Mơi trường văn hóa nghệ thuật xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 67 - 71)

Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, đường lối văn hoá được Đảng ta xác định là xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bối cảnh đầy biến động của tình hình trong nước

của xã hội nói chung, cơng tác đào tạo trong các nhà trường nghệ thuật nói riêng. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật ngồi xã hội rất phong phú, đa dạng, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của sinh viên các trường nghệ thuật. Sinh viên nghệ thuật do đặc thù hoạt động học tập chủ đạo và sự say mê của mình mà cần được tiếp xúc nhiều các tác phẩm văn học nghệ thuật. Nghệ thuật là một bộ phận hữu cơ của văn hóa con người nên khi tái hiện cuộc sống, nghệ thuật đã lựa chọn những sự kiện, những vấn đề quan trọng có ý nghĩa nhân sinh đối với con người. Âm nhạc có khả năng tác động đến thính giác, nó đưa lại sự cảm thụ thẩm mỹ sâu sắc qua thế giới âm thanh. Hội họa tác động mạnh mẽ đến thị giác qua màu sắc, đường nét, hình khối do đó có tác động đến tình cảm thẩm mỹ thơng qua sự nhìn, sự thấy. Nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật ứng dụng trang trí có ảnh hưởng hàng ngày tới việc hình thành thị hiếu thẩm mỹ. Sân khấu và điện ảnh thuộc loại hình nghệ thuật tổng hợp. Cơ sở của chúng là các tác phẩm văn học. Kịch bản sân khấu và kịch bản điện ảnh đóng vai trị quyết định trong phương hướng tư tưởng, trong tính chân thực của việc phản ánh cuộc sống ở vở diễn và bộ phim. Mặc dầu chúng có những phương tiện thể hiện đặc trưng khác nhau, nhưng cả hai loại đều có sự kết hợp của các nghệ thuật biểu diễn, tạo hình, biểu hiện. Do đó, sân khấu, điện ảnh đều là những phương tiện quan trọng nhất để hình thành nhu cầu, thị hiếu, tình cảm, lý tưởng, phong cách sáng tạo cho sinh viên nghệ thuật.

Sinh viên nghệ thuật với tư chất đặc biệt của mình tiếp thu một cách nhanh chóng những hình tượng được thể hiện thơng qua tác phẩm nghệ thuật: bắt chước những điệu hát được nghe, bắt chước các kiểu quần áo và điệu bộ đã được thấy ở những nhân vật trong phim và trên sân khấu, vận dụng vào sinh hoạt hàng ngày những câu do nhà thơ viết lên, những cách nói lấy từ những tác phẩm văn học

Nhà trường cùng kết hợp với nhiều cơ quan, tổ chức tham gia giáo dục sinh viên như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các tổ chức đoàn thể xã hội. Việc xã hội hóa này vừa mang tính định hướng cao trong nhận thức thẩm mỹ cho sinh

viên nghệ thuật, vừa đấu tranh loại bỏ các suy nghĩ, hành động phi thẩm mỹ, lệch lạc hình thành ở họ do những ảnh hưởng xấu của xã hội. Năng lực sáng tạo nghệ thuật phụ thuộc vào bản thân cá nhân nhưng nó lại nảy nở và phát triển trong mơi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Do đó để nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên trong các trường nghệ thuật cần có sự gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội để đạt được hiệu quả cao nhất của giáo dục.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đưa ra mục tiêu tổng quát là:

“Đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [34, tr 76]. Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật đã đạt đến một

trình độ mới làm tiền đề cho những nhu cầu thưởng thức và sáng tạo các thành tựu văn hóa phát triển. Trong cuốn sách Dự báo thế kỷ XXI, các nhà bác học đã đưa ra nhiều dự báo về sự thay đổi trên phạm vi tồn thế giới về kinh tế, chính trị, xã hội và cả sáng tạo văn học nghệ thuật. Có một số loại hình nghệ thuật sẽ phát triển trong tương lai như: xu thế văn học điện tử; xu thế sáng tác âm nhạc bằng máy vi tính; xu thế điện ảnh là sự kết hợp chặt chẽ của điện tử, truyền hình và máy vi tính tạo nên một thế giới mới của văn hóa nghệ thuật… Các xu thế này đòi hỏi các chủ thể khi tham gia thưởng thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị nghệ thuật phải vượt qua giới hạn chun mơn khép kín của mình để có kiến thức tổng hợp và liên ngành, am hiểu và vận dụng các quy luật của thị trường để kích thích tính năng động sáng tạo trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng, phong phú của xã hội. Các giá trị nghệ thuật mới hình thành là do sự biến đổi mạnh mẽ, đa chiều của thực tiễn đời sống xã hội và đặc biệt là nhờ có các định hướng và giải pháp phát triển văn hóa nghệ thuật mới xuất hiện trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà

bản sắc dân tộc đã xác định: Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng sâu sắc trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

Sinh viên các trường nghệ thuật ở nước ta hiện nay có thể xuất thân từ nhiều miền quê, thành phần khác nhau, nhưng đều được sinh hoạt và học tập trong mơi trường văn hóa phát triển của các thành phố hoặc trung tâm các tỉnh thành lớn. Tại đây, ảnh hưởng của các giá trị văn hóa nghệ thuật tác động trực tiếp tới sinh viên nghệ thuật bằng những con đường khác nhau. Các hình thức thể hiện nghệ thuật ngày càng trở nên phong phú, đa dạng hơn, hiện nay đã có nhiều loại hình nghệ thuật mới xuất hiện trên diễn đàn nghệ thuật trong nước (như nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn…) và ngày càng có nhiều loại hình mới sẽ xuất hiện. Tinh thần dân chủ, tự do trong sáng tạo cũng như trong thưởng thức tác phẩm nghệ thuật được tơn trọng và cởi mở. Nhờ đó mà nhiều thành tựu mới trong các ngành kiến trúc, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, văn học, sân khấu, điện ảnh... được khẳng định, góp phần phát triển và làm sống động đời sống văn hóa, nghệ thuật ở nước ta. Nghệ thuật đương đại hướng tới tính chất của một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp giữa tính dân tộc và tính quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa ý thức và vơ thức v.v… Về hình thức thể hiện đã xuất hiện những tìm tịi, khám phá về thể loại, phong cách và phương pháp mới ở các thể loại nghệ thuật. Đặc biệt, việc sản xuất và tiêu dùng nghệ thuật cũng có những biến đổi quan trọng. Những tác phẩm nghệ thuật đã trở thành “hàng hóa” trong cơ chế thị trường với các quy trình cơng nghệ của sản xuất và tiêu dùng “hàng hóa”, theo đó sẽ kích thích sản xuất, sáng tạo nghệ thuật. Các hoạt động văn hóa ngày càng trở thành một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, không thể tách khỏi tác động của quy luật kinh tế. Trong điều kiện các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ thông tin và giao lưu quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ thì giới trẻ, và đặc biệt là sinh viên các trường nghệ thuật ngày càng có điều kiện tiếp cận nhiều nền văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)