của hoạt động giáo dục nghệ thuật và nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật
Trong điều kiện diện tích của các trường nghệ thuật rất hạn chế, các trường đều được được xây dựng từ lâu, trong khi đó do nhu cầu đào tạo cán bộ nghệ thuật của xã hội rất lớn, số lượng sinh viên theo học tại các trường nghệ thuật cao hơn nhiều so với những năm trước đây, cho nên thực chất cơ sở vật chất của các trường nghệ thuật tuy có đầu tư, song so với yêu cầu đặc thù của công tác đào tạo tài năng và năng khiếu nghệ thuật vẫn còn nhiều bất cập, thiếu thốn, không thể đáp ứng đầy đủ cho công tác đào tạo. Bảng phụ lục 10 cho thấy có tới 36,5% giảng viên và 55,4% sinh viên được khảo sát đánh giá cơ sở vật chất trong các trường nghệ thuật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giáo dục nghệ thuật và nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật.
Phòng học nhỏ hẹp, phịng tập cho sinh viên sân khấu khơng đủ, phịng tập vẽ khơng đủ điều kiện về ánh sáng, phòng quay nội, ngoại, phịng kín để rửa ảnh...đều chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu học tập của sinh viên. Chẳng hạn như trường Đại học SKĐA thành phố Hồ Chí Minh, diện tích trường rất hẹp, các phịng học thiếu thốn, lại do đặc thù đào tạo nghệ thuật cần có nhiều phịng tập nhỏ dành cho số lượng ít sinh viên, nên sinh viên phải học hai ca trong một ngày, thậm chí để có phịng tập, phải học ngồi giờ buổi tối. Tình trạng đó cùng xảy ra ở các trường nghệ thuật khác. Phải học trong điều kiện như vậy, sinh viên rất căng thẳng, mệt mỏi, nên kết quả luyện tập không cao như khả năng của sinh viên.
Hệ thống thiết bị kỹ thuật và cơng nghệ thơng tin hiện có chưa được khai thác triệt để và có hiệu quả để phục vụ cơng tác hành chính, cơng tác giảng dậy, học tập và NCKH. Đặc biệt, vai trò của CNTT hỗ trợ cho việc đổi mới PPGD hiện nay ở các trường nghệ thuật hầu như không có. Hệ thống máy tính của trường tuy đã được nối mạng nội bộ và kết nối internet nhưng số lượng người truy cập rất ít. Các trường hàng năm đều có kế hoạch sửa chữa, bổ sung, mua sắm mới các thiết bị kỹ thuật và tin học nhưng do nguồn kinh phí bị hạn chế bởi
những khó khăn về kinh tế chung của cả nước, do vậy những trang thiết bị được đầu tư khơng đồng bộ, mang tính chắp vá, tạm thời.
Trong biên bản phỏng vấn sâu về ý kiến của sinh viên đối với cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo của nhà trường, sinh viên các trường nghệ thuật đều tỏ mong muốn có đủ điều kiện hơn nữa về phòng tập, về phòng quay, phòng chụp… Nếu nhà trường không đáp ứng đủ nhu cầu trên, sinh viên vẫn phải luyện tập để theo kịp chương trình học, nên phải bỏ tiền túi ra thuê ở bên ngoài, rất tốn kém. Một thực tế tồn tại không chỉ trong lĩnh vực đào tạo điện ảnh trong trường SKĐA mà còn cả trong hoạt động điện ảnh ngồi xã hội là khơng có trường quay, kể cả quay nội và quay ngoại đúng quy chuẩn. Các nhà làm phim, sinh viên điện ảnh đều phải tự lực tìm kiếm trường quay từ thuê nhà dân, các cảnh tự nhiên bên ngồi. Vấn đề đó tạo ra rất nhiều những bất cập trong đào tạo điện ảnh.
Một lý do thực tế là các giáo trình, sách tham khảo trong các chuyên ngành nghệ thuật rất ít, chủ yếu là do giảng viên dạy chuyên ngành cung cấp cho sinh viên, sinh viên phải tự đi tìm hiểu, mua hoặc photo để học. Một yêu cầu của đào tạo nghệ thuật như múa, kịch nói, điện ảnh là sinh viên phải xem rất nhiều tác phẩm nghệ thuật. Để đáp ứng nhu cầu này, chỉ có trường SKĐA Hà Nội có thư viện điện tử, nhưng hệ thống tài liệu lưu trữ dưới dạng CD –ROM, microfilm cũng còn rất hạn chế. Sinh viên phần lớn phải tự lên mạng, thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, rất vất vả và tốn kém.
Sinh viên nghệ thuật nhất là các chuyên ngành biểu diễn như múa, sân khấu, … rất cần được đi xem các buổi biểu diễn ngoài xã hội như các buổi ca nhạc múa, các buổi giao lưu với các nghệ sỹ, các vở diễn của các đoàn kịch….