Những cơng trình nghiên cứu về phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trƣờng nghệ thuật ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 30)

lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trƣờng nghệ thuật ở Việt Nam.

Tác giả B.E.Dakhava trong tác phẩm Nghệ thuật diễn viên [20] đã phân tích một cách khoa học những quy luật chủ yếu của sự sáng tạo của diễn viên và đạo diễn sân khấu, trên cơ sở đó tác giả nêu lên những nguyên tắc chủ yếu đào tạo diễn viên trong trường sân khấu. Tác giả cho rằng ở bất kỳ một trường sân khấu nào, đều có hai nhiệm vụ chủ yếu đối với mỗi học sinh. Đó là tạo nên một

nhân cách sáng tạo và khai thác phát triển cái nhân cách sáng tạo đó. Nhiệm vụ thứ nhất bao gồm sự giáo dục về tư tưởng, chính trị, về thẩm mỹ và về đạo đức kỷ luật cho người diễn viên tương lai (đào tạo thế giới quan, khiếu thẩm mỹ và bộ mặt đạo đức). Nhiệm vụ thứ hai chủ yếu là phần đào tạo trình độ kỹ thuật nghề nghiệp cho người diễn viên tương lai ấy. Các mơn học lý luận chính trị trong nhà trường sẽ giúp sinh viên có được thế giới quan đúng đắn, có khả năng phân tích và hiểu được những vấn đề phức tạp nhất của sinh hoạt xã hội và chính trị, của tâm lý con người và của nghề biểu diễn sân khấu.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của việc giáo dục nghề nghiệp là dạy diễn viên tự tạo lấy những điều kiện cần thiết để sáng tạo, phá bỏ những trở ngại về hình thức và nội tâm cản trở con đường dẫn tới sáng tạo hữu cơ, mở đường cho sự sáng tạo. Tác giả nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của người giảng viên dạy kỹ thuật diễn viên. Những giảng viên đó phải chịu trách nhiệm cả về sự tiến bộ tư tưởng và chính trị, về sự hình thành thế giới quan, đạo đức, về trình độ lý thuyết, về các thói quen và khả năng tiếp thu đối với các môn học phụ trợ và về kết quả thuộc tất cả các môn học khác của diễn viên.

Trên cơ sở nghiên cứu về sự phát triển của năng khiếu nghệ thuật, ảnh hưởng của môi trường xã hội, môi trường giáo dục, tác giả Trần Thanh Hiệp trong tác phẩm “Năng khiếu, tài năng và vấn đề tuyển chọn sinh viên điện ảnh” [49] đã nhấn mạnh sự lao động mê say, sự nỗ lực cá nhân của các năng khiếu và tài năng. Tác giả cho rằng, điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường nghệ thuật là chương trình đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đảm bảo cho giảng dạy và thực hành cho sinh viên, đội ngũ giảng viên và vấn đề quan trọng nhất là phải phát hiện được những năng khiếu phù hợp với các chuyên ngành nghệ thuật. Các trường nghệ thuật cần phải có nhận thức đúng về năng khiếu nghệ thuật và phải xây dựng được hệ tiêu chí xác định năng khiếu nghệ thuật, các thầy cô giáo nghệ sĩ cần có những đơi mắt xanh, tâm và tầm trong việc thực hiện những tiêu chí đó để có thể thực sự tuyển sinh được những năng khiếu nghệ thuật.

Luận án tiến sỹ Sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên

trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay [28] của Trần Việt Dũng đã phân tích những yếu tố làm cơ sở để nâng cao toàn diện năng lực sáng tạo của con người. Luận án đưa ra phương hướng nâng cao năng lực sáng tạo của con người, trên cơ sở 3 yếu tố (bao quát toàn bộ nội dung hoạt động sáng tạo): yếu tố thứ nhất, sự hình thành ý tưởng, lời giải của vấn đề; yếu tố thứ hai, động cơ thúc đẩy

chủ thể tiến hành hoạt động sáng tạo; yếu tố thứ ba, yếu tố vật chất và điều kiện vật chất của hoạt động sáng tạo).

Trên cơ sở đó, tác giả luận án đưa ra các phương pháp chung nhằm nâng cao năng lực sáng tạo của con người, bao gồm 9 phương pháp gộp thành 4 nhóm: nhóm phương pháp chung dựa trên sự hình thành ý tưởng, lời giải của vấn đề; nhóm phương pháp chung dựa trên động lực thúc đẩy chủ thể tiến hành hoạt động sáng tạo; nhòm phương pháp chung dựa trên yếu tố vật chất và điều kiện vật chất của hoạt động sáng tạo; nhóm phương pháp chung dựa trên cả ba yếu tố trên. Trong đó, giáo dục - đào tạo giữ vai trị đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của các cá nhân trong xã hội.

Trong thời kỳ đổi mới đất nước, đổi mới tư duy trên lĩnh vực văn hóa là một trong những chủ trương đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 16/7/1998, Đảng đưa ra Nghị quyết chuyên đề về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” khẳng định vai trị của văn

hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc và tương lai đất nước. Nghị quyết số 23 – NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật. Đối với sự nghiệp đào tạo văn hóa nghệ thuật, Nghị quyết đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật; Hồn thiện chương trình, nội dung, giáo trình...rà sốt, sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách đối với cơng tác đào tạo... Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài các năng khiếu, tài năng văn học, nghệ thuật...”. Cụ thể

hóa tinh thần của Nghị quyết, với mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo văn hóa nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 – 2020”được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt Đề án

tháng 7 năm 2011.

Mục tiêu của Đề án là nhằm đổi mới cơ bản và toàn diện hệ thống các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật, tạo sự đột phá và chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; Nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật và chuyên ngành đào tạo nhằm góp phần đưa sự nghiệp đào tạo văn hóa nghệ thuật từng bước hội nhập quốc tế.

Đề án cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ và những giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu chung nói trên. Trong các giải pháp mà đề án đưa ra như đổi mới phương pháp tuyển sinh, đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập theo hướng chuẩn hóa về chất lượng thông qua tác phẩm cụ thể; đánh giá q trình phát triển tài năng để sớm có biện pháp sàng lọc và áp dụng kịp thời những phương pháp đào tạo đạt chất lượng cao đều là những giải pháp cấp thiết, quan trọng để nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)