Sinh viên nghệ thuật với tư chất nghệ sỹ và đã định hướng tương lai cho mình bằng việc thi vào các trường nghệ thuật. Sinh viên nghệ thuật khi lựa chọn thi và học tập trong các trường nghệ thuật phần lớn là để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và sự u thích đặc biệt của mình về một lĩnh vực nghệ thuật. Những tình cảm như vậy đã được hình thành ở sinh viên từ trước khi các em vào học nhà trường, bởi vì ngay từ khi cịn nhỏ trong gia đình, học các cấp học phổ thơng, các em đã được tiếp xúc và giáo dục với rất nhiều tác phẩm nghệ thuật. Các tác phẩm nghệ thuật là sự đối tượng hoá, là kết tinh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng người nghệ sĩ. Khi sinh viên nghệ thuật thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, họ là người giải mã cảm xúc được người nghệ sỹ thể hiện trong tác phẩm. Cảm thụ tác phẩm nghệ thuật là quá trình diễn ra một cách tự nhiên khi sinh viên nghệ thuật tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật. Từ bên trong, sinh viên đưa mình vào tác phẩm nghệ thuật, họ nhập nó vào cảm xúc này hay cảm xúc khác đang dần dần hình thành trong tâm hồn họ. Đến một thời điểm nào đó trong q trình tiếp xúc này, với những xúc cảm có trong tác phẩm cùng xúc cảm của chủ thể gặp được nhau và tạo ra những khoái cảm thẩm mỹ, làm cho sinh viên nghệ thuật cảm nhận sâu sắc nhất, tinh tế nhất nội dung của tác phẩm nghệ thuật. Quá trình cảm thụ tác phẩm nghệ thuật là một quá trình diễn biến, phát triển nhu cầu thẩm mỹ, trong đó quan trọng nhất là hình thành tình cảm thẩm mỹ của sinh viên nghệ thuật đối với tác phẩm nghệ thuật, từ đó hình thành khả năng sáng tạo nghệ thuật và khả năng tham gia hoạt động nghệ thuật.
Phương thức hoạt động cơ bản của sinh viên nghệ thuật là học tập lý thuyết và thực hành sự điều khiển của giáo viên và các nghệ sỹ, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến chuyên ngành nghệ thuật tương lai của mình. Hệ thống tri thức mà sinh viên nghệ thuật tiếp nhận ở nhà trường bao gồm: tri thức cơ bản, tri thức cơ sở của chuyên ngành, tri thức chuyên ngành, cùng với hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng về một lĩnh vực nghệ thuật nhất định nào đó.
Là sinh viên các trường có chức năng đào tạo cán bộ nghệ thuật trên các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh và truyền hình, nhiếp ảnh, múa, thiết kế mỹ thuật, cho nên sinh viên các trường nghệ thuật cũng có nhiều đặc điểm khác với sinh viên các trường đại học khác. Nếu sinh viên ở một số trường khoa học tự nhiên và xã hội chỉ cần học tốt kiến thức trong giáo trình là đã có được một kết quả tương đối khả quan thì với sinh viên các trường nghệ thuật, đó mới chỉ là bắt đầu. Để đạt được kết quả học tập mong muốn, hoàn thành tốt các bài tập được giao và tích cực tham gia các hoạt động sáng tác, sinh viên phải thể hiện năng lực sáng tạo nghệ thuật của mình.
Muốn vậy, khi tiến hành hoạt động học tập, sinh viên nghệ thuật khơng chỉ phải có năng lực nhận thức thông thường mà cần tiến hành hoạt động nhận thức trên cơ sở khả năng tư duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao để hình thành nên phong cách nghệ thuật của bản thân. Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi và chỉ khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục của bản thân. Luật giáo dục đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” [127, tr.12].
Trong quá trình học tập, sinh viên và đặc biệt là sinh viên nghệ thuật tự mình chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của chuyên ngành nghệ thuật tương lai và có tiềm năng vươn lên thích ứng với những yêu cầu trước mắt và lâu dài do thực tiễn xã hội đề ra. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy, sinh viên nghệ thuật khơng luyện tập một cách máy móc theo ngun mẫu hình tượng nghệ thuật (chẳng hạn như vai mẫu trong sân khấu) mà phải thực sự tự rèn luyện, tự thực hành để có thể nắm bắt được những yêu cầu cơ bản của chuyên ngành và sáng tạo cách diễn, cách thể hiện mới những hình tượng nghệ thuật.
Do bản thân sinh viên đã có sự u thích trong lĩnh vực nghệ thuật mà họ theo học, nên sinh viên nghệ thuật cũng rất tự giác trong việc luyện tập nghề
nghiệp. Sinh viên nghệ thuật phải tự tạo cho mình niềm vui và say mê trong học tập và rèn luyện. Có được niềm vui và sự say mê sẽ gặt hái được kết quả tốt hơn rất nhiều. Niềm vui và sự say mê chỉ có được khi tiếp nhận thành cơng kiến thức mới, một kỹ năng mới trong việc học tập và rèn luyện nghiêm túc.
Sự luyện tập trong các các lĩnh vực nghề nghiệp đòi hỏi rất khắc nghiệt, đặc biệt như các lĩnh vực múa, diễn viên sân khấu, điện ảnh, kịch hát dân tộc, âm nhạc, hội họa. Trong các loại hình nghệ thuật, có lẽ khơng một bộ mơn nào địi hỏi diễn viên phải hội đủ nhiều tiêu chuẩn khắt khe như múa. Để trở thành diễn viên chuyên nghiệp phải có một thời gian dài học múa với chế độ tập luyện, ăn uống khắc nghiệt.
Sự tự luyện tập của sinh viên nghệ thuật còn được thể hiện trong những hoạt động nghệ thuật trong nhà trường và xã hội. Trong các dịp nhà nước, thành phố và các địa phương tổ chức các lễ hội lớn, sinh viên nghệ thuật đều là lực lượng tham gia chính. Chính những lần tham gia vào các hoạt động nghệ thuật đó đã giúp sinh viên nghệ thuật có mơi trường rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, gắn lý thuyết học trong nhà trường với thực tiễn xã hội. Các dịp tham gia như vậy, sinh viên nghệ thuật cịn có điều kiện thực tiễn để rèn luyện kiến thức và tích lũy vốn sống, kinh nghiệm tham gia các hoạt động nghệ thuật.
Kết luận chƣơng 2
Nghệ thuật là hình thái cao nhất của quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. Với đặc trưng nhận thức và phản ánh hiện thực bằng hình tượng, nghệ thuật mang những chức năng cao quý, tác động vào nhận thức và tình cảm con người một cách đặc biệt. Người nghệ sĩ tham gia hoạt động sáng tạo nghệ thuật là hoạt động tích cực để cải biến tự nhiên, hồn thiện xã hội và nâng cao năng lực xúc cảm cho con người. Người nghệ sỹ sáng tác trước hết vì rung động thẩm mỹ trước cuộc đời và muốn tạo ra những cái đẹp mới chưa từng tồn tại trong hiện thực trên cơ sở phản ánh tồn vẹn cái cũ. Từ đó, u cầu người nghệ sỹ phải kết hợp được trong bản thân mình khơng chỉ năng lực nhận thức, mà cả năng lực biểu hiện, khơng chỉ trí tuệ, mà cả tình cảm, khơng chỉ óc phân tích, khả năng tư duy lơgic, mà cả các năng lực cảm xúc, tưởng tượng, trực giác. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, năng lực sáng tạo nghệ thuật là một tập hợp các thuộc tính tâm, sinh lý giúp cho cá nhân có khả năng sáng tạo những giá trị nghệ thuật cao trong cuộc sống.
Sinh viên nghệ thuật là những sinh viên đang học tập và rèn luyện một lĩnh vực hoạt động nghệ thuật dưới mái trường đại học, cao đẳng hay trung cấp nghệ thuật và khi tốt nghiệp ra trường là tham gia vào các tổ chức hoạt động nghệ thuật ngoài xã hội. Những yêu cầu của thời đại về sự phát triển văn học nghệ thuật, sự biến đổi của những chuẩn mực đánh giá nghệ thuật trong xã hội với những xu hướng nêu trên, và yêu cầu của các lĩnh vực nghệ thuật đòi hỏi các trường nghệ thuật cần nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên nghệ thuật ở nước ta hiện nay.
Nâng cao năng lực sáng tạo cho sinh viên các trường nghệ thuật là quá trình tác động biện chứng, hợp quy luật của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan làm cho các phẩm chất tâm, sinh lý, tri thức, kỹ năng, phương pháp khơng ngừng được bổ sung và hồn thiện giúp cho sinh viên có khả năng sáng tạo những giá trị nghệ thuật cao trong cuộc sống. Việc nâng cao năng lực sáng
tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay chịu sự tác động bởi các điều kiện khách quan, được thể hiện rõ nét trong nhận thức và hoạt động giáo dục nghệ thuật có tính mục đích, có tính thực tiễn và tính khoa học cao. Trong số những yếu tố tác động kể trên phải kể đến chất lượng nguồn tuyển sinh, hoạt động giáo dục trong nhà trường, mơi trường văn hóa nghệ thuật xã hội và sự tự nỗ lực rèn luyện của bản thân người sinh viên.
Việc nhận thức đúng thực chất và những yếu tố tác động đến quá trình nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật là cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra; đồng thời đề xuất quan điểm, giải pháp phù hợp làm cho quá trình này diễn ra một cách nhanh chóng, kịp thời nâng cao chất lượng đào tạo những nghệ sĩ có khả năng sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật cao trong cuộc sống.
Chƣơng 3