Một số thành tựu cơ bản của năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên các trường nghệ thuật và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 96)

viên các trường nghệ thuật và nguyên nhân

3.1.1.1. Một số thành tựu cơ bản

Các phẩm chất năng khiếu bẩm sinh được cải biến rõ rệt

Sinh viên các chuyên ngành nghệ thuật đã được tuyển chọn thông qua các phần thi năng khiếu trong các kỳ thi tuyển sinh nên các phẩm chất của các giác quan của các em là rất khá và tốt. Bảng Phụ lục 8 cho thấy có 11% giảng viên và 32 % sinh viên đánh giá mức độ ảnh hưởng các phẩm chất năng khiếu bẩm sinh đối với năng lực sáng tạo nghệ thuật ở mức độ rất cao; có 68% giảng viên và 58% sinh viên đánh giá ở mức độ cao. Trong quá trình học tập và rèn luyện trong nhà trường các phẩm chất đó ngày càng được phát triển. Chẳng hạn đối với chuyên ngành diễn viên, tiếng nói được đánh giá là rất quan trọng. Trong các mơn thi năng khiếu, các thí sinh phải hát, đọc thơ để thể hiện chất giọng, cường độ giọng và sự biểu cảm khi nói và chỉ có thí sinh nào có tố chất tốt về giọng nói mới được lựa chọn. Trong q trình học các mơn học về kỹ thuật biểu diễn, kỹ thuật hát, kỹ thuật nói sinh viên được nghiên cứu kỹ về lý thuyết âm thanh và rèn luyện nội lực phát ra âm thanh một cách biểu cảm khi thể hiện hành động sân khấu. Kết quả của quá trình học tập, và sự tự rèn luyện của bản thân, sinh viên sân khấu có một giọng nói, giọng hát sân khấu tốt hơn hẳn so với giai đoạn tuyển sinh. Kết quả này được đánh giá thông qua các kỳ thi hết môn các môn học chun ngành và thơng qua vở diễn tốt nghiệp. Có những vở diễn sân khấu yêu cầu diễn viên nói khơng qua micro tăng âm, sinh viên trong giai đoạn thử

nghiệm đó đã đáp ứng rất tốt yêu cầu trên. Một phẩm chất được nâng cao rất đáng kể là trí nhớ của sinh viên nghệ thuật, sinh viên nghệ thuật có khả năng ghi nhớ tốt về vận động, xúc cảm hay hình ảnh. Những đặc điểm đẹp của đối tượng như phong cảnh, con người thường tạo ra những ấn tượng mạnh đối với sinh viên nghệ thuật, nếu như trước đây các ấn tượng đó chỉ được lưu giữ trong thời gian ngắn, thường dễ quên. Nhưng sau khi những kiến thức văn hóa, những kiến thức trong lĩnh vực nghề nghiệp tăng lên, tự sinh viên nghệ thuật đã chuyển khả năng ghi nhớ ngắn hạn, không chủ định đó sang trí nhớ dài hạn, có chủ định. Chẳng hạn, sinh viên sân khấu khi đã có ấn tượng với nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, giọng nói của con người trong cuộc sống, thì thường chủ định lưu giữ những hình ảnh đó để tái hiện lại khi phải tập một vai diễn nào đó.

Thị giác trong quan sát đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Nhờ sự sắc bén ngày càng được phát triển của thị giác mà sinh viên nghệ thuật dễ dàng nắm bắt được cái chỉnh thể, cái chi tiết của đối tượng về đường nét, màu sắc, độ chìm nổi, mức sáng tối, sự hài hoà, sự mất cân xứng... Tất cả các chi tiết đó sẽ được sinh viên nghệ thuật phân biệt và ghi giữ lại một cách có chủ định. Đối với chuyên ngành mỹ thuật, sinh viên tuyển chọn vào trường phía có năng khiếu vẽ và năng khiếu đó được thể hiện qua các bài thi năng khiếu. Về tư chất các em đều có thị giác tốt, có sự phân biệt tốt về các sắc độ của màu sắc. Các phẩm chất này được rèn luyện và nâng cao trong các môn học kỹ thuật hội họa và các chuyên ngành khác. Sự rèn luyện này giúp cho thị giác của các em ngày càng có độ nhạy cảm cao về màu sắc, trí nhớ về màu sắc cũng ngày càng được sâu đậm. Sự quan sát và nhận thức sự vật hiện tượng của sinh viên ngày càng trở nên tinh tế. Mỗi vật thể có những đặc điểm, thuộc tính và mầu sắc khơng giống nhau vì vậy cần có cảm nhận tốt những chi tiết đặc trưng nhất và thể hiện ở hình vẽ. Khả năng ghi nhớ tốt về màu sắc giúp cho sinh viên mỹ thuật có được khả năng pha màu để vẽ rất chân thực, giống như hiện thực.

Một chuyên ngành nữa cũng rất cần sự nhạy cảm cao về màu sắc, ánh sáng là nhiếp ảnh nghệ thuật. Khi thị giác của sinh viên nhiếp ảnh tốt thì mới có khả năng phân biệt, so sánh các sắc độ của màu sắc dưới điều kiện ánh sáng khác nhau. Trên cơ sở đó sinh viên có thể cài đặt chế độ chụp phù hợp để cho ra những bức ảnh có màu sắc chân thực nhất, giống nhất với màu sắc trong thực tế. Khả năng tư duy khoa học, tư duy hình tượng của sinh viên các chuyên ngành nghệ thuật đều được nâng lên trong quá trình học tập. Các chuyên ngành nghệ thuật thực chất đều là những ngành khoa học đặc biệt có tính liên ngành. Chun ngành quay phim, nhiếp ảnh cần có sự hiểu biết về tính chất vật lý của cấu tạo máy quay phim, máy ảnh, cơ chế hóa học của quy trình tráng phim, rửa ảnh. Chuyên ngành âm thanh ánh sáng liên quan rất nhiều đến cấu tạo vật lý, vận động cơ học của các máy móc. Tất cả những kiến thức này sinh viên được nghiên cứu học tập ở những khía cạnh cần thiết phục vụ cho hoạt động sân khấu, điện ảnh. Nhờ đó khả năng tư duy khoa học của sinh viên được nâng cao một cách đáng kể. Đối với những chuyên ngành như biên kịch, đạo diễn sân khấu điện ảnh cần sự hiểu biết xã hội khá rộng. Những kiến thức đó được giảng dậy trong các bộ môn kiến thức cơ bản, các môn liên ngành, chuyên ngành, các bộ mơn đó đưa ra những u cầu, gợi ý để tự bản thân sinh viên phát hiện ra những vấn đề mới và tự nghiên cứu những lĩnh vực kiến thức khác nhau. Chính nhờ đó khả năng tự nghiên cứu khoa học của sinh viên càng ngày được nâng lên.

Việc học tập đều bắt đầu từ nghiên cứu, phân tích những tác phẩm đích thực trong lĩnh vực nghệ thuật đó. Đến lượt mình, sinh viên trên cơ sở những kiến thức chuyên ngành mà mình đã được học tập, những kỹ năng kỹ xảo đã được rèn luyện ngày càng thuần thục, để khi có một ấn tượng quý giá nào đó trong cuộc sống, thì sinh viên có thể kết hợp tất cả những yếu tố đó để tạo nên sản phẩm nghệ thuật của mình. Khi sinh viên có khả năng phục hồi, tái hiện lại những kinh nghiệm đã có, thiết lập chúng theo một cơ cấu, một cấu trúc mới để tạo nên một hình tượng nghệ thuật. Như vậy khả năng tưởng tượng tái tạo của

sinh viên đã chuyển thành khả năng tưởng tượng sáng tạo, đó là một phẩm chất vô cùng quan trọng để sinh viên ngày càng nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật. Khả năng tưởng tượng cao kết hợp với những xúc cảm mới mẻ, sự rung động thực sự trước những hiện thực cuộc sống ngay trong những giai đoạn học tập đầu tiên trong nhà trường đã tạo cho sinh viên sáng tạo được những sản phẩm nghệ thuật thể hiện cái mới mang phong cách cá nhân, cá biệt có những tác phẩm nghệ thuật thực sự được đánh giá cao trong giới chuyên môn.

Sự say mê trong hoạt động nghệ thuật của sinh viên các trường nghệ thuật ngày càng được nâng cao

Trong bảng phụ lục 8, giảng viên đánh giá sự say mê rèn luyện nghệ thuật của sinh viên ở mức độ rất cao là 20% và 35% ở mức độ cao và chính sinh viên tự đánh giá hai mức độ rất cao và cao là 21,6% và 34%. Sinh viên khi thi vào trường nghệ thuật đều là những người dễ xúc động và nhạy cảm cao trước những cái đẹp trong cuộc sống do đó rất u thích các lĩnh vực nghệ thuật đã được tiếp xúc từ nhỏ. Sự say mê đó có thể chỉ được hình thành do thích thú trước những vẻ bề ngồi của hoạt động nghệ thuật. Khi vào học tập và rèn luyện, có những sinh viên trong những giai đoạn đầu đã rất chán nản vì khơng nghĩ việc luyện tập lại khó đến vậy. Khi vượt qua được những khó khăn ban đầu, được sự động viên, khích lệ của các giảng viên chuyên ngành và hiểu được cái đẹp thực sự trong sáng tác nghệ thuật thì sinh viên trở nên hăng say rèn luyện. Chẳng hạn, có những sinh viên nhiếp ảnh luôn mang máy ảnh theo người để khi chợt nhìn thấy những khoảnh khắc đẹp của các sự vật là có thể chụp được ngay, khi có điều kiện là đi thực tế sáng tác ngay, có những sinh viên mỹ thuật luyện tập vẽ miệt mài bất kỳ giờ nào trong ngày và cả đêm nữa. Sự say mê đó đem lại những cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, sự thôi thúc nội tâm khiến cho sinh viên phải tự nâng cao những kỹ thuật cần có trong lĩnh vực nghệ thuật để có thể thể hiện ra hình thức nghệ thuật. Cảm xúc nghệ thuật

được hình thành do những quan sát tinh tế những hiện tượng trong cuộc sống, nhận thức văn học tốt sẽ giúp người sinh viên nghệ thuật diễn tả thành công tinh thần, cảm xúc của bản thân trước những vấn đề của cuộc sống thơng qua những hình thức biểu hiện đặc thù của từng loại hình nghệ thuật. Những sinh viên nhiếp ảnh, khi có cơng cụ là máy ảnh trên tay, có được kỹ thuật sử dụng tốt, thì những tấm ảnh thể hiện sự lãng mạn bay bổng trong tâm hồn các em. Ví dụ như việc chụp hình ảnh chị nơng dân cấy lúa trên đồng trong thời tiết giá lạnh, có thể chỉ cần chụp lại hình ảnh hoạt động đó với bố cục, màu sắc chính xác thì người xem cũng cảm nhận sự vất vả của người nơng dân. Nhưng khi sử dụng một góc máy khác, hình ảnh chị nơng dân cấy lúa đó được nhìn qua một khóm hoa cải cúc trên bờ ruộng thì tự nhiên bức ảnh trở nên có hồn hơn, đẹp hơn, và người xem cảm nhận rõ tình yêu cái đẹp, tình yêu đối với hoạt động lao động của chính sinh viên đó. Sự lãng mạn trong tâm hồn của sinh viên được thể hiện ra bên ngồi thơng qua tác phẩm nghệ thuật của họ.

Trình độ văn hóa chung đã được nâng cao

Trong những năm gần đây, thí sinh được tuyển vào các trường nghệ thuật rất đa dạng về độ tuổi và trình độ. Đa số các em vừa mới tốt nghiệp phổ thơng, có số ít là thí sinh đã từng tốt nghiệp trường đại học và cao đẳng khác. Bộ phận những thí sinh đã tham gia hoạt động nghệ thuật ngoài xã hội thường đăng ký học tại chức để có thể vừa đi học vừa đi làm. Như vậy trình độ nhận thức đầu vào của các sinh viên là rất khác nhau. Các môn học trong nhà trường, đặc biệt là những môn học thuộc về khoa học cơ bản cung cấp cho sinh viên một cách hệ thống những kiến thức văn hóa chung cần thiết. Với những kiến thức nền tảng đã có, sinh viên nghệ thuật tự mình nâng cao trình độ văn hóa chung. Việc nâng cao vốn tri thức văn hóa chung cho sinh viên các trường nghệ thuật địi hỏi rất nhiều yếu tố tác động, và cần thời gian lâu dài.

Sinh viên các chuyên ngành nghệ thuật trước khi thi tuyển sinh vào trường ít nhiều đều có những kiến thức và các kỹ năng kỹ xảo phù hợp với các chuyên ngành nghệ thuật mà họ đã lựa chọn. Những kiến thức đó có thể được sinh viên tích lũy bằng rất nhiều cách khác nhau trước khi vào trường. Thí sinh dự thi diễn viên sân khấu cần được học kỹ thuật diễn đủ để làm các tiểu phẩm thi năng khiếu, thí sinh dự thi mỹ thuật thiết kế đã phải biết vẽ, thí sinh thi nhiếp ảnh, quay phim đã phải biết chụp ảnh. Tuy nhiên, những kiến thức đó của sinh viên đều chưa vững chắc, thậm chí cịn rất sai lệch so với kiến thức thực sự của lĩnh vực nghệ thuật. Khi được học những môn kỹ thuật chuyên ngành một cách có hệ thống, sinh viên trong các trường nghệ thuật đã dần dần phát triển hệ thống kiến thức chuyên ngành vững chắc. Cùng với sự nâng cao kiến thức văn hóa chung, vốn kinh nghiệm nghề nghiệp bao gồm toàn bộ sự hiểu biết và nắm vững của sinh viên với lĩnh vực nghệ thuật chuyên ngành: như là các phương tiện, các biện pháp kỹ thuật, các thủ thuật sử dụng máy ảnh, máy quay phim, các thiết bị ghi âm, chiếu sáng …đối với sinh viên nhiếp ảnh, quay phim, kỹ thuật âm thanh và ánh sáng; là nghệ thuật quan sát, ghi nhớ hành động của sinh viên sân khấu, múa; là sự phối hợp về bố cục, mầu sắc, đường nét, hình khối, ánh sáng, tỉ lệ các bộ phận …của sinh viên mỹ thuật. Nhiều sinh viên với sự tự tin về kiến thức đã tham gia giảng dậy các lớp học bồi dưỡng năng khiếu như múa, nhiếp ảnh, biểu diễn nghệ thuật được tổ chức bên ngoài xã hội. Trong bảng phụ lục 8 cho thấy, có tới 44% giảng viên, 54% sinh viên đánh giá ở mức độ rất cao và 21% giảng viên, 32% sinh viên đánh giá ở mức độ cao trình độ kiến thức chuyên ngành hiện nay của sinh viên các trường nghệ thuật. Trình độ những kỹ năng, kỹ xảo mà sinh viên đã luyện tập trong các môn học chuyên ngành cũng được nâng lên đáng kể (có tới 53% giảng viên và 64% sinh viên đánh giá kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở mức độ cao). Kiến thức, vốn kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo chuyên ngành được tiếp thu trong nhà trường trở thành nền tảng để sinh viên tự mình trau dồi, phát triển trong quá trình hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp ngoài xã hội.

Kết quả chuyển biến về năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên các trường nghệ thuật hiện nay

Đánh giá khả năng sáng tạo của thí sinh thơng qua các giai đoạn: tuyển sinh, quá trình học tập, các giảng viên đều nhận định: Khả năng sáng tạo của sinh viên được thể hiện qua các bài tập của sinh viên ở các giai đoạn đều được nâng lên ở mức độ đáng kể: Ở giai đoạn tuyển sinh năng lực sáng tạo của thí sinh ở mức độ rất cao là 10% và cao là 12%; trong quá trình học tập mức độ rất cao được nâng lên 15%, mức độ cao là 21%; còn kết quả thi tốt nghiệp mức độ sáng tạo rất cao đã được nâng lên mức 21%, cao là 32%. Mức độ sáng tạo trung bình cũng thay đổi qua các thời kỳ: tuyển sinh là 49%; quá trình học tập là 56% và kết quả thi tốt nghiệp là 41% (bảng phụ lục 7).

Sự chuyển biến trong quá trình nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên các trường nghệ thuật được thể hiện thông qua kết quả kỳ thi tốt nghiệp các chuyên ngành nghệ thuật. Bài thi tốt nghiệp của sinh viên các chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn được thể hiện dưới các vai diễn cụ thể trong một vở diễn sân khấu; chuyên ngành đạo diễn sân khấu là một vở diễn sân khấu, các chuyên ngành đạo diễn, quay phim điện ảnh, truyền hình là một bộ phim ngắn; chuyên ngành biên kịch điện ảnh, là một kịch bản điện ảnh, truyền hình; chuyên ngành nhiếp ảnh là những tác phẩm nhiếp ảnh báo chí, nghệ thuật… Các bài thi tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của các giảng viên chuyên ngành và quá trình lao động nghệ thuật thực sự của sinh viên đều là những tác phẩm nghệ thuật được Hội đồng những giảng viên - nghệ sĩ trong lĩnh vực nghệ thuật đánh giá có tính chun mơn cao và tính chun nghiệp. Các tác phẩm đó được biểu diễn và chiếu công khai cho tập thể cán bộ giảng viên, sinh viên trong toàn trường, bạn bè, đồng nghiệp đều để lại những ấn tượng tốt đẹp.

Kết quả thi tốt nghiệp của hai trường SKĐA Hà Nội và Hồ Chí Minh trong những năm gần đây cho thấy, sinh viên đạt loại khá giỏi chiếm tỷ lệ rất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)