Nghệ thuật phản ánh toàn bộ thế giới hiện thực có ý nghĩa đối với đời sống của con người, mang tư tưởng, tình cảm, khát vọng của con người. Nghệ thuật khác với các hình thái ý thức khác ở chỗ, nghệ thuật phản ánh thế giới bằng hình tượng mà nội dung chủ yếu của nó là một thế giới hình tượng do những nhà nghệ sĩ tạo nên, và khi công chúng thưởng thức nghệ thuật cũng là thưởng thức các hình tượng phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật. Vì thế khi nói đến nghệ thuật tức là nói đến phạm trù hình tượng. Nghĩa rộng nhất của phạm trù hình tượng nghệ thuật dùng để chỉ đặc điểm chung về phương thức phản ánh đời sống của tất cả các loại hình nghệ thuật, để phân biệt nghệ thuật với khoa học và các hình thái ý thức xã hội khác. Hình tượng nghệ thuật được biểu hiện qua nhiều cấp độ khác nhau – đó là cấp độ vật chất, cấp độ tâm lý và cao hơn cả là cấp độ tư tưởng.
Mỗi hình tượng nghệ thuật đều tồn tại thông qua những phương tiện vật chất cụ thể như: ngôn ngữ (văn học), màu sắc (hội họa), âm thanh (văn học)…nếu khơng được “vật chất hóa” bởi những vật liệu này thì hình tượng
sống khác nhau được biểu hiện gắn liền với những tình cảm, cảm xúc nghệ thuật. Tuy nhiên, người nghệ sĩ khi xây dựng hình tượng nghệ thuật khơng chỉ dừng lại ở mục đích truyền đạt lại cho người đọc, người nghe, người xem những tình cảm, cảm xúc của mình về đời sống mà hơn thế nữa, họ muốn gửi gắm trong đó những thơng tin về cuộc sống, những quan niệm, tư tưởng về cuộc sống. Con người cảm thụ, thưởng thức nghệ thuật cũng thơng qua những biểu hiện của hình tượng nghệ thuật mà khám phá ra những chân lý của cuộc sống. Đây chính là cấp độ biểu hiện cao nhất của hình tượng – cấp độ tư tưởng, quan niệm nghệ thuật. Cấp độ này khơng biểu hiện ở những hình tượng cụ thể, đơn lẻ, mà chỉ bộc lộ trong hệ thống hình tượng mang tính chỉnh thể, đó là tồn bộ tác phẩm nghệ thuật.
Như vậy, hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật nhằm phản ánh cuộc sống một cách sáng tạo, bằng những hình tượng sinh động, cảm tính, cụ thể như bản thân đời sống, thơng qua đó nhằm lý giải, khái quát về cuộc sống gắn liền với một ý nghĩa tư tưởng, cảm xúc nhất định, xuất phát từ lý tưởng của nghệ sỹ .
Trong một tác phẩm nghệ thuật có nhiều hình tượng. Các hình tượng ấy khơng tồn tại đơn lẻ mà được đan kết với nhau thành một hệ thống mang tính chỉnh thể bao gồm cả hai mặt nội dung và hình thức. Đó là hai phương diện chủ yếu biểu hiện giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cả hoạt động sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật.
Nghệ sỹ sáng tạo ra một thế giới đời sống cụ thể, sinh động, thơng qua đó mà biểu đạt sự lý giải, sự đánh giá bằng cảm xúc, tư tưởng của mình đối với cuộc sống. Vì thế, nội dung của tác phẩm bao gồm nhiều phương diện, nhiều cấp độ khác nhau, mà biểu hiện đầu tiên trực tiếp nhất là đề tài. Đề tài là đối tượng miêu tả, là sự phản ánh trực tiếp những thế giới đời sống khác nhau trong tác phẩm. Trong khi phản ánh cuộc sống, bao giờ tác giả cũng bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với hiện thực thơng qua việc tác giả, chú ý, tô đậm, khắc sâu, làm nổi bật những tính cách, những phương diện, những quan hệ mà anh ta
qua sự phản ánh cuộc sống đó, tác giả thể hiện thái độ, sự đánh giá của mình về cuộc sống. Sự đánh giá này thường bộc lộ bằng cảm hứng khẳng định hay phủ định, ca ngợi hay phê phán xuất phát từ một thế giới quan và một lý tưởng thẩm mỹ nhất định. Sự đánh giá cuộc sống đó mang tính tư tưởng – đó là cấp độ biểu hiện cao nhất của nội dung tác phẩm – cấp độ quan niệm nghệ thuật (còn gọi là ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm).
Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở của một loại chất liệu nào đó (ngơn từ, màu sắc, gỗ đá, âm thanh…). Ngồi chất liệu, hình thức của tác phẩm phải được xây dựng từ thủ pháp, phương tiện nghệ thuật. Các yếu tố trên phải được tổ chức, liên kết thành một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh, chi phối lẫn nhau, và chuyển tải được nội dung tác phẩm. Hình thức của tác phẩm nghệ thuật là một chỉnh thể thẩm mỹ tồn tại sinh động, cụ thể, khơng lặp lại, trong đó bao gồm nhiều yếu tố phụ thuộc và quy định lẫn nhau nhằm mục đích bộc lộ một nội dung cụ thể, xác định. Quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm nghệ thuật là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó, hình thức là biểu hiện của nội dung, phải phù hợp với nội dung. Sự phù hợp này cũng chính là tiêu chí để đánh giá hình thức tác phẩm nghệ thuật.
Như định nghĩa trên đã phân tích, nghệ thuật là hình thái biểu hiện cao nhất mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, do vậy, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, nghệ thuật có mối quan hệ đặc biệt đối với cái đẹp. Nghệ thuật là hình thái cao nhất của sự đồng hóa hiện thực bằng thẩm mỹ, là nơi mà những quy luật của cái đẹp được thể hiện một cách tập trung và điển hình nhất. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của nghệ thuật. Trong tác phẩm nghệ thuật, cái đẹp bộc lộ trên cả nội dung và hình thức. Về nội dung, một tác phẩm nghệ thuật là đẹp khi nó phản ánh một cách chân thật cái đẹp của tự nhiên, đời sống xã hội và bản thân con người trong hiện thực cuộc sống. Vẻ đẹp dễ nhận thấy nhất trong tác phẩm nghệ thuật chính là một chỉnh thể thẩm mỹ sinh động và độc đáo được thể hiện thông qua hình thức của tác phẩm.
Một tác phẩm nghệ thuật chỉ thực sự đẹp khi một nội dung đẹp được biểu hiện bằng một hình thức nghệ thuật hồn mỹ.
Nghệ thuật xây dựng tình cảm và nói đến nghệ thuật là nói đến quy luật riêng của tình cảm. Cùng với khoa học, nghệ thuật có nhiệm vụ giúp con người
nhận thức về thế giới, về con người và đời sống. Nhưng nếu như khái niệm khoa học là kết quả của lý trí thì hình tượng nghệ thuật lại có sự thống nhất của hai yếu tố: lý trí và tình cảm. C.Mác viết: Con người khẳng định mình trong thế giới
vật thể khơng chỉ bằng tư duy mà cịn bằng tất cả cảm xúc. Ðiều này được bộc lộ đặc biệt rõ ràng trong nghệ thuật. Nghệ thuật vận dụng các quy luật của tình cảm để phản ánh cuộc sống. Nghệ thuật tác động mạnh mẽ đến tình cảm của con người. Hình tượng nghệ thuật vừa thức tỉnh lý trí vừa làm rung động trái tim. Hai mặt thức tỉnh và rung động này của nghệ thuật hòa quyện vào nhau. Từ rung động mà thức tỉnh càng thức tỉnh càng rung động hơn. Giá trị thức tỉnh của hình tượng nghệ thuật to lớn bao nhiêu là do sức rung động mãnh liệt bấy nhiêu. Ðối với nghệ thuật, khơng thể nói giá trị nhận thức to lớn mà lại không gắn liền với một tình cảm mạnh mẽ được. Thậm chí giá trị nhận thức của nghệ thuật chỉ có thể có được khi nghệ thuật đó tác động vào tình cảm con người. Do vậy, hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là kết quả của tỉnh cảm chín muồi của nghệ sĩ trước những vấn đề đời sống. Nghệ sĩ phải có tình cảm với cuộc sống, rồi những hình bóng của đời sống- hình tượng do nghệ sĩ tạo nên thắm đượm tình cảm và tình cảm đó lây lan qua người thưởng thức tác phẩm nghệ thuật.
Một đặc trưng nữa của nghệ thuật là tính phong phú của các loại hình nghệ thuật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm rằng, sự phong phú của các loại hình nghệ thuật xuất phát từ đặc điểm của bản thân hiện thực và tính độc đáo của hình thức mà con người sử dụng để chiếm lĩnh hiện thực, vào sự phong phú của các giác quan thẩm mỹ, vào chất liệu cơ bản của hình tượng nghệ thuật, vào đối tượng chủ yếu của sự phản ánh. M. Cagan trong Hình thái học của nghệ thuật đã định nghĩa: “Loại hình nghệ thuật là cái phương thức cụ thể của sự chiếm hữu
thế giới bằng nghệ thuật ở đấy một tín hiệu nghệ thuật nào đó (miêu tả, khơng miêu tả, pha trộn) được thể hiện và được khúc xạ trên cái cơ sở báo hiệu, cơ sở này là bị quy định bởi tính chất của những đặc điểm tâm lý của tài liệu được sử dụng” [14, tr. 440]. Dựa trên những đặc điểm phản ánh bằng ngôn ngữ nghệ thuật chung giống nhau và tính riêng biệt của các loại hình nghệ thuật trong hoạt động sáng tạo lẫn khả năng tác động của nó đến cơng chúng nghệ thuật, con người phân thành các nhóm nghệ thuật khác nhau.
Nhóm loại hình khơng gian và thời gian: Nhóm nghệ thuật này căn cứ theo tiêu chí bản thể tĩnh – động bởi năng lực thẩm mỹ của con người về thị giác và thính giác. Nhóm nghệ thuật khơng gian bao gồm: kiến trúc – trang trí, hội họa – đồ họa, nhiếp ảnh nghệ thuật, mỹ thuật cơng nghiệp. Đây là nhóm nghệ thuật tạo hình hay nghệ thuật tĩnh nhằm diễn đạt sự vật một cách cụ thể - theo nghĩa nhìn thấy được trước mắt và đứng im. Hình tượng nghệ thuật được xây dựng theo ấn tượng thị giác, phù hợp với sự hấp dẫn của cảm thụ thị giác của con người. Nhóm nghệ thuật thời gian bao gồm: âm nhạc, múa, văn chương. Đặc điểm chung của nhóm nghệ thuật này là diễn đạt sự biến đổi và phát triển, diễn đạt được tính q trình của tâm trạng và hành động của nhân vật thơng qua nghệ sĩ biểu hiện. Chính vì vậy, từ phương thức xây dựng hình tượng đến cấu trúc tác phẩm theo nguyên tắc quá trình và phát triển của quy luật thời gian.
Nghệ thuật tổng hợp: Sân khấu và điện ảnh. Hai loại hình nghệ thuật này
sử dụng khả năng và phương tiện của tất cả các bộ mơn nghệ thuật cịn lại, là kết quả sáng tạo của tác giả, kịch bản, đạo diễn, diễn viên, họa sĩ, hóa trang, ánh sáng, người quay phim...Tuy gần gũi nhau nhưng sân khấu và điện ảnh vẫn khác biệt nhau về khả năng phản ánh cuộc sống. Ít hạn chế hơn về khơng gian và thời gian, điện ảnh có khả năng trình bày cuộc sống phong phú, nhiều mặt hơn sân khấu. Điện ảnh phản ánh toàn diện, bao quát các hoàn cảnh đời sống, cảnh vật thiên nhiên, thể hiện trực diện bản thân quá trình vận động, phát triển của hiện thực khách quan. Ngược lại, sân khấu lại có năng lực tập trung chú ý của người
xem vào thế giới nội tâm của nhân vật, vào những biểu hiện tinh vi của tình cảm, tư tưởng. Nghệ thuật sân khấu thích hợp một khơng gian nhỏ mà khơng thích hợp với những cảnh lớn đơng người như điện ảnh, thời gian trình diễn khơng dài, các sự kiện của sân khấu địi hỏi phải súc tích, ngắn gọn. Điện ảnh đời hơn sân khấu mà một trong những lý do là diễn xuất của diễn viên thiếu đi sự tiếp xúc trực tiếp, trực diện của diễn viên tới người xem nhằm mang lại sự lôi cuốn hấp dẫn và sức mạnh cho vở diễn.
Tóm lại, có rất nhiều căn cứ để phân chia các loại hình nghệ thuật. Mỗi loại hình nghệ thuật đều tồn tại trong những quy luật riêng, đều có tiếng nói đặc thù, đặc trưng ngơn ngữ của nó làm phong phú đời sống thẩm mỹ của con người. Mặc dù vậy, dù dựa trên căn cứ nào thì sự phân loại những loại hình nghệ thuật cũng chỉ có tính chất tương đối mà thơi. Vì sự tồn tại của mỗi loại hình nghệ thuật đều mang tính quy luật chung, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ giữa các loại hình nghệ thuật thể hiện khá rõ trong sân khấu và điện ảnh. Tuy nhiên, việc phân chia các nhóm loại hình nghệ thuật cũng rất cần thiết để thấy rõ được khả năng biểu hiện và đặc trưng riêng của từng loại hình. Chính những đặc trưng riêng của từng loại hình nghệ thuật sẽ địi hỏi người nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực ấy có những phẩm chất sinh lý và tâm lý phù hợp để có thể sáng tác những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao trong cuộc sống.