Công tác tuyển sinh của các trường nghệ thuật vẫn còn nhiều bất cập nên chưa thực sự tuyển chọn được những sinh viên có năng khiếu nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 116 - 121)

nên chưa thực sự tuyển chọn được những sinh viên có năng khiếu nghệ thuật vào học để đào tạo trở thành nghệ sỹ đích thực

Thực tế do hoạt động nghệ thuật ở nước ta hiện nay có nhiều bất cập, các ngành nghệ thuật chưa được xã hội quan tâm như các ngành nghề khác nên số thí sinh dự thi vào các trường nghệ thuật ở các chuyên ngành nghệ thuật hiện nay

chưa nhiều. Đặc biệt đối với nguồn tuyển sinh cho sân khấu truyền thống thời gian qua đều ở tình trạng báo động vì thưa vắng thí sinh đăng ký. Mặc dù Nhà nước đã có chế độ ưu đãi giảm 70% học phí cho sinh viên theo học sân khấu truyền thống, hằng tháng có tiền bồi dưỡng nghề, được cấp quần áo tập và các phương tiện học tập khác nhưng số lượng thí sinh thi vào các chuyên ngành nghệ thuật truyền thống vẫn ngày càng giảm. Số lượng thí sinh dự thi khơng nhiều nên các trường nghệ thuật chưa tuyển chọn được những cá nhân thực sự có năng khiếu nghệ thuật để đào tạo, mà cố gắng tuyển cho đủ chỉ tiêu. Trong thực tế tuyển chọn phải chấp nhận như vậy, các trường nghệ thuật chỉ có thể tạo điều kiện tối đa và khuyến khích các em phát huy tinh thần nỗ lực chuyên cần, khổ học thành tài, miệt mài thành khá giỏi. Điều đó làm cho cơng tác giáo dục và cả sự học tập, rèn luyện của các cá nhân đó đều rất khó khăn, khi ra trường do không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghệ thuật nên họ phải học tập và lựa chọn ngành nghề khác, nên kết quả đào tạo của các trường nghệ thuật chưa cao. Thế nhưng, phần lớn các cơ sở đào tạo nghệ thuật hiện nay đều đào tạo theo chỉ tiêu, nghĩa là sẽ phải vớt cả những người khơng có năng khiếu khi khơng đủ chỉ tiêu và sẵn sàng từ chối các tài năng một khi chỉ tiêu đào tạo đã hết. Qua biên bản phỏng vấn sâu các giảng viên, các giảng viên đều đưa ra nhận định: vấn đề chọn lọc sinh viên đầu vào là vô cùng quan trọng, không nên tuyển cho đủ chỉ tiêu rồi để phải đào tạo những sinh viên khơng có tư chất và năng lực.

Bảng phụ lục 10 cho thấy kết quả khảo sát có đến 38% giảng viên chuyên ngành và 36% sinh viên được khảo sát cho biết nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên là do công tác tuyển sinh chưa chọn được chính xác sinh viên có năng khiếu nghệ thuật.

Đối với tuyển sinh diễn viên sân khấu, điện ảnh, truyền hình, một mơn năng khiếu mà thí sinh phải dự thi là: diễn một tiểu phẩm sân khấu thơng qua đó đánh giá năng khiếu diễn của thí sinh. Tuy nhiên, chuẩn bị tiểu phẩm vừa mất thời gian, hơn nữa tiểu phẩm đó khơng phải là của thí sinh, mà là của người khác luyện tập cho họ. Do đó nếu đánh giá năng khiếu chỉ trên cơ sở biểu diễn tiểu

phẩm ngắn đó của thí sinh là chưa đủ mà thay vào đó ban giám khảo nên đưa tình huống cho các thí sinh xử lý tại chỗ, để thí sinh bộc lộ những phản ứng chân thật nhất. Giám khảo cần tăng cường đối thoại để tạo cơ hội, điều kiện cho thí sinh có dịp bộc lộ một cách tự nhiên những phẩm chất năng khiếu ở bên trong.

Thực tế những năm tuyển sinh gần đây cho thấy, có rất nhiều bất cập và khó khăn trong cơng tác tuyển sinh đào tạo diễn viên kịch hát dân tộc. Đa phần các em diễn viên kịch hát dân tộc đang theo học hôm nay là con em nông dân. Lý giải điều đó thật dễ vì vị thế của kịch hát dân tộc hiện nay trong xã hội không cao, các thanh niên ở thành thị không mấy mặn mà. Các đơn vị nghệ thuật đành tự mình đến từng vùng để tuyển những con em có tố chất phù hợp, vừa phải có thanh sắc, lại phải có được sự biểu cảm của diễn viên. Số thí sinh này tiếc thay lại thường cịn ít tuổi, trình độ văn hóa cịn thấp, lại thêm tâm lý chủ yếu muốn thốt ly lao động nhà nơng chứ khơng phải vì tình yêu thực sự với nghệ thuật. Gặp phải những khó khăn trong rèn luyện nghề diễn viên kịch hát, khơng ít em đã chấp nhận bỏ nghề.

Một xu hướng mới của xã hội hiện nay là có rất nhiều lễ hội hiện đại đang ngày càng phát triển trên nền tảng những lễ hội dân gian truyền thống lâu đời ở từng vùng miền nên một yêu cầu bức thiết là cần có đội ngũ nghệ sỹ đạo diễn sự kiện, lễ hội. Trường đại học SKĐA Hà Nội đã có bước chuẩn bị từ trước khi mở lớp như đi từ những lớp đạo diễn lễ hội ngắn hạn đến đào tạo đạo diễn chính quy. Nhu cầu xã hội lớn là vậy, xong khâu tuyển sinh là vấn đề hết sức khó khăn. Tất cả các nhà nghiên cứu, giảng viên, đạo diễn đều thừa nhận, đạo diễn lễ hội rất cần một phơng văn hóa tốt, phải là người có tư duy tổ chức tốt, biết rõ cấu trúc lễ hội khơng đơn giản là nhân lớn, phóng to sân khấu đạo diễn, mà phải làm sao tạo được khơng khí, sức cuốn hút và biến cơng chúng thành chủ nhân đích thực của lễ hội chứ không phải chỉ là người đi xem, chứng kiến lễ hội. Điều đó là vơ cùng khó khăn và địi hỏi rất nhiều tố chất của người tổ chức, đạo diễn lễ hội. Chính vì thế, chun ngành này q thiếu thí sinh dự thi, khâu tuyển sinh chọn

phổ thông với kiến thức nghề là con số khơng, lại càng chưa có kinh nghiệm nào về ngành nghề mà mình theo đuổi… không thể là đối tượng tuyển sinh của ngành này. Theo nhiều đề xuất, rất cần khâu tuyển sinh có đầu vào là từ những đạo diễn sân khấu đã có ít nhiều kinh nghiệm, kiến thức phơng nền đã ổn định thì may ra chất lượng của đào tạo mới đảm bảo. Thế nhưng thực trạng của những năm gần đây cho thấy lượng thí sinh đăng ký dự thi cịn ít hơn cả chỉ tiêu tuyển sinh, vì thế, khơng có sự lựa chọn trong việc tuyển đủ chỉ tiêu để mở lớp. Tuyển người hoàn tồn khơng có năng khiếu biểu diễn, tư duy tổ chức cũng như kinh nghiệm nhất định của nghề đạo diễn thì đào tạo sẽ gặp khó khăn, nếu khơng muốn nói là nhiệm vụ “bất khả thi”. Trong khi đó, hình thức sự kiện, lễ hội là tổng hợp tất cả các loại hình trên một qui mơ rộng lớn, cần có một tầm nhìn vĩ mơ, mang tính đặc trưng cao, chun biệt. Cơng tác đạo diễn lễ hội vì vậy khó hơn đạo diễn sân khấu nhiều lần. Đào tạo nghệ sĩ đã là rất khó, đào tạo đạo diễn lại càng khó hơn, và đạo diễn sự kiện lễ hội lại càng nhân cái khó gấp nhiều lần, do đó khơng nên lấy đối tượng là học sinh phổ thông.

Kết luận chƣơng 3

Công tác giáo dục và đào tạo thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế đã và đang diễn ra có tác động mạnh mẽ đến q trình nâng cao năng lực sáng tạo cho sinh viên trong các trường nghệ thuật. Nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên trong các trường nghệ thuật có vai trị quan trọng nhằm xây dựng đội ngũ nghệ sỹ có sự năng động, sáng tạo riêng trong các tác phẩm nghệ thuật góp phần xây dựng con người Việt Nam trong phát triển bền vững đất nước. Những năm qua, năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên các trường nghệ thuật đã được các chủ thể quan tâm, vì thế, phẩm chất này khơng ngừng được nâng lên, giúp họ có khả năng nhận thức các vấn đề của xã hội, rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp để có được những sản phẩm nghệ thuật phần nào đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số hạn chế nhất định, đó là sự chuyển biến về năng lực nhận thức các vấn đề xã hội cũng như sự vận dụng sáng tạo những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành trong các sản phẩm còn chậm, làm kết quả học tập của họ còn kém và sự hịa nhập của họ với mơi trường nghệ thuật ngồi xã hội cịn hạn chế. Điều đó phản ánh khách quan sự thiếu hụt về kiến thức văn hóa chung, kiến thức xã hội cũng như kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên nghệ thuật. Những kết quả đạt được và hạn chế trên có cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

Nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay đang có nhiều bất cập, với tính cách là những mâu thuẫn địi hỏi các chủ thể tham gia cần nghiên cứu, giải quyết. Vấn đề đặt ra là phải nâng cao trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục, đào tạo; tiếp tục đổi mới, hồn thiện nội dung, hình thức, biện pháp rèn luyện nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên nghệ thuật; đảm bảo tốt các điều kiện phục vụ cho quá trình nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật hiện nay.

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)