thức nghê ̣ thuâ ̣t hiê ̣n đa ̣i . Chẳng ha ̣n, sinh viên chuyên ngành ki ̣ch hát dân tô ̣c như tuồng , chèo, cải lương, múa rối, múa dân gian… vẫn chỉ học chủ yếu những điệu truyền thống mà ít, hoă ̣c không được ho ̣c những kiến thức về sự kết hợp giữa nghê ̣ thuâ ̣t truyền thống và hiê ̣n đa ̣i . Hiện trạng có nhiều nguyên nhân: Các chương trình nghệ thuật đều được xây dựng từ các thế hệ trước, đã được đưa vào khung chương trình cứng, các thế hệ sau cứ theo như thế mà giảng dạy; có những giảng viên trẻ đã nhận thấy có sự bất cập trong nội dung chương trình nên cũng có sự thay đổi nội dung trong phạm vi lớp học, mơn học mà mình phụ trách.
Theo chúng tơi, để thực hiện đổi mới nội dung chương trình đối với những bộ mơn nghệ thuật, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần linh hoạt, mềm dẻo không nên quy định các trường nghệ thuật phải tuân theo chương trình khung một cách cứng nhắc mà hãy để các trường chủ động biên soạn chương trình. Chương trình khung của Bộ là chương trình chuẩn để các trường dựa vào đó tự thiết kế chương trình cho mình, như thế mỗi trường đại học sẽ có chương trình đặc thù mang thế mạnh riêng. Đối với những môn nghệ thuật chuyên ngành, trường sẽ giao cho khoa chủ động xây dựng chương trình. Như vậy chương trình giảng dạy sẽ hữu dụng hơn vì dựa vào nhu cầu thực tế của xã hội và trình độ của sinh viên, khoa sẽ điều chỉnh và cải tiến chương trình học một cách khoa học và kịp thời. Các khoa chun mơn cần phải rà sốt lại tất cả các chương trình đào tạo hiện có của các các chuyên ngành trên cơ sở tiến hành định hướng theo các chương trình tiên tiến của thế giới, cần lập kế hoạch để viết mới một số giáo trình mơn học, và xây dựng một số website ngành học, tổ chức biên soạn một số giáo trình, sách tham khảo của nước ngồi sang tiếng Việt để phục vụ việc nghiên cứu, học tập của
giảng viên và sinh viên, xây dựng các bài tập mẫu về chương trình nghiên cứu hoặc thực hành áp dụng vào giảng dạy cho các hệ đào tạo của trường.
Các chương trình đào tạo phải cập nhật theo hướng hiện đại hoá về nội dung. Một mặt, thực hiện nghiêm túc chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, phù hợp với chuẩn đầu ra các ngành đào tạo. Mặt khác, khi xây dựng chương trình đào tạo phải có sự góp ý của người sử dụng lao động, tham khảo chương trình của các nước tiên tiến để cải tiến, đổi mới chương trình theo hướng mềm hóa bằng việc tăng thời gian thực hành, chú trọng đào tạo kĩ năng nghề nghiệp để sinh viên khi ra trường có thể thích ứng với cơng việc. Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo cho sinh viên có thể học theo năng lực và hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân, phải sát với thực tiễn, giảm khoảng cách giữa nhà trường và đời sống, đảm bảo cân đối giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, khu vực và toàn cầu. Đây là sự đổi mới có tính quyết định đến chất lượng đào tạo và nâng cao vị trí, uy tín của nhà trường. Các khoa chuyên ngành cần chủ động lên kế hoạch mời chuyên gia chuyên ngành sâu và có kinh nghiệm đồng thời phải cập nhật với các chương trình tiên tiến trên thế giới tham gia phát triển chương trình, tổ chức các hội đồng thẩm định kỹ càng, chặt chẽ, lấy ý kiến của nhiều nhà khoa học về chương trình đào tạo. Khi triển khai thực hiện chương trình cần tiếp tục theo dõi, rút kinh nghiệm và tiếp tục chỉnh sửa để ngày càng hồn thiện chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn quốc tế.
4.2.2.2. Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giảng dạy
Đi đôi với đổi mới nội dung chương trình là việc đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Đổi mới phương pháp giảng dạy từ chỗ “lấy người dạy làm trung tâm” chuyển sang “lấy người học làm trung tâm”, từ chỗ
người học thụ động tiếp nhận kiến thức giảng dạy từ người thầy thì nay người thầy đóng vai trị là người hướng dẫn, giúp người học chọn, nhập và xử lí thơng tin, truyền cho sinh viên cách học, cách nghiên cứu. Trong quá trình lên lớp, người thầy phải biết ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho bài giảng sinh
động, đồng thời vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp giảng dạy truyền thống kết hợp với phương pháp giảng dạy hiện đại, phát huy tính tích cực chủ động của người học. Đây chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Để thực hiện giải pháp này, công tác giáo dục trong nhà trường cần thực hiện các vấn đề sau:
Đối với các môn lý luận nghệ thuật như lý luận âm nhạc, lý luận và phê bình múa, lý luận và phê bình điện ảnh, biên kịch sân khấu, điện ảnh…, các bộ môn Mác-Lênin, môn kiến thức cơ bản tùy theo đặc điểm của từng môn học mà giảng viên có thể sử dụng nhiều hình thức tổ chức và phương pháp dạy học khác nhau: như thuyết trình - diễn giảng, vấn đáp, đóng vai, làm việc theo nhóm…Để hỗ trợ cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giảng viên các bộ môn lý luận nên sử dụng nhiều phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, Projector, máy catssete…, các phần mềm tin học chuyên ngành, khai thác tư liệu trên mạng Internet… Nhà trường cần tin học hóa, số hóa tối đa giáo trình bài giảng điện tử với các liên kết minh họa thích hợp. Nói chung, những hình ảnh, âm thanh... mà giảng viên khai thác trên mạng Internet một cách hợp lý và đúng địa chỉ sẽ làm phong phú cho nội dung bài học, giờ học trở nên sinh động, tạo hứng thú và tác động tích cực vào tinh thần học của sinh viên. Đồng thời sẽ giúp sinh viên nghệ thuật biết cách làm quen với những thông tin nhiều chiều trên mạng, nâng cao khả năng nhận thức nghệ thuật lành mạnh. Người giảng viên các bộ môn lý luận cần thay đổi phương pháp dạy học, gắn chặt chẽ phương pháp thuyết trình truyền thống giảng dậy những kiến thức lý luận nền tảng, đồng thời phải là người hướng dẫn sinh viên cách học thơng qua giáo trình và tài liệu trên internet.
Cùng với việc trang bị kiến thức nghệ thuật cho sinh viên, các môn học thực hành kỹ năng nghề nghiệp cũng cần thay đổi về hình thức và phương pháp truyền thụ kiến thức như phối hợp cá nhân và tập thể, hạn chế
phương pháp làm mẫu và thay vào đó bằng sự gợi mở tư duy trong thực hành có sáng tạo, yêu cầu cao về khả năng sáng tạo của sinh viên. Các bài tập thực hành của sinh viên cần được lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết; phương pháp luyện tập từ thấp đến cao, dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp, trong nhiều hồn cảnh khác nhau. Do u cầu hiện đại hóa gắn với đặc điểm nghệ thuật sân khấu điện ảnh ngày nay, nhà trường nghệ thuật cần phải tin học hóa, số hóa tối đa giáo trình bài giảng điện tử với các liên kết thích hợp. Cần tiếp tục có những thiết bị thực hành số hóa cho sinh viên như máy quay, chiếu sáng theo công nghệ của các studio hiện hành, tránh tình trạng học chay. Tuy nhiên tính truyền thống vẫn cần được duy trì phát huy ở những bộ mơn đặc thù, như dạy kỹ thuật múa, hát, biểu diễn, vẽ vẫn phải thị phạm trực quan, thậm chí uốn nắn từng biểu cảm. Dạy nhiếp ảnh, quay phim, đạo diễn vẫn phải coi trọng hướng dẫn tác nghiệp trên hiện trường hoặc trường quay.