Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 27)

đặt ra trong việc nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trƣờng nghệ thuật ở Việt Nam

Về đối tượng sinh viên: Ở Việt Nam, đối tượng sinh viên cũng đã được

các cơ quan chức năng như Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Viện nghiên cứu Thanh niên, các trường đại học, cao đẳng và các tổ chức thế giới như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)… chọn làm đối tượng nghiên cứu. Các cơng trình nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức này đã đề cập tới vấn đề lý luận và thực tiễn căn bản liên quan tới sinh viên. Với mục đích nghiên cứu và góc độ nghiên cứu khác nhau, những cơng trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập tới lối sống, đạo đức của sinh viên hiện nay như Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều

kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ Triết học của

Hồng Anh [2] ; Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều

kiện kinh tế thị trường do Thái Duy Tuyên chủ biên [151]; Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay của tác giả Phạm Đình Nghiệp [112]; Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của tác giả Trần Sỹ Phán [119]; v.v. Và gần đây nhất,

Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra chỉ thị số 2516/BGD&ĐT ngày 18/05/2007 về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh” trong ngành giáo dục. Có thể nói, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên từ lâu đã được quan tâm và trong giai đoạn hiện nay, vấn đề lại càng phải được quan tâm nhiều hơn nữa.

Về thực trạng năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên nghệ thuật

Hội nghị khoa học của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã tổ chức Hội nghị với chủ đề Văn hóa với thanh niên, thanh niên với văn hóa vào năm

2002. Các chuyên khảo của các nhà khoa học, nhà quản lý và giáo dục đã tập trung bàn về thực tiễn hoạt động văn hóa nói chung, hoạt động sáng tạo nghệ thuật của thanh niên, sinh viên ở nước ta hiện nay. Các số liệu được công bố trong các chuyên khảo đã cho thấy thực trạng, sự biến đổi và sự phát triển của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng với các hoạt động sáng tạo văn hóa – nghệ thuật. Đây là cơ sở lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu về năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên nói chung và sinh viên các trường nghệ thuật nói riêng ở nước ta giai đoạn hiện nay.

Luận án “Rèn luyện bản lĩnh biểu diễn cho học sinh, sinh viên nhạc cụ cổ

điển phương Tây” của tác giả Nguyễn Bích Vân bảo vệ năm 2010 [158]. Trong

luận án, tác giả cho rằng, đối với nghệ thuật biểu diễn âm nhạc có sự liên quan chặt chẽ tới các yếu tố gắn liền với tâm sinh lý con người. Đối với sinh viên, mặc dù đã được đào tạo cẩn thận, đã luyện tập chăm chỉ, nhưng khi ra biểu diễn tại nơi đơng người, tại các sân khấu lớn, vẫn có em chưa đạt được sự an toàn về kỹ thuật cũng như sự thể hiện tốt những cảm xúc âm nhạc. Muốn rèn luyện bản lĩnh biểu diễn, trước tiên sinh viên phải có năng lực biểu diễn tốt. Từ đó, họ mới có thể xây dựng cho mình một nền tảng kỹ thuật vững chắc, một khả năng thể hiện âm nhạc phong phú. Sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật sẽ tăng cường tâm lý tự tin, củng cố ý chí cho các em khi ra biểu diễn. Các em còn phải rèn luyện cả về mặt kiến thức và kỹ thuật để thể hiện tốt nội dung của tác phẩm, phong cách âm nhạc

tác giả, tác phẩm qua các thời đại. Đây chính là cơ sở để người nghệ sĩ tương lai có sự độc lập,sáng tạo trong học tập và biểu diễn, từ đó dẫn tới sự hấp dẫn và thuyết phục thính giả trong nghệ thuật biểu diễn.

Cũng theo tác giả luận án này, vai trò của người thầy là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo các thế hệ nghệ sĩ tương lai, những người có bản lĩnh biểu diễn vững vàng, những nghệ sĩ tài năng cho đất nước. Người thầy đã, đang và sẽ phải không ngừng học tập, nghiên cứu, đổi mới và nâng cao phương pháp sư phạm để hướng dẫn, dìu dắt cho sinh viên có phương pháp học tập, nghiên cứu, biểu diễn một cách khoa học. Bên cạnh những yêu cầu về năng khiếu âm nhạc, sinh viên cịn cần được gia đình, nhà trường và xã hội tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hình thành năng lực biểu diễn và rèn luyện bản lĩnh biểu diễn. Việc rèn luyện bản lĩnh biểu diễn cho sinh viên bao gồm các yếu tố như việc rèn luyện cho các em có ý chí, sự say mê trong học tập và biểu diễn, tạo cho các em sự chủ động, sự tự tin và ý thức sáng tạo trong nghệ thuật biểu diễn âm nhạc. Muốn rèn luyện bản lĩnh biểu diễn, việc đổi mới quy trình đào tạo là một vấn đề mang tính tất yếu, khách quan. Việc rèn luyện bản lĩnh biểu diễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ở mặt bằng chung cũng như trong đào tạo tài năng đỉnh cao, đào tạo nghệ sĩ hồ tấu thính phịng và giao hưởng trình độ cao. Việc tăng cường yếu tố thực hành giúp cho sinh viên làm quen với các mơi trường biểu diễn khác nhau có vai trị rất quan trọng đối với các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)