trong các trường nghệ thuật vẫn chưa được mở rộng
Trong chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, Chính phủ đã nêu nhiệm vụ phải tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới làm phong phú nền văn hóa dân tộc, bắt kịp sự phát triển của thời đại nhằm hội nhập kinh tế.
Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa cũng đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật và thị trường. Sự cạnh tranh giữa nghệ thuật truyền thống với các loại hình nghệ thuật giải trí khác, đặc biệt là loại hình có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, kỹ thuật số, sự biến chuyển của đời sống văn hóa nghệ thuật, những yêu cầu cấp thiết đặt ra trong công tác giáo dục đại học giai đoạn hiện nay đòi hỏi các trường đào tạo ngành nghệ thuật phải tích cực tham gia cơng tác giao lưu hội nhập quốc tế về văn hóa và giáo dục để hồn thiện chương trình giảng dậy, phát triển đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo.
Hoạt động giao lưu hội nhập quốc tế ở các trường nghệ thuật sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên và sinh viên có cơ hội được học hỏi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, phương pháp đào tạo: góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời khích lệ tinh thần say mê học tập, làm việc, phát huy tư duy sáng tạo, sự tự tin của giảng viên và sinh viên. Qua đó, khơng ngừng mở rộng mối quan hệ với các đối tác quốc tế, tăng cường trang thiết bị phục vụ đào tạo và khai thác các cơ hội tập huấn, tham gia hội nghị, liên hoan sân khấu, liên hoan phim nước ngoài cho đội ngũ giảng viên và sinh viên.
Trên thực tế, hoạt động hợp tác quốc tế trong các trường nghệ thuật nói chung và trường SKĐA Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vẫn cịn một số hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng. Các chương trình hợp tác cịn thiếu đa dạng, thời gian ngắn, kinh phí cịn rất hạn hẹp. Bảng phụ lục 9 cho thấy có 45% giảng viên và 26,6% sinh viên được khảo sát đánh giá hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghệ thuật giữa các trường nghệ thuật trong và ngoài nước chưa được mở rộng.