Năng lực, năng lực sáng tạo và năng lực sáng tạo nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 54)

2.2.1.1. Năng lực

Trong tiến trình lịch sử, năng lực người (lực lượng bản chất người) không ngừng được đổi mới trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Năng lực người của thế hệ trước được biểu hiện trên các sản phẩm (vật chất và tinh thần) do họ làm ra. Thế hệ sau bằng hoạt động của mình, phải lấy lại những năng lực ấy và biến nó thành năng lực riêng của mỗi người. Năng lực chỉ được hình thành và phát triển trong hoạt động thực tiễn. Đến lượt nó, kết quả của hoạt động thực tiễn lại tùy thuộc

vào trình độ phát triển của năng lực được hình thành trong hoạt động này. Vì thế, khi nói đến năng lực, bao giờ người ta cũng nói đến năng lực về một hoạt động nào đó (năng lực về hoạt động chính trị – xã hội, năng lực về hoạt động khoa học – kỹ thuật, năng lực về hoạt động nghệ thuật…).

Theo Từ điển tiếng Việt: “Năng lực là phẩm chất sinh lý và tâm lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [153, tr. 687].

A.G. Côvaliốp trong Tâm lý học cá nhân đưa ra định nghĩa về năng lực như sau: “Năng lực là một tập hợp hoặc tổng hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân con người, đáp ứng những nhu cầu của hoạt động và bảo đảm cho hoạt động có kết quả cao” [16, tr. 90].

P.A. Ruđich quan niệm: “Năng lực – đó là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối quá trình tiếp thu các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một loại hoạt động nhất định”[130, tr. 382].

Nhìn chung, các quan niệm trên đều thống nhất ở chỗ: năng lực bao giờ cũng gắn với hoạt động của con người. Các yêu cầu đặc trưng của mỗi hoạt động mà con người tham gia địi hỏi có những phẩm chất sinh lý và tâm lý phù hợp. Những thuộc tính của cá nhân bao gồm những đặc điểm tâm lý (chẳng hạn như phẩm chất của tư duy, các đặc điểm của trí nhớ, chú ý, tưởng tượng...) và những đặc điểm giải phẫu sinh lý (những đặc điểm của các giác quan, của hệ thần kinh). Để đánh giá mức độ phát triển của năng lực của một người nào đó, người ta thường dựa vào sản phẩm do người đó làm ra trong q trình hoạt động. Theo các nhà nghiên cứu, dựa vào tốc độ tiến hành và chất lượng của sản phẩm lao động, có ba mức độ phát triển của năng lực: năng lực, tài năng, thiên tài. Theo căn cứ phân loại này, khái niệm năng lực dùng để chỉ mức độ trung bình của tốc độ tiến hành và chất lượng sản phẩm mà nhiều người có thể đạt tới. Tài năng

được đặc trưng bởi năng lực đạt tới những thành tích lớn, ít người có thể so sánh được. Thiên tài là khái niệm dùng để chỉ những người có năng lực đạt tới những

xuất hiện sớm (lúc tuổi còn nhỏ) của năng lực ở mức độ cao (thường được gọi là năng khiếu) khi đứa trẻ chưa được tiếp xúc một cách có hệ thống trong lĩnh vực hoạt động tương ứng cũng là một chỉ tiêu đáng chú ý để đánh giá trình độ phát triển của năng lực nói chung. Tuy nhiên, sự hình thành sớm một năng khiếu trong một lĩnh vực hoạt động nào đó cũng cần có rất nhiều yếu tố trong môi trường sống tác động để có thể trở thành tài năng.

Kế thừa những quan điểm trên về năng lực, chúng tôi đưa ra định nghĩa:

năng lực là tổng hợp những phẩm chất tâm – sinh lý cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hồn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động đó.

Năng lực của cá nhân có quan hệ mật thiết với xu hướng của cá nhân đó. Xu hướng cá nhân được biểu hiện như là một nguyện vọng của con người về một cái gì đó (mục tiêu), nhưng nguyện vọng ấy được biến thành hiện thực như thế nào là tùy thuộc vào trình độ phát triển của năng lực người đó. Q trình thực hiện mục tiêu của xu hướng chính là q trình hình thành và phát triển năng lực. Đến lượt mình, trình độ phát triển của năng lực lại quyết định quá trình hiện thực hóa nguyện vọng của cá nhân.

2.2.1.2. Năng lực sáng tạo

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, hoạt động sáng tạo là một năng lực, phẩm chất của con người đóng vai trị chủ thể của lịch sử. Cơ sở lý luận về hoạt động sáng tạo xuất phát từ lý luận chung về con người, và bản chất của con người. Trong quá trình lao động, con người nhận thức được các quy luật của thế giới khách quan, trên cơ sở những tri thức đó, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mới về chất.

Nhà nghiên cứu Phạm Thành Nghị đưa ra định nghĩa: “Sáng tạo được coi là quá trình tạo ra cái mới, năng lực tạo ra cái mới, sáng tạo được đánh giá trên cơ sở sản phẩm mới, độc đáo và có giá trị” [101, tr. 31].

Nhà nghiên cứu Phan Dũng cho rằng: “Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kì cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi” [25, tr.14].

Nhìn chung, các quan điểm đều thống nhất ở chỗ: Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra cái mới có giá trị, sáng tạo có ở trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người (khoa học, nghệ thuật, kinh tế, chính trị...). Bởi bất kì hoạt động nào không theo khuôn mẫu cũ mà vấn đề mới được nảy sinh và sự giải quyết nó một cách thỏa đáng đều mang tính sáng tạo. Hoạt động sáng tạo là hoạt động của từng cá nhân. Các hình thức sáng tạo được quy định bởi tính chất của hoạt động mà cá nhân đó đang tham gia, từ đó mà hình thành các loại sáng tạo khác nhau: sáng tạo khoa học, sáng tạo trong cuộc sống nói chung, sáng tạo nghệ thuật.

Năng lực sáng tạo là cái tiềm ẩn bên trong cá nhân, sáng tạo là sự hiện thực hóa năng lực sáng tạo của chủ thể bằng những sản phẩm sáng tạo. Năng lực sáng tạo được hình thành trên cơ sở những phẩm chất tâm sinh lý của chủ thể góp phần (hay tham gia) đáng kể vào việc hình thành nên sản phẩm sáng tạo.

Kế thừa những quan điểm trên, chúng tôi định nghĩa: Năng lực sáng tạo là

tổng hợp những phẩm chất tâm sinh lý độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của mỗi hoạt động nhất định, đảm bảo cho cá nhân ấy tạo ra cái mới có giá trị.

2.2.1.3. Năng lực sáng tạo nghệ thuật

Hoạt động sáng tạo là một thuộc tính chung của hoạt động con người, chứ không phải chỉ là hoạt động khoa học và càng không quy giản về hoạt động nghệ thuật. Lẽ tất nhiên, hoạt động sáng tạo khoa học và nghệ thuật là những hình thức cao nhất của hoạt động con người trong đó, sáng tạo nghệ thuật là hình thức hoạt động đặc thù đặc biệt. Cũng như mọi hoạt động khác, hoạt động nghệ thuật trước hết bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn, nhu cầu con người muốn đồng hóa thế giới về mặt thẩm mỹ. Để thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của mình, trong thực tế cuộc sống, bằng những con đường khác nhau, con người đã “nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp”, nghĩa là hướng tới sự hồn thiện, hồn mỹ.

đẹp và có khả năng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ một cách tập trung, đầy đủ như trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Năng lực sáng tạo nghệ thuật của con người chỉ được hình thành và phát triển khi con người tham gia vào các hoạt động nghệ thuật của xã hội.

Sáng tạo trong nghệ thuật là một loại hình hoạt động tinh thần. Người nghệ sỹ sáng tác trước hết vì rung động thẩm mỹ trước cuộc đời và muốn tạo ra những cái đẹp trên cơ sở phản ánh tồn vẹn cái cũ. Từ đó, u cầu người nghệ sỹ phải kết hợp được trong bản thân mình khơng chỉ năng lực nhận thức, mà cả năng lực biểu hiện, khơng chỉ trí tuệ, mà cả tình cảm, khơng chỉ óc phân tích, khả năng tư duy lơ gic, mà cả các năng lực cảm xúc, tưởng tượng, trực giác.

Tóm lại, năng lực sáng tạo nghệ thuật là sự tổng hợp những phẩm chất tâm sinh lý phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của mỗi loại hình nghệ thuật cụ thể, đảm bảo cho cá nhân có khả năng sáng tạo những giá trị nghệ thuật cao trong cuộc sống.

2.2.2.Cấu trúc năng lực sáng tạo nghệ thuật

Hoạt động sáng tạo chỉ có kết quả khi chủ thể sáng tạo có được tổng hồ các điều kiện chủ quan và khách quan. Các điều kiện chủ quan gồm những yếu tố bên trong chủ thể như sức khoẻ, các đặc điểm tư chất như sự phát triển của các giác quan, sự hoạt động của hệ thần kinh hết sức tinh vi và phức tạp, những cái tạo nên khả năng lý trí – tình cảm, tư duy, cơ chế sáng tạo của cá nhân. Ở đây, chúng tôi đề cập đến một số yếu tố cơ bản nhất trong cấu trúc năng lực sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sỹ.

Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, cụm từ “Những lực

lượng bản chất của con người” được C.Mác nhắc nhiều lần để chỉ những phẩm

chất tộc loại, cái quyết định sức mạnh tiềm tàng, bản chất của con người, là để khẳng định “tính chất người” hơn hẳn so với “tính động vật” mà năng lực sáng tạo nghệ thuật là một trong những phẩm chất như thế. C. Mác viết: “Chỉ có thơng qua sự phong phú đã được phát triển về mặt vật chất của bản chất con

người, thì sự phong phú về tính cảm giác chủ quan của con người mới phát triển và một phần thậm chí đầu tiên mới được sản sinh ra: lỗ tai thính âm nhạc, con mắt cảm thấy cái đẹp của hình thức, nói tóm lại là những cảm giác có khả năng về sự hưởng thụ có tính người và sự khẳng định mình như những lực lượng bản chất của con người...” [98, tr.176].

Với quan điểm về “lực lượng bản chất của con người” như trên, có thể

nói rằng, năng lực sáng tạo nghệ thuật là một phẩm chất bậc cao của lực lượng bản chất ấy. Với năng lực này, con người khơng chỉ là chủ thể người, mà cịn là một chủ thể sáng tạo nghệ thuật. Nhân loại phải đi một bước khá dài mới từ chủ thể người tiến tới chủ thể hoạt động nghệ thuật. Chủ thể nghệ thuật là một chủ thể xã hội có ý thức thẩm mỹ phát triển và một năng lực thẩm mỹ sáng tạo với sự hoàn thiện của các giác quan, đặc biệt là tai và mắt cùng với sự khéo léo của đôi bàn tay đã được rèn luyện nhờ q trình lao động và đồng hóa thế giới về mặt thẩm mỹ. Trên cơ sở của một chủ thể người xã hội (có tư duy, ngơn ngữ, lao động...), sự nhạy cảm của các giác quan thẩm mỹ đã làm chỗ dựa cho sự phát triển tư duy hình tượng, khả năng liên tưởng, so sánh và ngơn ngữ giàu sắc thái biểu cảm... Đó là những nhân tố chủ quan quy định sự hình thành và phát triển của năng lực sáng tạo nghệ thuật.

2.2.2.1. Năng khiếu

Năng khiếu là yếu tố thuộc về tư chất, là yếu tố bẩm sinh di truyền do thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau và những chức năng của chúng được biểu hiện đầu tiên trong giai đoạn hoạt động đầu tiên của con người. Tư chất bẩm sinh, là điều kiện tự nhiên của năng lực. Vai trò của tư chất biểu hiện ở chỗ nó ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng của sự hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực nghệ thuật. Người có bộ máy phân tích thị giác tốt, nhạy cảm về sự chuyển đổi mầu sắc thì dễ thành đạt trong lĩnh vực hội hoạ; người có đơi tai thính, nhạy cảm và tinh tế trong việc phân biệt và kết hợp âm thanh để biểu đạt các trạng thái tình cảm khác nhau thì dễ thành đạt trong lĩnh vực âm nhạc...Quá trình sáng tạo nghệ thuật thực chất là quá trình người nghệ sỹ tiếp nhận sự tác

động của thế giới hiện thực một cách nhạy cảm và tinh tế nhất. Sự tiếp nhận này được hỗ trợ bởi sự quan sát và cảm nhận tinh tế của người nghệ sỹ thơng qua tri giác. Có thể nói, đây chính là giai đoạn người nghệ sỹ chuẩn bị chất liệu cho quá trình sáng tạo. Đối với người nghệ sỹ tài năng, khi tiếp cận với thế giới hiện thực, họ luôn thể hiện sự tập trung chú ý cao độ để quan sát một cách chi tiết, tỉ mỉ và toàn diện tất cả những gì đang diễn ra xung quanh họ.

Johann Wolfgang Von Goethe (1749 - 1832) trong cuốn tự truyện của mình cũng đã viết: tất cả những gì làm cho người nghệ sỹ có khả năng sáng tạo

nghệ thuật là các “ấn tượng quý giá”, những ấn tượng này chỉ có thể có được

dựa trên sự nhạy cảm, tinh tế khi quan sát và cảm thụ thế giới. Nói cách khác, yếu tố góp phần tạo nên sự thành bại của một tác phẩm chính là sự “nhập thân” của tác giả khi tri giác một đối tượng nào đó, đối tượng của thị giác lúc này khơng cịn là khách thể mà đã trở thành chủ thể sáng tạo. Có như vậy, người nghệ sỹ mới có thể chọn lọc được những chất liệu, những vốn sống cho sáng tác của mình.

Có thể nói rằng, tri giác trong sáng tạo nghệ thuật là một q trình tâm lý tích cực nhằm phân tích các thuộc tính của đối tượng được miêu tả và tổng hợp chúng thành hình ảnh trọn vẹn trên cơ sở xúc cảm thẩm mỹ. Nếu khơng có tri giác, các quá trình tưởng tượng, cảm xúc trong sáng tạo nghệ thuật sẽ không đạt hiệu quả cao như mong muốn, thậm chí có trường hợp các q trình này không hề diễn ra.

Người nghệ sỹ là một người cực kỳ nhạy cảm – toàn bộ thị giác và thính giác của anh ta đều được hướng vào thế giới, nên anh ta nhanh chóng nhận xét, tóm bắt trúng được tất cả những gì thu hút sự chú ý của mình, để lại những dấu ấn khơng gì xóa nổi trong tâm khảm, trong các trung khu tương ứng của bộ não. Người nghệ sỹ càng chú ý căng thẳng bao nhiêu, thì năng lực của các cảm xúc, bề rộng và độ rõ của các ấn tượng càng lớn bấy nhiêu. Nhờ đó các ấn tượng về hình ảnh sự vật, hiện tượng của các nghệ sỹ được nổi lên rất rõ, được khắc sâu

vào trí nhớ và được giữ lại lâu dài. So với những người khác thì người nghệ sĩ nổi bật lên ở chỗ có trí nhớ đặc biệt – kho dự trữ các hình ảnh. Một sự tập trung chú ý cùng với sự xúc động mạnh mẽ thường tạo khá nhiều thuận lợi cho những mối liên quan giữa các ấn tượng trong trí nhớ của người nghệ sỹ. Đặc điểm này của ấn tượng có ý nghĩa to lớn khơng chỉ đối với sự tái hiện đơn thuần mà còn đối với sự sáng tạo nghệ thuật của các nhà nghệ sỹ.

Khả năng tư duy hình tượng nhạy bén, linh hoạt của chủ thể sáng tạo nghệ thuật

Tư duy là quá trình phản ánh trong ý thức con người bản chất của sự vật, những mối liên hệ và quan hệ giữa các sự vật hiện tượng của hiện thực. Tư duy nghệ thuật là một bộ phận của hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Phương tiện của nó là các biểu tượng, hình tượng có thể trực quan được. Cơ sở của nó là tình cảm. Dấu hiệu bản chất của tư duy nghệ thuật là ngồi tính giả định, ước lệ, nó hướng tới việc nắm bắt những sự thật trong đời sống cụ thể, cảm tính mang nội dung khả nhiên (cái có thể), có thể cảm thấy theo xác suất, khả năng và tất yếu. Chính nhờ đặc điểm này mà nội dung khái quát của nghệ thuật thường mang tính phổ quát hơn, khái quát hơn so với sự thật cá biệt.

Tư duy nghệ thuật địi hỏi một ngơn ngữ nghệ thuật đặc trưng làm “hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)